Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tổng hợp ngữ pháp Tiếng Anh toàn tập từ lớp 1 đến lớp 12

Ôn tập ngữ pháp Tiếng Anh toàn tập

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và ôn thi môn Tiếng Anh, mời các bạn cùng tham khảo nội dung "Ôn tập tổng hợp ngữ pháp tiếng Anh toàn tập từ lớp 1 đến lớp 12" dưới đây. Nội dung tài liệu tổng hợp cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh từ lớp 1 đến lớp 12.

Bài tập kết hợp thì hiện tại đơn và hiện tại tiếp diễn

Tự học Ngữ pháp Tiếng Anh bài 6: Cách dùng và dấu hiệu nhận biết Thì hiện tại tiếp diễn

Bài tập về các thì trong Tiếng Anh

Bài tập trắc nghiệm về các thì trong Tiếng Anh

Bài tập trắc nghiệm thì hiện tại đơn và hiện tại tiếp diễn

Ngữ pháp Tiếng Anh

Nắm vững được Ngữ pháp Tiếng Anh sẽ giúp các bạn làm bài thi, bài kiểm tra Tiếng Anh một cách hiệu quả. Tài liệu Ngữ pháp Tiếng Anh toàn tập từ lớp 1 đến lớp 12 giúp các bạn hệ thống lại kiến thức ngữ pháp được học trên lớp, từ đó các bạn sẽ phát triển tốt được khả năng Tiếng Anh của mình.

Mục lục tham khảo: Ôn tập tổng hợp ngữ pháp Tiếng Anh toàn tập từ lớp 1 đến lớp 12

Grammar Review

Quán từ không xác định "a" và "an"

Quán từ xác định "The"

Cách sử dụng another và other.

Cách sử dụng little, a little, few, a few

Sở hữu cách

Verb

1. Present

1) Simple Present

2) Present Progressive (be + V-ing)

3) Present Perfect : Have + PII

4) Present Perfect Progressive : Have been V-ing

2. Past

1) Simple Past: V-ed

2) Past Progresseive: Was/Were + V-ing

3) Past Perfect: Had + PII

4) Past Perfect Progressive: Had + Been + V-ing

3. Future

1) Simple Future: Will/Shall/Can/May + Verb in simple form

2) Near Future

3) Future Progressive: will/shall + be + verb_ing

4) Future Perfect: Will/ Shall + Have + PII

Sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ

Các trường hợp Chủ ngữ đứng tách khỏi động từ

1. Các danh từ luôn đòi hỏi các động từ và đại từ đi theo chúng ở ngôi thứ 3 số ít

2. Cách sử dụng None và No

3. Cách sử dụng cấu trúc either...or (hoặc...hoặc) và neither...nor (không...mà cũng không)

4. V-ing làm chủ ngữ

5. Các danh từ tập thể

6. Cách sử dụng a number of, the number of:

7. Các danh từ luôn dùng ở số nhiều

8. Thành ngữ there is, there are

Đại từ

1. Đại từ nhân xưng (Chủ ngữ)

2. Đại từ nhân xưng tân ngữ

3. Tính từ sở hữu

4. Đại từ sở hữu

5. Đại từ phản thân

Tân ngữ

Động từ nguyên thể là tân ngữ

1. Verb -ing dùng làm tân ngữ

2. Bốn động từ đặc biệt

3. Các động từ đứng sau giới từ

4. Vấn đề các đại từ đứng trước động từ nguyên thể hoặc V-ing dùng làm tân ngữ

_______________________

_______________________

_______________________

_______________________

_______________________

_______________________

_______________________

_______________________

_______________________

_______________________

_______________________

_______________________

_______________________

_______________________

_______________________

_______________________

_______________________

_______________________

_______________________

_______________________

_______________________

_______________________

_______________________

_______________________

_______________________

_______________________

_______________________

_______________________

_______________________

_______________________

_______________________

_______________________

_______________________

_______________________

_______________________

_______________________

_______________________

_______________________

_______________________

_______________________

_______________________

_______________________

_______________________

_______________________

_______________________

7

8

9

12

13

14

15

15

15

15

15

16

16

16

16

17

17

17

17

17

18

18

19

20

20

20

21

21

21

22

22

22

24

24

24

24

25

25

26

26

26

26

27

27

27

Verb

1. Present

1) Simple Present

I- CẤU TRÚC THÌ HIỆN TẠI VỚI ĐỘNG TỪ “TO BE”

Đối với cấu trúc của các THÌ, ta chỉ cần quan tâm đến chủ ngữ và động từ chính, còn các thành phần khác như tân ngữ, trạng từ, … thì tùy từng câu mà có cấu trúc khác nhau.

TA CÓ: “to be” ở hiện tại có 3 dạng: am/ is/ are

1. Khẳng định:

S + is/ am/ are

-Trong đó: S (subject): Chủ ngữ

*CHÚ Ý:

- Khi S = I + am

- Khi S = He/ She/ It + is

- Khi S = We, You, They + are

Ví dụ:

I am a teacher. (Tôi là một giáo viên.)

She is very young. (Cô ấy rất trẻ.)

We are friends. (Chúng tôi là bạn bè.)

Ta thấy với chủ ngữ khác nhau động từ “to be” chia khác nhau.

2. Phủ định:

S + am/ is/ are + not

* CHÚ Ý:

- am not: không có dạng viết tắt

- is not = isn’t

- are not = aren’t

Ví dụ: I am not a good student. (Tôi không phải là một học sinh giỏi.)

She isn’t my sister. (Cô ấy không phải là chị gái của tôi.)

They aren’t Vietnamese. (Họ không phải là người Việt Nam.)

3. Câu hỏi:

Am/ Is/ Are + S?

Trả lời: Yes, I + am. – Yes, he/ she/ it + is. – Yes, we/ you/ they + are.

No, I + am not . – No, he/ she/ it + isn’t. – No, we/ you/ they + aren’t.

Ví dụ: Are you a student? - Yes, I am/ No, I am not.

Am I a bad person? - Yes, you are./ No, you aren’t.

Is he 19 years old? - Yes, he is./ No, he isn’t.

II- CẤU TRÚC THÌ HIỆN TẠI ĐƠN VỚI ĐỘNG TỪ THƯỜNG

1. Khẳng định:

S + V(s/es)

Trong đó: - S (subject): Chủ ngữ

- V (verb): Động từ

* CHÚ Ý:

- S = I, We, You, They, danh từ số nhiều thì ĐỘNG TỪ ở dạng NGUYÊN THỂ

- S = He, She, It, danh từ số ít thì ĐỘNG TỪ thêm “S” hoặc ES”

* Ví dụ:

- They go to work by bus every day. (Họ đi làm bằng xe buýt hàng ngày.)

Trong câu này, chủ ngữ là “They” nên động từ chính “go” ta để ở dạng NGUYÊN THỂ không chia.

- She goes to work by bus every day.(Cô ấy đi làm bằng xe buýt hàng ngày.)

Trong câu này, chủ ngữ là “She” nên động từ chính “go” phải thêm “es”.

(Ta sẽ tìm hiểu về quy tắc thêm “S” hoặc “ES” sau động từ ở phần sau.)

2. Phủ định:

S + don’t/ doesn’t + V(nguyên thể)

Ta có: - don’t = do not

- doesn’t = does not

CHÚ Ý:

- S = I, We, You, They, danh từ số nhiều - Ta mượn trợ động từ “do” + not

- S = He, She, It, danh từ số ít - Ta mượn trợ động từ “does” + not

- Động từ (V) theo sau ở dạng NGUYÊN THỂ không chia.

* Ví dụ:

- We don’t go to school on Sunday. (Chúng tôi không đến trường vào ngày Chủ Nhật.)

Trong câu này, chủ ngữ là “We” nên ta mượn trợ động từ “do” + not (don’t), và động từ “go” theo sau ở dạng NGUYÊN THỂ.

- He doesn’t visit his grandparents regularly. (Anh ấy không đến thăm ông bà thường xuyên)

Trong câu này, chủ ngữ là “He” nên ta mượn trợ động từ “does” + not (doesn’t), và động từ “visit” theo sau ở dạng NGUYÊN THỂ.

3. Câu hỏi:

Do/ Does + S + V(nguyên thể)?

Trả lời: Yes, I/we/you/they + do./ No, he/she/it + does.

No, he/she/it + doesn’t./ No, he/ she/ it + doesn’t.

CHÚ Ý:

- S = I, We, You, They, danh từ số nhiều - Ta mượn trợ động từ “Do” đứng trước chủ ngữ

- S = He, She, It, danh từ số ít - Ta mượn trợ động từ “Does” đứng trước chủ ngữ

- Động từ chính trong câu ở dạng NGUYÊN THỂ

* Ví dụ:

- Do you stay with your family? (Bạn có ở cùng với gia đình không?)

- Yes, I do./ No, I don’t.(Có, tớ ở cùng với gia đình./ Không, tớ không ở cùng .)

Trong câu này, chủ ngữ là “you” nên ta mượn trợ động từ “Do” đứng trước chủ ngữ, động từ chính “stay” ở dạng nguyên thể.

- Does your father like reading books? (Bố của bạn có thích đọc sách không?)

Yes, he does./ No, he doesn’t. (Có, ông ấy có thích đọc sách./ Không, ông ấy không thích.)

Trong câu này, chủ ngữ là “your father” (tương ứng với ngôi “he”) nên ta mượn trợ động từ “Does” đứng trước chủ ngữ, động từ chính “like” ở dạng nguyên thể.

II- CÁCH SỬ DỤNG THÌ HIỆN TẠI ĐƠN

1. Diễn tả một hành động, sự việc diễn ra thường xuyên, lặp đi lặp lại hay một thói quen.

* Ví dụ:

- I brush my teeth every day. (Tôi đánh răng hàng ngày.)

Ta thấy việc đánh răng được lặp đi lặp lại hàng ngày nên ta sẽ sử dụng thì hiện tại đơn để diễn tả. Vì chủ ngữ là “I” nên động từ “brush” ở dạng nguyên thể.

- My mother usually goes to work by motorbike. (Mẹ tôi thường đi làm bằng xe máy)

Việc đi làm bằng xe máy cũng xảy ra thường xuyên nên ta sẽ sử dụng thì hiện tại đơn. Vì chủ ngữ là “my mother” (tương ứng với “she”) nên động từ “go” thêm “es”.

2. Diễn tả một sự thật hiển nhiên, một chân lý.

* Ví dụ:

- The sun rises in the East and sets in the West. (Mặt trời mọc đằng Đông, và lặn đằng Tây)

Đây là một sự thật hiển nhiên nên ta sử dụng thì hiện tại đơn để diễn tả. Chủ ngữ là “the sun” (số ít, tương ứng với “it”) nên động từ “rise” và “set” ta phải thêm “s”.

3. Diễn tả sự việc sẽ xảy xa theo lịch trình, thời gian biểu rõ ràng như giờ tàu, máy bay chạy.

Ví dụ:

- The train leaves at 5 pm today. (Tàu sẽ rời đi vào lúc 5h chiều ngày hôm nay.)

- The flight starts at 9 am tomorrow. (Chuyến bay sẽ bắt đầu vào lúc 9h sang ngày mai.)

Mặc dù việc “tàu rời đi” hay “Chuyến bay bắt đầu” chưa xảy ra nhưng vì nó là một lịch trình nên ta sử dụng thì hiện tại đơn. Chủ ngữ là “the train” và “the flight” (số ít, tương ứng với “it”) nên động từ “leave” và “starts” ta phải thêm “s”.

4. Diễn tả suy nghĩ, cảm xúc, cảm giác.

Ví dụ:

- I think that your mother is a good person. (Tôi nghĩ rằng mẹ bạn là một người tốt.)

Động từ chính trong câu này là “think” diễn tả “suy nghĩ” nên ta sử dụng thì hiện tại đơn. Vì chủ ngữ là “I” nên động từ “think” không chia và ở dạng nguyên thể.

- She feels very tired now. (Bây giờ cô ấy cảm thấy rất mệt.)

Động từ “feel” có nghĩa là “cảm thấy” chỉ cảm giác nên ta sử dụng thì hiện tại đơn. Vì chủ ngữ là “she” nên động từ “feel” phải thêm “s”.

Video dạy ngữ pháp Tiếng Anh hay

Video hướng dẫn học ngữ pháp Tiếng Anh không chỉ giúp bạn ôn tập ngữ pháp Tiếng Anh hiệu quả mà còn tăng khả năng nghe Tiếng Anh và từ vựng, từ đó, trình độ Tiếng Anh của bạn sẽ được nâng cao.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
114
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ pháp tiếng Anh cơ bản

    Xem thêm