Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khái quát quá trình phát triển tài chính quốc tế

Khái quát quá trình phát triển tài chính quốc tế được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức lý thuyết môn Tài chính quốc tế để hoàn thành học phần của mình một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Khái quát quá trình phát triển tài chính quốc tế

Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, các quan hệ tài chính quốc tế đã ra đời và phát triển từ hình thức đơn giản đến những hình thức phức tạp, đa dạng gắn liền với những điều kiện khách quan của sự phát triển xã hội của quốc gia và của đời sống quốc tế trên cả khía cạnh kinh tế và chính trị.

Tài chính quốc tế xuất hiện đầu tiên là gắn với thương mại quốc tế giữa các quốc gia, do yêu cầu của thương mại mà đã làm xuất hiện tiền tệ quốc tế. Dùng tiền vàng làm trung gian trao đổi thanh toán. Những hình thức sơ khai ban đầu của tài chính quốc tế là việc trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia, cống nộp vàng bạc, châu báu giữa nước này cho nước khác đã xuất hiện từ thời chiếm hữu nô lệ gắn liền với nhà nước chủ nô. Cùng với sự phát triển của các quan hệ kinh tế quốc tế, thuế xuất khẩu, nhập khẩu đã ra đời để điều chỉnh các quan hệ buôn bán giữa các quốc gia và tín dụng quốc tế đã xuất hiện do có các quan hệ vay nợ giữa các nước. Vào cuối thời kỳ phong kiến, tín dụng quốc tế đã có bước phát triển mạnh mẽ và đã trở thành một trong những đòn bẩy mạnh mẽ nhất của tích lũy nguyên thủy tư bản.

Với sự xuất hiện của Chủ nghĩa tư bản, những hình thức cổ truyền của quan hệ tài chính quốc tế như thuế xuất nhập khẩu, tín dụng quốc tế vẫn tiếp tục tồn tại và ngày càng phát triển đa dạng thích ứng với những bước phát triển mới của các quan hệ kinh tế quốc tế và thái độ chình trị của các Nhà nước. Với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế hàng hóa – tiền tệ, kinh tế thị trường, những diễn biến phức tạp của cục diện chính trị thế giới, cũng như cách tiếp cận của Chính phủ các nước trong quan hệ quốc tế, bên cạnh những hình thức cổ truyền, đã xuất hiện những hình thức mới của quan hệ tài chính quốc tế như đầu tư quốc tế trực tiếp và đầu tư quốc tế gián tiếp với các loại hình hoạt động đa dạng, viện trợ quốc tế không hoàn lại, hợp tác quốc tế về tài chình – tiền tệ thông qua việc thiết lập các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế…

Thế kỷ XX với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ tin học đã làm cho các quốc gia không chỉ mạnh về thương mại hàng hóa mà còn phát triển mạnh về thương mại dịch vụ. Với xu thế toàn cầu hóa, hoạt động của các công ty đa quốc gia làm cho các quan hệ tài chính quốc tế càng phát triển. Ví vậy tất yếu hình thành các thị trường tài chính quốc tế và nhu cầu có đồng tiền quốc tế.

Trong lịch sử tồn tại và phát triển của mình, Việt Nam đã có các quan hệ kinh tế - tài chính quốc tế với một số quốc gia trong khu vực và thế giới như: Lào, Trung Quốc, Nhật Bản, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… Tuy nhiên, những mối quan hệ đó không mang tình thường xuyên, tích cực và chủ động. Sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng (1955), Việt Nam đã có những quan hệ kinh tế tài chính với các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) và các tổ chức kinh tế XHCN (như hội đồng tương trợ kinh tế, Ngân hàng hợp tác kinh tế quốc tế, Ngân hàng đầu tư quốc tế…). Trong bước phát triển mới của các quan hệ kinh tế - chính trị quốc tế những năm cuối thế kỷ XX, Việt Nam đã chủ động mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với tất cả các quốc gia TBCN, dân tộc chủ nghĩa, các tổ chức quốc tế trong và ngoài Liên hợp quốc, các tổ chức phi chính phủ…, đặc biệt là với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Chính việc mở rộng và đa dạng hóa các quan hệ kinh tế quốc tế theo xu hướng hội nhập, khu vực hóa, toàn cầu hóa đã làm cho các quan hệ tài chính quốc tế của Việt Nam phát triển đa dạng, phong phú và phức tạp hơn. Từ chỗ các quan hệ tài chính quốc tế chủ yếu là nhận viện trợ không hoàn lại, vay vốn quốc tế với lãi suất ưu đãi… chuyển dần sang các quan hệ tài chình quốc tế độc lập, bình đẳng, nảy sinh trong các lĩnh vực hợp tác sản xuất - kinh doanh, thương mại, đầu tư… mà Việt Nam là một bên tham gia; từ chỗ chủ yếu là quan hệ với các nước XHCN tới chỗ quan hệ với tất cả các quốc gia trên thế giới, trên cơ sở quan điểm đối tác kinh tế cùng có lợi. Việc mở rộng các quan hệ tài chính quốc tế phải phù hợp với điều kiện cụ thể và đảm bảo thực hiện thực hiện các nguyên tắc của Nhà nước Việt Nam để có thể vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa củng cố chế độ chính trị và giữ gìn các giá trị truyền thống của quốc gia. Vì lẽ đó, trong quá trình thực hiện các quan hệ tài chính quốc tế cần quán triệt các nguyên tắc cơ bản là: Tự nguyện, bình đẳng, tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của nhau và đôi bên cùng có lợi. Các nguyên tắc này không những chỉ cần quán triệt trong việc hoạch định chính sách hội nhập kinh tế - tài chính quốc tế, trong xây dựng chiến lược, sách lược, cơ sở pháp lý cho các hoạt động tài chính quốc tế, mà còn rất cần được quán triệt trong từng hoạt động tài chính quốc tế cụ thể, nhằm đảm bảo các lợi ích kinh tế - chính trị và chủ quyền quốc gia.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Khái quát quá trình phát triển tài chính quốc tế về hình thức sơ khai ban đầu của tài chính quốc tế là việc trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia, cống nộp vàng bạc, châu báu giữa nước này cho nước khác đã xuất hiện từ thời chiếm hữu nô lệ gắn liền với nhà nước chủ nô...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Khái quát quá trình phát triển tài chính quốc tế. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm