Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Lâm Phạm Văn học

Phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật ông hai trong truyện ngắn “Làng"

Diễn biến tâm lí của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân

3
3 Câu trả lời
  • Hai lúa
    Hai lúa

    Kim Lân là một trong những nhà văn hiện thực nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam. Ông là cây bút chuyên viết về đề tài người nông dân và vùng quê ở Việt Nam. Một trong số những tác phẩm nổi tiếng được nhiều người biết đến của ông đó là truyện ngắn Làng. Truyện kể về nhân vật ông Hai, cùng với tình yêu ngôi làng Chợ Dầu tha thiết, song song với đó là tình yêu đất nước, một lòng với cách mạng.

    Ông Hai là một người nông dân yêu làng tha thiết. Ông luôn tự hào về làng Chợ Dầu - ngôi làng kháng chiến - quê hương ông. Mặc dù trong thời gian kháng chiến, ông phải đi tản cư ở nơi khác nhưng không lúc nào ông nguôi ngoai nhớ về làng, ở đâu có đài báo đưa tin là ông lại nghe ngóng tin tức về làng Chợ Dầu. Khi nghe tin làng ông theo giặc, ông như điếng người. Ông cảm thấy xấu hổ, tủi và nhục nhã vì ngôi làng quê hương của ông, nơi mà ông luôn tự hào là ngôi làng kháng chiến giờ đây lại đi theo lũ giặc cướp nước. Ông cứ cúi gằm mặt mà đi, tưởng như mình đang mất đi thứ gì quý giá lắm, thứ mà mình hằng mong nhớ, trân trọng. Ông trở nên chán nản, thất vọng. Ông Hai chẳng dám đi đâu, cứ quanh quẩn, nằm vật ra giường, nước mắt giàn dụa. Ông cảm thấy thất vọng về ngôi làng và những người ở lại chiến đấu.

    Tình yêu làng của nhân vật ông Hai được thể hiện rõ nhất qua những diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc được cải chính. Lúc nghe tin nhà bị giặc đốt, làng bị xâm chiếm, ông vui sướng, xem việc nhà bị Tây đốt là niềm tự hào bởi đó là minh chứng cho sự trong sạch, sự trung thành của gia đình ông, của quê hương ông với cách mạng, với kháng chiến. Cái nét mặt vừa buồn thui, chán nản, mệt mỏi trước đó giờ đã tươi tỉnh và rạng rỡ hẳn lên. Ông Hai vui vẻ ra đường mua bánh về chia cho những đứa con thân yêu của mình, rồi ông đi đây đó khoe với những người ông gặp cái tin nhà bị Tây đốt bằng niềm hồ hởi như một đứa trẻ vừa được ai đó khen tặng. Có thể thấy rằng ông đã đặt tình yêu nước trên cả những tình cảm, lợi ích cá nhân, gia đình.

    Bằng tình huống truyện mở nút cùng với cách xây dựng nhân vật qua điệu bộ, cử chỉ, hành động, nhà văn Kim Lân đã làm sáng bừng vẻ đẹp trong phẩm chất của nhân vật. Qua đó, cũng bày tỏ niềm trân trọng của tác giả dành những người nông dân Việt Nam chân chất, thật thà, yêu cách mạng.

    0 Trả lời 12/05/23
    • Soái ca
      Soái ca

      1. Mở bài

      * Giới thiệu về truyện ngắn Làng, về nhân vật ông Hai:

      - Được viết năm 1948, một trong số những truyện ngắn xuất sắc của thời kì kháng chiến chống Pháp, ông Hai là nhân vật chính của truyện.

      - Tình yêu làng, yêu cách mạng tha thiết của ông Hai được thể hiện một cách chân thực, chất phác -> tiêu biểu cho hình ảnh người nông dân yêu nước trong thời kì kháng chiến.

      2. Thân bài

      a. Ông và gia đình phải sống tản cư, xa làng.

      - Ông Hai hăng hái lao động cùng anh em giữ làng, miễn cưỡng đi cùng vợ.

      * Ông Hai ở nơi tản cư:

      - Ông là người có tình yêu làng sâu sắc, đi đâu ông cũng khoe về làng.

      - Ở nơi tản cư, ông luôn nhớ về làng, những người anh em của mình.

      b. Ông Hai khi nghe tin làng theo giặc:

      - Bàng hoàng "cổ ông lão nghẹn ắng lại. Da mặt tê rân rân", "tưởng như đến không thở được".

      - Ông không tin điều đó là sự thật nên hỏi lại "liệu có thật không hở bác?" nhưng lại nhận được lời đáp chắc nịch của người đàn bà.

      - Ông Hai xấu hổ, tủi nhục, "cúi gằm mặt mà đi".

      - Về nhà, ông thương xót những đứa con, thương cả chính bản thân mình

      - Ông Hai không dám đi đâu, ông chỉ quanh quẩn ở nhà và thủ thỉ cùng đứa con trai

      + Đã có lúc ông nghĩ "hay là quay về làng?" nhưng rồi chính ông lại gạt đi "làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù".

      + Ông tâm sự cùng đứa con trai "như để ngỏ lòng mình, như để chính mình lại minh oan cho mình nữa".

      c. Khi ông Hai nghe tin cải chính:

      - Tin cải chính về làng Chợ Dầu như đã hồi sinh ông Hai.

      + Ông vui vẻ mua quà bánh cho con

      + Ông chạy sang nhà bác Thứ "bô bô" khoe: "Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn".

      - Với ông Hai, việc Tây đốt nhà ông là minh chứng cho việc làng ông không hề theo giặc, vậy nên nó khiến ông Hai vô cùng vui mừng.

      ⇒ Sự hào hứng, hân hoan ấy đã thể hiện được tinh thần yêu nước của ông Hai, một tình cảm chân thành của người nông dân chất phác, một người yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng đến độ vui mừng thông báo nhà mình bị giặc đốt cháy sạch.

      d. Đưa ra nhận xét về nghệ thuật

      - Nhà văn Kim Lân đã xây dựng tình huống truyện vô cùng đặc biệt, mỗi tình huống đều khắc họa được diễn biến tâm lý của nhân vật một cách chân thực.

      - Ông miêu tả cụ thể diễn biến tâm lý của nhân vật qua những đoạn độc thoại nội tâm, những hành động giàu cảm xúc.

      - Ngôn ngữ nhân vật vừa mang đặc trưng vùng miền, vừa mang đậm tính thuần phác, đôn hậu chung của người nông dân.

      3. Kết bài:

      - Đưa ra kết luận về nhân vật ông Hai và truyện ngắn Làng:

      + Nhân vật ông Hai là một bức chân dung sống động, riêng biệt về người nông dân Việt Nam những ngày đầu kháng chiến: bình dị nhưng có lòng yêu làng, yêu nước chân thành, sâu nặng, cao quý.

      + Truyện ngắn Làng của Kim Lân: nội dung truyện gần gũi, đơn giản nhưng thể hiện được những ý nghĩa to lớn, sâu sắc; nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình, sống động.

      0 Trả lời 12/05/23
      • Nguyễnn Hiềnn
        0 Trả lời 12/05/23

        Văn học

        Xem thêm