Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Kế hoạch giảng dạy môn Công nghệ 7 theo công văn 5512

Kế hoạch giảng dạy lớp 7 môn Công nghệ

Mời các bạn tham khảo Kế hoạch giảng dạy Công nghệ 7 năm học 2020 - 2021 được VnDoc sưu tầm và đăng tải sau đây. Đây là kế hoạch bài dạy Công nghệ 7 cả năm, được biên soạn theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh theo Công văn 5512 của Bộ GD-ĐT về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường. Sau đây mời các thầy cô tham khảo chi tiết.

Phụ lục I

KHUNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

(Kèm theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT)

TRƯỜNG: THCS Tân Lập

TỔ: Khoa học tự nhiên

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

MÔN HỌC: CÔNG NGHỆ, KHỐI LỚP 7

(Năm học 2020 - 2021, học kì 2, 17 tuần – 17 tiết)

I. Đặc điểm tình hình

1. Số lớp: 07; Số học sinh: ...................; Số học sinh học chuyên đề lựa chọn (nếu có): 0

2. Tình hình đội ngũ: Sốgiáo viên:...................; Trình độ đào tạo: Cao đẳng: ........ Đại học:...........; Trên đại học:.............

Mức đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Tốt:.............; Khá:................; Đạt:...............; Chưa đạt:........

3. Thiết bị dạy học:(Trình bày cụ thể các thiết bị dạy học có thể sử dụng để tổ chức dạy học môn học/hoạt động giáo dục)

STT

Thiết bị dạy học

Số lượng

Các bài thí nghiệm/thực hành

Ghi chú

1

Tranh vẽ: Các công việc làm đất, các cách gieo hạt

1 bộ

Bài 15. Làm đất và bón phân lót

2

Hình 31, 32 sgk, sưu tầm tranh vẽ về phương pháp thu hoạch bằng thủ công và cơ giới.

1 bộ

Bài 20. Thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản

3

- Hình 33. Xen canh

-Bảng phụ

1 bộ

Bài 21. Luân canh, xen canh, tăng vụ

4

- Đọc SGK, tham khảo tài liệu,hình vẽ SGK và nghiên cứu nội dung bài 29,soạn giáo án.

- Bảng phụ

- Sưu tầm một số tranh ảnh về động vật rừng quý hiếm ở VN và rừng bị tàn phá.

1 bộ

Bài 29. Bảo vệ và khoanh nuôi rừng

5

- Mô hình giống gà, dụng cụ nhất gà, dụng cụ vệ sinh, tranh vẽ

- Mô hình Giống lợn, dụng cụ đo, dụng cụ vệ sinh, tranh vẽ

6 bộ

Chủ đề: nhận biết một số giống lợn, gà qua ngoại hình (2 tiết)

Bài 35. Thực hành: Nhận biết và chọn một số giống gà qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều

Bài 36. Thực hành: Nhận biết và chọn một số giống lợn (heo) qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều

6

Chậu, thùng đựng bột ủ men, vải lót đáy, cối chày, bánh men, bột ngô, nước.

6 bộ

Bài 42. Thực hành: Chế biến thức ăn giàu Gluxit bằng men

4. Phòng học bộ môn/phòng thí nghiệm/phòng đa năng/sân chơi, bãi tập (Trình bày cụ thể các phòng thí nghiệm/phòng bộ môn/phòng đa năng/sân chơi/bãi tập có thể sử dụng để tổ chức dạy học môn học/hoạt động giáo dục)

STT

Tên phòng

Số lượng

Phạm vi và nội dung sử dụng

Ghi chú

1

Phòng bộ môn

1

Các hoạt động dạy và học

II. Kế hoạch dạy học

1. Phân phối chương trình

STT

Bài học

(1)

Số tiết

(2)

Yêu cầu cần đạt

(3)

Chương II: Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong trồng trọt

1

Bài 15. Làm đất và bón phân lót

1

* Kiến thức:

- Giải thích được mục đích của việc làm đất trong sản xuất trồng trọt nói chung và công việc làm đất cụ thể.

- Nêu đựơc quy trình và yêu cầu của kĩ thuật làm đất

- Nêu được mục đích và cách bón phân lót cho cây trồng.

* Kĩ năng:

- Đưa ra được các yêu cầu kỹ thuật của việc gieo trồng và các phương pháp gieo hạt trồng cây non.

- Nêu quy trình và yêu cầu kỹ thuật của việc làm đất, mục đích và cách bón phân lót cho cây trồng

2

Bài 16. Gieo trồng cây nông nghiệp

1

* Kiến thức:

- Phát biểu được khái niệm về thời vụ và những căn cứ để xác định thời vụ gieo trồng. Các vụ gieo trồng chính ở nước ta.

- Giải thích được mục đích của việc kiểm tra , xử lí hạt giống trước khi gieo trồng. Các phương pháp xử lí hạt giống

- Nêu được các yêu cầu kĩ thuật của việc gieo trồng và các phương pháp gieo hạt giống

* Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, trao đổi nhóm.

- Có được những kỹ năng gieo trồng, kiểm tra và xử lí hạt giống.

3

Bài 19. Các biện pháp chăm sóc cây trồng

1

* Kiến thức:

- Nêu được biện pháp tỉa, dặm cây và mục đích của những biện pháp đó trong trồng trọt. Nêu được ví dụ minh hoạ.

- Trình bày được cách làm cỏ cho cây trồng và mục đích của việc làm cỏ. Trình bày được các cách xới xáo đất, vun gốc cho cây trồng và mục đích của việc xới xáo đất, vun gốc. Nêu VD.

- Nêu được vai trò của việc tưới, tiêu nước. Trình bày được các cách tưới nước và nêu VD mỗi cách tưới thường ứng dụng cho loại cây trồng phù hợp.

- Trình bày được cách bón thúc phân cho cây khi cần và nêu được loại phân sử dụng bón thúc có hiệu quả.

- Nêu được một cách khái quát các biện pháp cơ bản trong chăm sóc cây trồng và vai trò của mỗi biện pháp trong hệ thống các biện pháp.

* Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, trao đổi nhóm.

- Có được những kỹ năng chăm sóc cây trồng.

4

Bài 20. Thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản

1

* Kiến thức:

- Trình bày được yêu cầu và phương pháp thu hoạch phù hợp với loại sản phẩm để đảm bảo số lượng, chất lượng, đáp ứng mục đích sử dụng.

- Bổ sung được các VD về thu hoạch sản phẩm trồng trọt ở địa phương và nêu được ưu, nhược điểm của mỗi phương pháp đó.

- Nêu được mục đích chung của bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, đk cơ bản về sản phẩm và phương tiện để bảo quản tốt mỗi loại sản phẩm có đặc điểm về thành phần cấu tạo, hoạt động sinh lí khác nhau.

- Nêu các phương pháp bảo quản và giải thích cơ sỏ khoa học của mỗi phương pháp đó. Lấy VD minh hoạ.

- Trình bày được mục đích cơ bản của việc chế biến sản phẩm trồng trọt, các phương pháp chế biến tương ứng với từng loại sản phẩm. Liên hệ ở địa phương những sản phẩm được chế biến và chỉ ra ưu, nhược điểm của cách chế biến đó.

* Kỹ năng:

- Hình thành được các kỹ thuật thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản.

6

Bài 21. Luân canh, xen canh, tăng vụ

1

* Kiến thức:

- Trình bày các khái niệm: luân canh, xen canh, tăng vụ. Nêu được tác dụng của luân canh, xen canh, tăng vụ. Lấy được ví dụ về xen canh, luân canh, tăng vụ.

- Nêu được các loại hình luân canh, giải thích được những căn cứ để xác định loại hình luân canh phù hợp, lấy được VD về loại hình luân canh ở địa phương và nhận xét ưu, nhược điểm của loại hình luân canh đã nêu.

- Trình bày được mục đích của xen canh, loại cây trồng có thể xen canh với nhau. Nêu VD cây trồng ở địa phương thường xen canh.

- Trình bày được mục đích, đk để tăng vụ, nêu được VD về các cây có thể trồng trên 1 khu đất để tăng vụ nói chung và ở địa phương nói riêng.

- Xác định được những lợi ích và nhược điểm nảy sinh, đề xuất biện pháp khắc phục khi thực hiện luân canh, xen canh, tăng vụ.

* Kỹ năng:

- Rèn luyện các kỹ năng trong trồng trọt.

- Vận dụng, liên hệ vào thực tế.

PHẦN 2: LÂM NGHIỆP

Chương I: Kĩ thuật gieo trồng và chăm sóc cây trồng

7

Bài 22. Vai trò của rừng và nhiệm vụ của trồng rừng

1

* Kiến thức:

- Xác định được các vai trò của rừng đối với đời sống, kinh tế, sản xuất và môi trường.

- Nêu được thực trạng rừng của nước ta hiện nay về diện tích rừng, độ che phủ, diện tích đồi trọc biến đổi từ năm 1943 đến 1995. liên hệ đến biến đổi về thiên tai trong những năm gần đây, rút ra kết luận về mối quan hệ giữa diện tích rừng che phủ bị giảm và thiên tai xảy ra.

- Nêu được các nhiệm vụ của việc trồng rừng ở nước ta nói chung và ở địa phương nói riêng.

* Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng quan sát hình vẽ, đồ thị.

8

Bài 23. Làm đất gieo ươm cây rừng

1

* Kiến thức:

- Hiểu được các điều kiện khi lập vườn gieo ươm.

- Hiểu được các công việc cơ bản trong quá trình làm đất khai hoang

- Hiểu được cách cải tạo nền đất để gieo ươm cây rừng.

* Kĩ năng:

-Rèn luyện ý thức, cẩn thận, chính xác, đảm bảo an toàn lao động.

9

Bài 24. Gieo hạt và chăm sóc vườn gieo ươm

1

* Kiến thức: Sau khi học song học sinh cần nắm được

- Biết cách kích thích hạt giống cây rừng nảy mầm.

- Biết được thời vụ và quy trình gieo hạt cây rừng.

- Hiểu được các công việc chăm sóc chủ yếu ở vườn gieo ươm cây rừng

* Kĩ năng

- Rèn luyện ý thức, cẩn thận, chính xác, đảm bảo an toàn lao động.

10

Bài 26. Trồng cây rừng

1

* Kiến thức:

- Biết được thời vụ trồng rừng.

- Biết cách đào hố trồng cây rừng.

- Biết cách trồng cây gây rừng bằng cây con

* Kĩ năng:

- Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn sản xuất trồng rừng.

11

Bài 27. Chăm sóc rừng sau khi trồng

1

*Kiến thức:

- Biết được thời vụ trồng rừng.

- Biết cách đào hố trồng cây rừng.

- Biết cách trồng cây gây rừng bằng cây con

* Kĩ năng:

- Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trồng rừng ở địa phương.

Chương II: Khai thác và bảo vệ rừng

12

Bài 28. Khai thác rừng

1

* Kiến thức:

- Biết được các loại khai thác gỗ rừng.

- Hiểu được các điều kiện khai thác gỗ rừng ở việt nam trong giai đoạn hiện nay, các biện pháp phục hồi sau khi khai thác.

* Kĩ năng:

- Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào sản xuất ở địa phương.

13

Bài 29. Bảo vệ và khoanh nuôi rừng

1

* Kiến thức:

- Hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng.

- Hiểu được mục đích, biện pháp bảo vệ và khoanh nuôi rừng

* Kĩ năng:

- Tích cực vận dụng kiến thức đã học vào sản xuất, BCbiết cách bảo vệ và nuôi dưỡng rừng.

PHẦN 3: CHĂN NUÔI

Chương I: Đại cương về kĩ thật chăn nuôi

14

Bài 30. Vai trò và nhiệm vụ phát triển chăn nuôi

1

* Kiến thức:

- Hiểu được vai trò quan trọng của ngành chăn nuôi trong nền kinh tế và một số nhiệm vụ phát triển chăn nuôi của nước ta trong thời gian tới.

* Kỹ năng:

- Phát triển kĩ năng quan sát,phân tích,so sánh.

-Có kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất chăn nuôi ở gia đình.

15

Bài 31. Giống vật nuôi

1

* Kiến thức:

- Hiểu được vai trò quan trọng của ngành chăn nuôi trong nền kinh tế và một số nhiệm vụ phát triển chăn nuôi của nước ta trong thời gian tới.

* Kỹ năng:

- Phát triển kĩ năng quan sát,phân tích,so sánh.

-Có kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất chăn nuôi ở gia đình.

16

Bài 32. Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi

1

* Kiến thức:

-Trình bày được KN về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.Lấy VD.

- Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát dục

* Kỹ năng:

-Phát triển lỹ năng quan sát,phân tích,so sánh.

17

Bài 33. Một số phương pháp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi

1

* Kiến thức:

- Giải thích được KN về chọn lọc giống vật nuôi.

- Nêu được phương pháp chọn lọc hàng loạt và kiểm tra cá thể để chọn lọc giống vật nuôi.

-Trình bày được ý nghĩa,vai trò và các biện pháp quản lí tốt giống vật nuôi.

* Kỹ năng:

-Phát triển kĩ năng quan sát,so sánh,phân tích.

- Biết vận dụng được một số phương pháp chọn giống vật nuôi thông thường.

18

Bài 34. Nhân giống vật nuôi

1

* Kiến thức:

- Biết được thế nào là chọn phối và các phương pháp chọn giống vật nuôi

* Kỹ năng:

- Hiểu được khái niệm và phương pháp nhân giống thuần chủng

19

Ôn tập giữa kì II

* Kiến thức:

- Củng cố và hệ thống hoá được các kiến thức đã học. Tóm tắt được nội dung kiến thức dưới dạng sơ đồ.

- Vận dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi và bài tập.

* Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng hệ thống hoá nội dung kiến thức.

20

Kiểm tra giữa kì II

* Kiến thức:

- Củng cố và khắc sâu những kiến thức cơ bản.

* Kĩ năng:

- Rèn phương pháp học bài và làm bài.

- HS điều chỉnh phương pháp học tập, xây dựng ý thức, trách nhiệm trong học tập, động cơ học tập tốt.

- GV đánh giá kết quả học tập chung cả lớp, cũng như cá nhân HS, đồng thời điều chỉnh phương pháp dạysao cho phù hợp với mức độ nhận thức của học sinh.

21

Chủ đề: nhận biết một số giống lợn, gà qua ngoại hình (2 tiết)

Bài 35. Thực hành: Nhận biết và chọn một số giống gà qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều

Bài 36. Thực hành: Nhận biết và chọn một số giống lợn (heo) qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều

2

* Kiến thức:

- Phân biệt được một số giống gà qua quan sát một số đặc điểm, ngoại hình

- Phân biệt được phương pháp chọn gà mái đẻ trứng dựa vào một vài chiều đo đơn giản.

- Phân biệt được một số giống lợn qua quan sát một số đặc điểm, ngoại hình

* Kỹ năng:

- Rèn luyện ý thức cẩn thận, chính xác.

- Biết được phương pháp đo một số chiều đo của lợn.

22

Bài 37. Thức ăn vật nuôi

1

* Kiến thức:

- Biết được nguồn gốc của thức ăn vật nuôi

* Kỹ năng:

- Có ý thức tiết kiệm thức ăn trong chăn nuôi.

23

Bài 38. Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi

1

*Kiến thức:

- Nêu được vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi.

* Kỹ năng:

- Tiết kiệm thức ăn trong chăn nuôi.

24

Bài 39. Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi

1

* Kiến thức:

- Nêu được mục đích chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi.

- Nêu được các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi.

* Kỹ năng:

-Phát triển kĩ năng quan sát,phân tích tranh ảnh.

-Có kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

25

Bài 40. Sản xuất thức ăn vật nuôi

1

* Kiến thức:

- Biết được các loại thức ăn của vật nuôi.

- Biết được một số thức ăn giàu prôtêin, gluxít và thức ăn thô xanh cho vật nuôi.

* Kỹ năng:

-Phát triển kĩ năng quan sát,phân loại.

-Có kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

26

Bài 42. Thực hành: Chế biến thức ăn giàu Gluxit bằng men

1

* Kiến thức:

- Nêu cách sử dụng bánh men rượu để chế biến các loại thức ăn giàu tinh bột, làm thức ăn cho vật nuôi.

* Kỹ năng:

-Thực hiện được các thao tác của quy trình ủ thức ăn tinh bột bằng men rượu.

Chương II: Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

27

Bài 44. Chuồng nuôi và vệ sinh trong chăn nuôi

1

* Kiến thức:

- Nêu vai trò và những yếu tố cần có để chuồng nuôi hợp vệ sinh.

- Nêu được vai trò, các biện pháp vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi.

* Kỹ năng:

- Có kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào sản xuất chăn nuôi ở gia đình:giữ gìn vệ sinh cho vật nuôi và môi trường sống của con người.

28

Bài 45. Nuôi dưỡng và chăm sóc các loại vật nuôi

1

* Kiến thức:

- Giải thích được những biện pháp chủ yếu trong nuôi dưỡng và chăm sóc đối với vật nuôi non, vật nuôi đực giống, vật nuôi cái sinh sản.

* Kĩ năng:

-Rèn luyện ý thức, lao động cần cù chịu khó trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi.

29

Bài 46. Phòng, trị bệnh thông thường cho vật nuôi

1

* Kiến thức:

- Nêu được những nguyên nhân gây bệnh cho vật nuôi.

- Nêu được những biện pháp chủ yếu để phòng, trị bệnh cho vật nuôi.

* Kĩ năng:

- Rèn luyện ý thức nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi.

30

Bài 47. Vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi

1

* Kiến thức:

- Nêu được khái niệm và tác dụng của vắc xin.

- Nêu được cách sử dụng vắc xin để phòng trị bệnh cho vật nuôi.

* Kĩ năng:

-Rèn luyện ý thức sử dụng vắc xin để phòng trị bệnh cho vật nuôi.

31

Ôn tập cuối kì II

1

* Kiến thức:

- Củng cố và hệ thống hoá được các kiến thức đã học. Tóm tắt được nội dung kiến thức dưới dạng sơ đồ.

- Vận dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi và bài tập.

* Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng hệ thống hoá nội dung kiến thức.

32

Kiểm tra cuối kỳ II

1

* Kiến thức: Kiểm tra mức độ biết, hiểu, vận dụng về:

- Trình bày được vai trò của chuồng nuôi, biện pháp vệ sinh trong chăn nuôi. Kĩ thuật nuôi vật nuôi non, đực giống và cái sinh sản.

- Nêu được nguyên nhân gây bệnh, cách phòng trị bệnh, tác dụng và cách sử sụng vacxin phòng bệnh cho vật nuôi.

- Trình bày được vai trò, nhiệm vụ của nuôi thủy sản. Nêu được một số tính chất lí, hóa, sinh của nước nuôi thủy sản. Xác định được độ trong, độ pH, nhiệt độ nước nuôi thủy sản.

- Nêu được các loại thức ăn của tôm, cá và mối quan hệ giữa chúng.

- Nêu được kĩ thuật chăm sóc, quản lí và phòng trị bệnh cho tôm, cá. Các phương pháp thu hoạch, bảo quản, chế biến sản phẩm thủy sản.

- Trình bày được ý nghĩa và một số biện pháp bảo vệ môi trường, nguồn lợi thủy sản.

* Kĩ năng:

- Rèn luyện tính tự giác làm bài của HS trong giờ kiểm tra.

33

Chữa và Trả bài cuối kỳ II

1

* Kiến thức:

- Củng cố và ôn tập kiến thức.

* Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức, so sánh, tư duy.

34

Trải nghiệm sáng tạo:

Chế biến thức ăn cho lợn, gà

1

* Kiến thức:

- Nêu được thành phần của thức ăn vật nuôi.

- Kể ra được tên một số loại thức ăn của một số loại vật nuôi.

- Xác định được nguồn gốc từng loại thức ăn của vật nuôi làm cơ sở cho việc tạo thức ăn vật nuôi.

- Biết cách bảo quản và cung cấp thức ăn hợp lí cho vật nuôi.

* Kĩ năng:

- Tạo thức ăn vật nuôi.

2. Kiểm tra, đánh giá định kỳ

Bài kiểm tra, đánh giá

Thời gian

(1)

Thời điểm

(2)

Yêu cầu cần đạt

(3)

Hình thức

(4)

Giữa Học kỳ 2

45 phút

Tuần 26

* Kiến thức:

Củng cố và khắc sâu những kiến thức cơ bản:

- Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong trồng trọt

- Kĩ thuật gieo trồng và chăm sóc cây trồng

- Khai thác và bảo vệ rừng

- Đại cương về kĩ thật chăn nuôi

* Kĩ năng:

- Rèn phương pháp học bài và làm bài.

- HS điều chỉnh phương pháp học tập, xây dựng ý thức, trách nhiệm trong học tập, động cơ học tập tốt.

- GV đánh giá kết quả học tập chung cả lớp, cũng những cá nhân HS, đồng thời điều chỉnh phương pháp dạysao cho phù hợp với mức độ nhận thức của học sinh.

TNKQ, Tự luận - trên giấy

Cuối Học kỳ 2

45 phút

Tuần 34

* Kiến thức: Kiểm tra mức độ biết, hiểu, vận dụng về:

- Trình bày được vai trò của chuồng nuôi, biện pháp vệ sinh trong chăn nuôi. Kĩ thuật nuôi vật nuôi non, đực giống và cái sinh sản.

- Nêu được nguyên nhân gây bệnh, cách phòng trị bệnh, tác dụng và cách sử sụng vacxin phòng bệnh cho vật nuôi.

- Trình bày được vai trò, nhiệm vụ của nuôi thủy sản. Nêu được một số tính chất lí, hóa, sinh của nước nuôi thủy sản. Xác định được độ trong, độ pH, nhiệt độ nước nuôi thủy sản.

- Nêu được các loại thức ăn của tôm, cá và mối quan hệ giữa chúng.

- Nêu được kĩ thuật chăm sóc, quản lí và phòng trị bệnh cho tôm, cá. Các phương pháp thu hoạch, bảo quản, chế biến sản phẩm thủy sản.

- Trình bày được ý nghĩa và một số biện pháp bảo vệ môi trường, nguồn lợi thủy sản.

* Kĩ năng:

- Rèn luyện tính tự giác làm bài của HS trong giờ kiểm tra.

TNKQ, Tự luận - trên giấy

(1) Thời gian làm bài kiểm tra, đánh giá.

(2) Tuần thứ, tháng, năm thực hiện bài kiểm tra, đánh giá.

(3) Yêu cầu (mức độ) cần đạt đến thời điểm kiểm tra, đánh giá (theo phân phối chương trình).

(4) Hình thức bài kiểm tra, đánh giá: viết (trên giấy hoặc trên máy tính); bài thực hành; dự án học tập.

III. Các nội dung khác (nếu có):

........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

TỔ TRƯỞNG

(Ký và ghi rõ họ tên)

…., ngày tháng năm 20…

HIỆU TRƯỞNG

(Ký và ghi rõ họ tên)

Trên đây, VnDoc đã gửi tới các bạn Kế hoạch giảng dạy môn Công nghệ 7 theo công văn 5512. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích cho thầy cô tham khảo lên kế hoạch giảng dạy môn Công nghệ 7 theo công văn 5512. Đây là kế hoạch giảng dạy cả năm, dựa vào kế hoạch này, các thầy cô giáo đưa ra định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu khác như: Ngữ văn lớp 7, Soạn bài lớp 7, Học tốt Công nghệ 7, Giải Vở bài tập Ngữ Văn và các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 cũng được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Công nghệ lớp 7

    Xem thêm