Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Tuyên Quang 2024
Đề thi vào 10 Văn Tuyên Quang 2024
Chiều ngày 2/6 các thí sinh của tỉnh Tuyên Quang tiếp tục bước vào buổi thi thứ 2 của kì thi tuyển sinh vào lớp 10 với môn thi Ngữ văn. VnDoc gửi tới các bạn Đề thi và đáp án tham khảo đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Tuyên Quang năm 2024 sau khi hết thời gian làm bài.
1. Đề thi vào 10 Văn Tuyên Quang 2024
2. Đáp án đề thi vào 10 Văn Tuyên Quang 2024
Phần I
Câu 1. Thể thơ tự do
Câu 2.
Hình ảnh miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên trên đảo trong khổ 1 là: quả bàng vuông xanh non, trời nắng, hoa giấy đỏ, chim hót líu lo.
Câu 3.
- Biện pháp tu từ: Nhân hóa.
- Tác dụng:
+ Giúp câu văn thêm sinh động, sự vật được nhân hóa gần gũi với con người.
+ Khẳng định không chỉ con người mà cả thiên nhiên vạn vật sẽ cùng con người xây và bảo vệ cốt mốc tiền tiêu.
Câu 4.
1. Giới thiệu vấn đề: ý nghĩa của những điều bình dị.
2. Giải thích
- Điều bình dị là những điều giản bị, bình thường xảy ra xung quanh ta mà đôi khi ta vô tình không quan tâm, không để ý tới.
=> Tuy nhỏ bé, nhưng điều bình dị có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống mỗi con người.
3. Bàn luận
- Những điều bình dị trong cuộc sống đôi khi chỉ là những thứ vô cùng nhỏ nhặt trong cuộc sống thường nhật:
+ Là tiếng la mắng thân thương của cha mẹ khi bạn đi học về mà lỡ dính mưa.
+ Là tiếng gọi của nhỏ bạn mỗi sáng rủ đến lớp.
+ Là cốc nước ấm mẹ để cạnh bàn khi bạn đang miệt mài học tập
+…
=> Những điều bình dị nhỏ bé lắm mà ấm áp đến lạ thường.
- Ý nghĩa điều bình dị trong cuộc sống:
+ Điều bình dị tuy nhỏ bé, vụn vặt nhưng lại làm cho cuộc sống của ta thêm yêu đời, vui vẻ.
+ Đôi khi nó còn là động lực, tiếp cho ta thêm sức mạnh vượt qua mọi khó khăn.
+ Những điều bình dị sẽ giúp ta cân bằng cuộc sống.
+ Những điều bình dị còn làm cho cuộc sống của ta thêm đẹp, thêm hoàn thiện.
+ Những điều bình dị nhỏ bé còn giúp sưởi ấm trái tim, tâm hồn, giúp ta có thêm niềm tin yêu vào cuộc sống.
+ …
- Hãy trân trọng từng giây phút, khoảnh khắc bình dị trong cuộc sống.
4. Mở rộng vấn đề và tổng kết
Phần II.
I. Mở bài
Giới thiệu tác giả Kim Lân và truyện ngắn Làng: Nhà văn Kim Lân là nhà văn chuyên viết truyện ngắn, ông vốn am hiểu và gắn bó sâu rộng với cuộc sống nông thôn, Làng là truyện ngắn xuất sắc của ông.
Dẫn dắt nội dung nghị luận: diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng - truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Kim Lân.
II. Thân bài
1. Khái quát về nhân vật và tình huống nảy sinh sự chuyển biến tâm trạng của ông Hai
- Nhân vật ông Hai người nông dân yêu, tự hào về làng, mọi niềm vui, nỗi buồn của ông đều xoanh quay chuyện làng chợ Dầu.
- Nhân vật được đặt trong tình huống ngặt nghèo có tính thử thách để nhân vật bộc lộ tâm trạng, tình yêu làng của mình: ở nơi tản cư, ông Hai nghe tin làng chợ Dầu theo giặc làm Việt gian.
2. Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai
- Khi đang vui mừng tin thắng trận ở khắp nơi thì ông Hai nghe tin dữ: làng chợ Dầu theo giặc làm Việt gian, ông bất ngờ, choáng váng (Cổ ông nghẹn ắng lại như không thở được).
- Ông cố trấn tĩnh bản thân, ông hỏi lại như thể không tin vào những điêu vừa nghe thấy nhưng người phụ nữ tản cư khẳng định chắc chắn khiến ông Hai sững sờ, ngượng ngùng, xấu hổ (ông cố làm ra vẻ bình thản, đánh trống lảng ra về).
- Về tới nhà ông tủi hổ, lo lắng khi thấy đàn con ( nước mắt lão cứ dàn ra, chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?): Niềm tin, sự ngờ vực giằng xé mạnh trong tâm trạng ông Hai.
- Nghe thấy tiếng chửi bọn Việt gian “ông cúi gằm mặt xuống mà đi”, nỗi tủi hổ khiến ông không dám ló mặt ra ngoài
- Lúc nào cũng nơm nớp lo sợ, thấy đám đông tụ tập nhắc tới hai chữ Cam nhông, Việt gian ông lại chột dạ.
→ Tác giả diễn đạt cụ thể nỗi lo lắng, sợ hãi tới mức ám ảnh thường xuyên của ông Hai, trong tâm trạng ông lúc nào cũng thường trực nỗi đau xót, tủi hổ trước tin làng mình theo giặc.
- Tình yêu làng quê và tình yêu làng trong ông có cuộc xung đột lớn, gay gắt. Ông Hai dứt khoát chọn theo cách mạng “Làng yêu thì yêu thật, nhưng làng theo giặc thì phải thù”.
+ Tình yêu nước rộng lớn bao trùm lên tình yêu làng, dù xác định như thế nhưng trong lòng ông vẫn chan chứa nỗi xót xa, tủi hổ.
+ Ông Hai tiếp tục rơi vào bế tắc, tuyệt vọng khi mụ chủ nhà đánh tiếng đuổi gia đình ông đi nơi khác.
- Đoạn văn diễn tả cảm động, chân thật nõi đau sâu xa trong lòng và sự chân thành của nhân vật ông Hai.
- Ông Hai chỉ biết tâm sự nỗi lòng mình với đứa con chưa hiểu sự đời. Lời nói của ông với con thực chất là lời nói để ông tỏ lòng mình: nỗi nhớ, tình yêu làng, sự thủy chung với kháng chiến, cách mạng.
- Khi nghe tin cải chính, ông Hai như sống lại, mọi nỗi xót xa, tủi hờn, đau đớn tan biến, thay vào đó là niềm hân hoan, hạnh phúc hiện lên trên khuôn mặt, cử chỉ, điệu cười của ông (dẫn chứng trong văn bản).
3. Thành công nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật
- Đặt tâm trạng nhân vật vào tình huống thử thách để khai thác chiều sâu tâm trạng.
- Thể hiện tâm trạng nhân vật tài tình, cụ thể qua non ngữ đối thoại, độc thoại, và độc thoại nội tâm qua ý nghĩ, hành vi, cử chỉ.
- Ngôn ngữ đậm chất khẩu ngữ và lời ăn tiếng nói của người nông dân, và thế giới tinh thần của người nông dân
III. Kết bài
- Tâm trạng nhân vật ông Hai được thể hiện qua nhiều cung bậc tinh tế, chân thật, đa dạng: diễn tả đúng, gây ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật.
- Ông Hai là người yêu làng mạnh mẽ, say sưa, hãnh diện thành thói quen khoe làng, qua tình huống thử thách tình cảm đó càng trở nên sâu sắc hơn.
- Chứng tỏ Kim Lân am hiểu sâu sắc về người nông dân và thế giới tinh thần của họ.
Lịch thi vào lớp 10 Tuyên Quang năm 2024:
3. Đáp án đề thi vào 10 Văn Tuyên Quang 2023
I. Đọc hiểu
Câu 1: Nghị luận
Câu 2" Theo tác giả ước mơ chỉ trơ thành hiện thực khi đi kèm với hành động và nỗ lực thực hiện ước mơ
Câu 3: Gợi ý
- Cuộc đời con người sống phải có ước mơ, khát vọng
- ước mơ phải đi cùng với hành động cụ thể
Câu 4
1. Mở đoạn
- Giới thiệu về đề tài nghị luận về theo đuổi ước mơ
- Nêu vai trò của ước mơ
2. Thân đoạn
* Đưa ra lập luận, nghị luận về theo đuổi ước mơ
- Ước mơ là gì?
- Thế nào là theo đuổi ước mơ?
- Tại sao nên theo đuổi ước mơ?
- Làm thế nào để biến ước mơ thành hiện thực?
3. Kết đoạn
Khẳng định vai trò cốt yếu của nghị luận về theo đuổi ước mơ
II, Phần làm văn
Dàn ý tham khảo
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nêu vẻ đẹp của những người chiến sĩ trong bài thơ.
2. Thân bài
- Hoàn cảnh chiến đấu:
- Khốc liệt, mưa bom bão đạn.
- Vũ khí, trang thiết bị thô sơ thậm chí hỏng hóc:
- Xe không kính, không đèn, không mui, thùng xe xước.
- Vẻ đẹp của những người chiến sĩ:
- Lạc quan, yêu đời.
- Tinh nghịch, dí dỏm, bất chấp khó khăn gian khổ.
- Yêu đồng bào, yêu lí tưởng.
- Đoàn kết, chia sẻ như anh em ruột thịt trong gia đình.
- Niềm tin và trái tim nhiệt huyết vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại vẻ đẹp người chiến sĩ cách mạng.
- Tài năng khắc họa, miêu tả của Phạm Tiến Duật.
4. Đề thi vào 10 Văn Tuyên Quang năm 2023
5. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Tuyên Quang năm 2022
I. Đọc hiểu
1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
2. Trước một cơn mưa người tiêu cực sẽ bực mình vì phải mặc áo mưa
3. - Liệt kê: phù sa sẽ màu mỡ cho cánh đồng, sâu bọ sẽ bị quét sạch ra biển, dư lượng hóa chất trong đất đai sẽ bị rửa sạch.
- Tác dụng: Biện pháp liệt kê giúp nhấn mạnh, nêu ý nghĩa của những trận lũ lụt