Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Hóa học lớp 10 bài 1

Lý thuyết môn Hóa học lớp 10

Lý thuyết Hóa học lớp 10 bài 1: Các khái niệm cơ bản được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

I. Đơn vị Mol

1. Khái niệm và định nghĩa

a. Khái niệm

Độ lớn của 1 vật có thể mô tả bằng thể tích hay khối lượng:

- Đơn vị của thể tích là m3, dm3, cm3

- Đơn vị của khối lượng là tấn, ki lô gam…

Nhưng với những hạt vi mô như nguyên tử, phân tử, ion, electron, proton, nơtron… có khối lượng và thể tích vô cùng nhỏ không thể cân đong đo được.

Ví dụ: khối lượng 1 mol nguyên tử hidro là = 1 đvC = 1,67.10-27kg.

Do đó để đáp ứng được yêu cầu này các nhà khoa học đã đề xuất một đơn vị mới đặc trưng cho độ lớn của các hạt vi mô, đó là đơn vị mol.

Muốn có 1 gam hidro phải cần 6,02.1023 nguyên tử hidro, vậy muốn có 2 gam hidro cần 6,02.1023 phân tử hidro. Do đó, muốn có 16 gam oxi cũng cần phải có 6,02.1023 nguyên tử hidro.

Vì thế gọi 6,02.1023 = N (N là số Avogadro- Ampe)

N phân tử Cl2 nặng 71 gam, N phân tử CO2 nặng 44 gam.

b. Định nghĩa

Mol là tập hợp gồm N hạt vi mô = 6,02.1023 = 1 mol.

Định nghĩa SGK: Mol là lượng chất có chứa 6,02.1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó.

Ví dụ: 1 mol H2 = MH2 = 2 gam/mol

1 mol CH4 = MCH4 = 16 gam/mol

1 mol Na+ = MNa+ = 23 gam/

N phân tử Cl2 nặng 71 gam, N phân tử CO2 nặng 44 gam.

2. Cách đổi đơn vị

Liên hệ giữa đơn vị khối lượng, đơn vị thể tích, đơn vị mol.

Ví dụ: 2 mol Cl2 có khối lượng.

Trong đó: m tính bằng gam (khối lượng).

n tính bằng mol (số mol).

M tính bằng gam/mol (khối lượng 1 mol).

Ví dụ: Tính số mol của 6,4 gam oxi; 8,8 gam CO2; 3,6 gam H2O.

II. Thể tích mol của chất khí

1. Định luật Avogadro

a. Phát biểu định luật: Ở cùng một điều kiện về nhiệt độ và áp suất, bất kì chất khí nào nếu có số phân tử bằng nhau thì chiếm một thể tích như nhau.

Hệ quả 1:Ở cùng một điều kiện về nhiệt độ và áp suất, bất kì chất khí nào có số mol bằng nhau thì chiếm thể tích như nhau (vì 1 mol chất nào cũng có số phân tử bằng nhau = 6,02.1023phân tử).

Hệ quả 2: Ở cùng một điều kiện về nhiệt độ và áp suất, 1 mol khí nào cũng chiếm 1 thể tích như nhau.

Ví dụ: Ở điều kiện tiêu chuẩn nhiệt độ t0 = 00C và áp suất p = 1atm thì 1 mol khí nào cũng chiếm 22,4 lít.

Hệ quả 3: Ở cùng một điều kiện về nhiệt độ và áp suất thì tỉ lệ về thể tích khí cũng bằng tỉ lệ về số mol khí.

Ví dụ:

5 mol khí H2 ở đktc có VH2 = 5.22,4 = 112 lít.

3 mol khí O2 ở đktc có VO2 = 3.22,4 = 67,2 lít.

Thành phần phần trăm theo thể tích bằng thành phần phần trăm theo số mol và ngược lại.

Ví dụ: trong không khí tỉ lệ mol nitơ và oxi là không đổi.

% theo số mol của

% theo thể tích của N2 = 80% và O2 = 20%.

Áp dụng định luật: Xác định khối lượng mol phân tử của chất khí và chất lỏng dễ bay hơi theo phương pháp vật lí.

Định nghĩa tỉ khối hơi: Tỉ khối hơi của chất khí A đối với chất khí B là tỉ số giữa khối lượng của một khối khí A

trên khối lượng của một khối khí B có cùng thể tích và được đo ở cùng một điều kiện về nhiệt độ và áp suất (ví dụ ở điều kiện tiêu chuẩn).

V lít khí A có khối lượng mA

V lít khí B có khối lượng mB

Tỉ khối hơi của A so với B là

Nếu V = 22,4 lít thì mA = MA

mB = MB

Chú ý: Thông thường B là chất khí chuẩn có MB đã biết, ta chỉ cần dùng phương pháp vật lí để đo dA so với B, từ đó tính MA.

Ví dụ:

- Nếu chất khí chuẩn là không khí thì Mkk = 29gam/mol

- Nếu chất khí chuẩn là hidro thì MH2 = 2gam/mol.

Khái niệm: Hóa trị của một nguyên tử là một con số cho biết khả năng của một nguyên tử đó kết hợp được với bao nhiêu nguyên tử khác.

III. Hóa trị

Khi biết hóa trị của một nguyên tử ở trong phân tử có thể suy ra hóa trị của các nguyên tử còn lại.

Ví dụ:

Phân tử CuO (đồng oxit) → Cu hóa trị 2

Phân tử Fe2O3 (oxit sắt III) → Fe hóa trị 3

Phân tử FeO (oxit sắt II) → Fe hóa trị 2

Fe là nguyên tố đa hóa trị.

Một cách tổng quát:

Gọi n là hóa trị của M

M là hóa trị của A

Với công thức phân tử có dạng MxAy Þ Liên hệ hóa trị x.n = y.m (áp dụng chủ yếu cho các chất vô cơ).

IV. Oxit – Axit – Bazơ – Muối

1. Oxit: Là hợp chất của oxi và các nguyên tố khác.

Ví dụ: CuO; Fe2O3; Al2O3; CO2; H2O; SO2.

2. Axit: Là hợp chất do nguyên tố hidro kết hợp với gốc axit (thường là gốc phi kim).

Ví dụ: HCl; H2SO4 (SO4 là gốc axit); HNO3

3. Bazơ: Là hợp chất tạo bởi kim loại hay gốc NH4 (gốc amoni) kết hợp với gốc hidroxit (OH).

Ví dụ:

NaOH: Natri hidroxit: Xút.

KOH: Kali hidroxit.

Al(OH)3 : Nhôm hidroxit

4. Muối: Là hợp chất do nguyên tố kim loại hay NH4 kết hợp với gốc axit. Ví dụ: NaCl (natri Clorua).

Ca(OH)2 : Canxi hidroxit: Vôi tôi.

Na2CO3 (natri cacbonat). Na2SO4 (natri sunphat). NaNO3 (natri nitơrat). CuSO4 (Đồng sunphat).

Chú ý: a. Oxit phi kim thường là oxit axit gọi là Anhydric axit (kiệt nước). Ví dụ: CO2 (anhydric cacbonic): CO2 + H2O ↔ H2CO3 (axit cacbonic) SO3 (anhydric sunfuric: kiệt nước): SO3 + H2O → H2SO4

N2O5 (anhydric nitơric: kiệt nước): N2O5 + H2O → 2HNO3 (axit nitơric)

Oxit kim loại thì có tính bazơ Na2O + H2O → 2NaOH

CaO (vôi sống) + H2O → Ca(OH)2 (vôi tôi)

Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Hóa học 10 KNTT

    Xem thêm