Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân tích bài Thái phó Tô Hiến Thành

Phân tích bài Thái phó Tô Hiến Thành là bài phân tích Ngữ văn lớp 10 hay về nhân cách cũng như lòng trung thành tuyệt đối của thái phó Tô Hiến Thành với triều đình nhà Lí, từ đó thấy được công lao to lớn của ông trong triều đình nhà Lí cũng như phẩm chất cao đẹp của Tô Hiến Thành. Là tài liệu ôn tập Ngữ văn 10 rất tốt dành cho các bạn tham khảo.

Phân tích bài Thái phó Tô Hiến Thành

Phân tích bài Thái phó Tô Hiến Thành

Sách giáo khoa Ngữ văn 10

Đề bài: Phân tích bài Thái phó Tô Hiến Thành trích Đại Việt sử lược.

Bài Thái phó Tô Hiến Thành được trích từ bộ sách Đại Việt sử lược, một di sản quý báu của nền văn hóa dân tộc có giá trị về nhiều mặt. Đại Việt sử lược bị thất truyền từ lâu nên chưa tìm ra tác giả. Tác phẩm được in lần đầu tiên ở Trung Hoa thời Càn Long, thế kỉ XVIII. Đoạn trích chủ yếu nói về Tô Hiến Thành – một đại thần của triều đinh nhà Lí có tài năng và nhân cách hơn người. Điều đó thể hiện qua hai sự kiện trọng đại có ảnh hưởng quan trọng đến các bước đi của lịch sử nước ta thời đó: việc lập vua theo di chiếu và chọn người thay mình giữ chức Tể tướng là chức đứng đầu bá quan văn võ kiêm chức Thái uý, thống lĩnh quân đội.

Hai sự kiện xảy ra ở hai thời điểm khác nhau (năm 1175 và năm 1179). Ở sự kiện thứ nhất, tác giả khắc họa tính cách Tô Hiến Thành bằng việc kết hợp giữa lời nói và việc làm của ông. Ở sự kiện thứ hai, tác giả chủ yếu kể về những lời nói của ông trước khi mất. Người viết sử đã lựa chọn những tình tiết tiêu biểu trong cuộc đời Tô Hiến Thành để vừa làm nổi bật được nhân cách cao quý của ông vừa thể hiện được sự phức tạp của nội bộ triều đình đương thời. Thông qua đó khẳng định: xã hội yên ổn được phần lớn là nhờ vào các bậc đại thần thanh liêm chính trực, một lòng vì dân vì nước, uy vũ không thể khuất phục, danh lợi không thể làm đổi thay như Tô Hiến Thành.

Ở sự kiện thứ nhất, nhân cách của Tô Hiến Thành được thể hiện trong hoàn cảnh triều chính có nhiều vấn đề phức tạp xảy ra. Nguyên trước đây, hoàng tử Long Sưởng đã được vua cha lập làm Thái tử, sau này sẽ nối ngôi nhưng vì có lỗi nên bị truất quyền, giáng xuống làm Bảo Quốc Vương. Đại Việt sử lược viết: “Sưởng tính háo sắc, trong cung có cung nữ nào được sủng ái, Sưởng đều tư thông. Anh Tông rất ghét y vô lễ. Nguyên phi Từ Thị được vua yêu, bà hậu bèn xúi Sưởng ngầm chuyện tư tình để Anh Tông ngờ vực, hòng làm Từ Thị bị lạnh nhạt. Từ Thị đem hết hành trang của Sưởng bạch với Anh Tông, vì thế… mà phế đi”.

Năm 1175, vua Lí Anh Tông mất, thế tử Long Cán lên ngôi khi mới hai tuổi, sau này lấy tên hiệu là vua Lí Cao Tông. Theo di chúc của vua cha Lí Anh Tông, Tô Hiến Thành đang là Tể tướng phải đứng ra phụ chính cho ấu chúa. Nhằm giữ vững quyền lực, Thái hậu Đỗ Thụy Châu có ý muốn lập Long Sưởng – anh của Long Cán lên ngôi. Những mâu thuẫn gay gắt bắt đầu nảy sinh từ đó. Nhưng chính sự phức tạp ấy của triều đình đã làm nổi bật lòng trung thành tuyệt đối và nhân cách cứng cỏi của Tô Hiến Thành. Bởi vì, phế lập vua là việc hệ trọng, không chỉ liên quan đến sự tồn vong của riêng triều đại đó, mà còn liên quan đến sự an nguy của đất nước.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lớp 10

    Xem thêm