- Tác giả nhập vai vào người cha (Nguyễn Phi Khanh) khuyên con mình (Nguyễn Trãi) để gợi nhắc về truyền thống đánh giặc của cha ông, nói về hiện tình của đất nước và kể tội ác của quân xâm lược. Qua đó, tác giả đã thể hiện được những tình cảm:
+ Lòng tự hào về truyền thống của dân tộc, đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
+ Căm phẫn trước tội ác tàn bạo của kẻ thù: tội ác tày trời của bọn giặc Minh gây ra thảm cảnh núi sông xương máu, , gia đình li tán, vợ con chia lìa xiết bao thảm họa xương rừng máu sông…
+ Nỗi đau đớn khi quê hương bị giặc tàn phá: Đó là nỗi đau đớn vò xé tâm can, những lời thơ như được viết ra từ gan ruột.
- Sức gợi cảm của đoạn thơ: tác giả sử dụng biện pháp tu từ như ẩn dụ, nhiều hình ảnh, từ ngữ diễn tà cảm xúc mạnh, diễn tả nỗi đau thương. Các từ ngữ như vong quốc, cơ đồ, đất khóc, giời than, nòi giống... đã góp phần nâng tầm vóc của nỗi đau thương này.
- Bối cảnh không gian: vùng ải Bắc, mây sầu, gió thảm, hổ thét, chim kêu… càng gợi lên nỗi buồn đau.
- Hoàn cảnh éo le và tâm trạng: cha bị áp giải sang Tàu, đi không trở lại, con muốn theo nhưng còn thù nhà nợ nước, cha đành khuyên con ở lại.
→ Lời khuyên của người cha khi ấy như những lời trăng trối thiêng liêng, thấm thía vào ý chí tư tưởng người con.
- 8 câu thơ đầu : hoàn cảnh đất nước và tâm trạng chia li.
- 20 câu tiếp : lời dặn dò của người cha.
- Còn lại : giao phó trọng trách với non sông đất nước.
- Nhận xét về giọng điệu của đoạn thơ: Giọng điệu của đoạn thơ buồn đau, thống thiết, lâm li diễn tả nỗi đau nước mất nhà tan.
- Vai trò của thể thơ song thất lục bát trong việc thể hiện giọng điệu: Thể thơ truyền thống song thất lục bát với hai câu bảy chữ trào dâng, hai câu lục bát da diết, sâu lắng chậm mà xoáy sâu, nhức nhối, phù hợp diễn tả tâm trạng uất ức, căm hờn, cảm xúc, giọng điệu trầm buồn của bài thơ.
- Bài Qua Đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan:
+ Ngôn ngữ: sử dụng nhiều từ láy, từ tượng hình và lối chơi chữ từ đồng âm
+ Giọng điệu: trầm buồn, trang nhã tạo nét buồn bâng khuâng
- Bài thơ Muốn làm thằng Cuội của Tản Đà
+ Ngôn ngữ: bình dị, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày.
+ Giọng điệu: nhẹ nhàng, trữ tình, pha chút hóm hỉnh, ngông nghênh
- Luật thơ Đường, các cặp câu 3 - 4 và 5 - 6 bắt buộc phải đối nhau.
Trong bài câu 3 - 4 đối nhau:
+ Về hình ảnh: cung quế - cành đa
+ Về hành động: ngồi - nhắc
+ Đối về ý tứ: thăm dò - đề nghị
Câu 5 - 6 đối về ý: bầu bạn - gió mây, tủi - vui
- Phép đối trong 4 câu thơ trên nhẹ nhàng, ý vị, làm nổi bật được ước muốn được thoát khỏi những điều tầm thường nhàm chán của thế tục đang diễn ra.
Yếu tố nghệ thuật làm nên sức hấp dẫn của bài thơ:
- Trí tưởng tượng lãng mạn, bay bổng của tác giả.
- Nguồn cảm xúc dồi dào, phóng túng tạo ra cuộc trò chuyện với chị Hằng rất thú vị và hấp dẫn
- Cái "ngông" của nhà thơ làm giọng thơ độc đáo khác thường.
- Lời thơ giản dị, tự nhiên, giọng điệu thay đổi: lúc thì than thở, lúc lại cầu xin, khi thì đắc ý làm cho bài thơ linh hoạt. Mặc dù làm theo luật thơ Đường nhưng vẫn chứa đựng sự phóng túng, thoải mái.
- Câu thơ cuối bài là sự kết hợp hoàn hảo giữa cái "ngông" và lãng mạn của Tản Đà. Câu thơ phản ánh khao khát thoát tục để giữ thiên lương.
- Cái "cười" ở đây của Tản Đà được mang nhiều ý nghĩa:
+ Cười thể hiện niềm vui được thỏa mãn mơ ước lên cõi mộng tưởng
+ Cười vì nhà thơ thấy thế gian ông từ bỏ vẫn là trần tục tầm thường, buồn chán
+ Cười thể hiện sự mỉa mai, giễu cợt khi Tản Đà ở vị trí cao hơn cõi trần ông đang sống.
- "Ngông" có nghĩa là làm những việc không bình thường, vượt trội lên so với bình thường. Ngông cũng có nghĩa là chơi trội, gây cho người ta phải chú ý bởi các việc làm độc đáo mà người bình thường không dám hoặc không làm được.
- Cái ngông thể hiện trong bài thơ này là muốn đi ra khỏi trái đất để lên cung trăng ở chơi với chị Hằng. Hơn thế nữa, nhà thơ lại xưng hô suồng sã với chị Hằng, muốn chị coi mình như là chú Cuội, như một người bầu bạn, bày cách cho chị Hằng đưa mình lên trời, lên trăng. Tản Đà rất tự tin, coi rằng mình lên cung trăng sẽ làm cho chị Hằng không còn lẻ loi, không bị buồn tủi. Ý định cùng chị Hằng Rồi mỗi năm rằm tháng tám - Tựa nhau trông xuống thế gian cười cũng là thể hiện cái ngông của thi sĩ.
Tản Đà chán trần thế vì bế tắc, bất hòa sâu sắc với xã hội. Xã hội ta thời đó tù hãm, uất ức, đất nước mất chủ quyền những kẻ hãnh tiến thi nhau ganh đua. Ông buồn vì phận tài hoa mà lận đận, không đủ sức thay đổi hiện thực bi kịch.
Những suy nghĩ của tác giả được thể hiện qua 4 câu thơ cuối:
- Ở phần đầu bài thơ là những sự miêu tả còn đến cuối bài thơ, bằng khí phách hiên ngang, xem thường hoàn cảnh, Phan Châu Trinh đã bộc lộ những cảm xúc của mình. Ông thể hiện ý chí của một con người có tầm vóc, dù có phải chịu gian khổ đến đâu cũng quyết không bỏ cuộc
- Từ những hình ảnh này, ta thấy cuối bài thơ hiện lên một hình tượng có tính chất sử thi oai phong, hùng tráng
- Các thức biểu hiện cảm xúc để làm nổi bật chí lớn, gan to của người anh hùng, tác giả đã đặt nó trong thế tương quan đối lập với những thử thách lớn lao phải chịu đựng.
+ Ở câu 5 – 6 là sự đối lập giữa những thử thách gian nan với sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ và ý chí chiến đấu sắt son của người chiến sĩ cách mạng
+ Ở câu 7 – 8 là sự đối lập giữa chí lớn của những con người dám mưu đồ sự nghiệp cứu nước vào những năm đầu thế kỷ XX, một công việc mà không phải ai cũng có thể làm được với những thử thách phải gánh chịu trên bước đường chiến đấu, được xem như "việc con con"