Phiếu bài tập ôn hè lớp 4 lên lớp 5 năm 2024 môn Tiếng Việt - Đề 7

Phiếu bài tập ôn hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 7 được soạn nhằm giúp các em học sinh đang chuẩn bị bước vào lớp 5, cùng các phụ huynh và quý thầy cô tham khảo trong quá trình ôn luyện, chuẩn bị vào năm học mới.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Để giao lưu và dễ dàng chia sẻ các tài liệu học tập hay và để chuẩn bị cho năm học mới, mời các bạn tham gia nhóm facebook Tài liệu học tập lớp 5.

Phiếu bài tập ôn hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 7 tiếp nối Phiếu bài tập ôn hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 6 gồm phần đề kiểm tra (đầy đủ nội dung cần củng cố) và đáp án chi tiết. Trong đó có sẵn phần ô li cho học sinh làm trực tiếp phần chính tả và tập làm văn. Mời quý thầy cô, phụ huynh và các bạn học sinh tham khảo.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Đề ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 7

Phần 1: Trắc nghiệm

Chú cáo trồng đậu, trồng dưa

Mùa xuân tới, cáo tới mảnh vườn nhỏ ném mấy hạt đậu, lấy chân khỏa đất lên trong mưa xuân lun phun, ấm áp. Mấy ngày sau, hạt đậu nảy mầm rồi đội đất lên, lộ ra cái đầu tròn tròn, non xanh, nói vui vẻ: “Chào ông cáo”. “Tốt, tốt lắm!”, mặt cáo tươi như hoa.

Cáo xin đâu được mấy hạt dưa lại hì hục đem vùi xuống đất, xới cho đất phía trên tươi xốp. Mấy ngày sau, hạt dưa cũng nhú mầm non mảnh mai, nói: “Chào ông cáo !”. “Tốt, tốt lắm!”.

Cáo thực sự khoái chí, nhảy cẫng lên và tự nói với mình: “Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu. Mùa thu tới ta sẽ có dưa, có đậu để ăn rồi!”. Từ đấy, cáo phởn chí chạy đi chơi, lúc băng qua cánh đồng, lúc vượt qua con mương nhỏ, lúc luồn qua các nhánh cây trong rừng, miệng luôn ca hát: “Là lá la la, là lá la…”.

Thấy vậy, chú chim nhỏ khuyên cáo: “Anh không về mà chăm cây thì mùa đông tới chẳng có gì mà ăn đâu”. Cáo dỏng tai lên nghe nhưng bỏ qua như chẳng hề nghe thấy gì rồi bỏ đi. Chuột đồng cũng nhắc nhở cáo: “Anh không về chăm cây thì mùa đông tới lấy gì mà ăn ?”. Cáo trừng mắt dọa chuột rồi tiếp tục rong chơi qua mùa hè, mùa thu.

Một hôm, cáo nói với chim nhỏ và sau đó nói với chuột đồng: “Nào, đến mảnh vườn của ta sẽ thấy có bao nhiêu là dưa, bao nhiêu là đậu cho mà xem”. Cáo dẫn chim nhỏ và chuột đồng vượt qua con suối nhỏ tới mảnh vườn bên hốc suối của nó với vẻ tự tin, hào phóng lắm.

Nhưng tới nơi thì đâu còn ra mảnh vườn nữa, cỏ dại mọc um tùm. Cáo rúc đầu vào trong các bụi cỏ cao, rậm rạp mà tìm đậu và dưa. “Thấy không, có nhiều không?” - chuột đồng và chim nhỏ đều sốt ruột hỏi. “Đừng nóng vội”. Cáo đáp nhưng trong bụng đã thấy bồn chồn, lo lắng. Cáo tìm hoài, tìm hoài, đầm đìa mồ hôi mà đâu thấy một quả dưa, một nhánh đậu. Chuột đồng và chim nhỏ đều chán ngắt, trước khi bỏ đi, chúng nói: “Không chăm xới, không chịu lao động thì không có quả nào mà ăn đâu”. Nghe vậy cáo ủ rũ, hối hận vô cùng.

1. Mảnh vườn của chú cáo nằm ở đâu? (0,5 điểm)

A. Bên một dòng sông lớn

B. Bên một cây sồi già

C. Bên một hốc suối nhỏ

D. Bên một cánh đồng rộng lớn

2. Chú cáo đã trồng những gì trong mảnh vườn của mình? (0,5 điểm)

A. Trồng hoa hướng dương

B. Trồng đậu và dưa

C. Trồng lúa mì

D. Trồng cây sầu riêng

3. Cáo đã không rong chơi ở nơi nào trong suốt mùa hè và mùa thu? (0,5 điểm)

A. Băng qua những cánh đồng

B. Vượt qua con mương nhỏ

C. Luồn qua các nhánh cây trong rừng

D. Bơi lội trên bãi biển

4. Chuột đồng đã nhắc nhở cáo điều gì? (0,5 điểm)

A. Anh không về mà chăm cây thì mùa đông tới chẳng có gì mà ăn đâu

B. Anh không về chăm cây thì mùa đông tới lấy gì mà ăn

C. Anh nên đi chơi ở những cánh đồng phía xa kia

D. Anh nên về nhà trồng thêm các loại rau củ khác nữa

5. Khi trở về khu vườn của mình thì Cáo nhìn thấy điều gì? (0,5 điểm)

A. Những trái dưa hấu to tròn, mọng nước

B. Cỏ dại mọc um tùm khắp khu vườn

C. Rất nhiều những trái đậu xinh xắn

D. Một khu vườn tràn đầy các loại hoa

Phần 2: Tự luận

Câu 1: Chính tả (2 điểm)

Tre xanh

Xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh

Thân gầy guộc, lá mong manh

Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi?

Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu.

Câu 2: Luyện từ và câu (2,5 điểm)

1. Em hãy đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Mùa xuân tới, cáo tới mảnh vườn nhỏ ném mấy hạt đậu, lấy chân khỏa đất lên trong mưa xuân lun phun, ấm áp. Mấy ngày sau, hạt đậu nảy mầm rồi đội đất lên, lộ ra cái đầu tròn tròn, non xanh, nói vui vẻ: “Chào ông cáo”. “Tốt, tốt lắm!”, mặt cáo tươi như hoa.

a. Em hãy chỉ ra các từ láy có trong đoạn văn trên.

- Các từ láy là ____________________________________________________________

b. Em hãy xác định cấu tạo của câu “Mùa xuân tới, cáo tới mảnh vườn nhỏ ném mấy hạt đậu, lấy chân khỏa đất lên trong mưa xuân lun phun, ấm áp.”

c. Em hãy nêu tác dụng của các dấu ngoặc kép xuất hiện trong đoạn văn.

d. Em hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn.

2. Cho câu kể: “Bạn Lan được 10 điểm môn Toán”. Em hãy chuyển câu kể đó thành 1 câu cảm và 1 câu hỏi.

Câu 3: Tập làm văn (3 điểm)

Em hãy viết một bài văn miêu tả cây tre.

Đáp án đề ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 7

Phần 1: Trắc nghiệm

1. C

2. B

3. D

4. B

5. B

Phần 2: Tự luận

Câu 1: Chính tả

Câu 2: Luyện từ và câu

1.

a. Các từ láy: lun phun, ấm áp, tròn tròn

b. Cấu tạo câu đó gồm:

- Trạng ngữ: mùa xuân tới

- Chủ ngữ: cáo

- Vị ngữ: tới mảnh vườn nhỏ ném mấy hạt đậu, lấy chân khỏa đất lên trong mưa xuân lun phun, ấm áp

c. Tác dụng của dấu ngoặc kép: trích dẫn trực tiếp lời nói của hạt đậu và cáo.

e. Biện pháp tu từ so sánh. So sánh vẻ mặt tươi cười của cáo với những bông hoa rạng rỡ, tươi sáng.

2.

- Câu cảm: Bạn Lan được những 10 điểm môn Toán!

- Câu hỏi: Bạn Lan được 10 điểm môn Toán có phải không?

Câu 3: Tập làm văn

Dàn ý:

1. Mở bài

- Giới thiệu hình ảnh cây tre

2. Thân bài

a. Giới thiệu khái quát:

- Bụi tre năm nay đã bao nhiêu tuổi, được ai trồng

- Vị trí của cây tre

b. Tả bao quát:

- Tre không mọc một mình mà thành từng bụi, các thân cây mọc san sát, đan lồng vào nhau

- Nhìn từ xa như một bức tường xanh khổng lồ

- Dù đứng từ phía xa, cũng có thể nhìn thấy cây tre

c. Tả chi tiết:

- Rễ tre: mọc thành chùm, từng chiếc rễ nhỏ nhưng rất cứng đan vào nhau thành một bó to cắm sâu xuống đất; 1 ít rễ bò lên cả trên mặt đất

- Thân tre:

  • Cao vút, thẳng tắp hiên ngang
  • Chia thành nhiều đốt, càng lên cao các đốt càng ngắn hơn
  • Dưới gốc có màu xanh sẫm, càng lên đến ngọn thì màu xanh nhạt dần đi
  • Cuối mỗi đốt là phần vỏ và mắt tre

- Lá tre:

  • Nhỏ bằng ngón tay, thân dẹt, không mềm mà hơi cứng (lá non thì sẽ hơi mềm), màu xanh sẫm như thân tre
  • Mọc tua tủa, đan xen nhau tạo nên tấm màn xanh che chắn cho xóm làng

- Lúc nhỏ, cây tre là những búp măng non chui thẳng từ dưới đất lên, mỗi khi cao lên nó sẽ có thêm một đốt. Cứ như vậy mà lớn lên ngày càng cao.

d. Công dụng của cây tre

- Búp măng - đồ ăn

- Thân tre - đồ dùng gia đình (bàn ghế, lọ đựng bút, đũa, giỏ…)

- Dùng làm gậy gộc, vũ khí bảo vệ người dân

e. Kỉ niệm của em với cây tre

3. Kết bài

- Nêu tình cảm, suy nghĩ của em về cây tre.

----------------------------------------------------------------------------------

Ngoài Phiếu bài tập ôn hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 7 trên đây, chúng tôi còn sưu tầm và chọn lọc nhiều đề thi KSCL đầu năm lớp 5, đề thi giữa kì 1 lớp 5đề thi học kì 1 lớp 5. Mời quý thầy cô, phụ huynh và học sinh tham khảo.

Tài liệu tham khảo:

Đánh giá bài viết
1 1.657
Sắp xếp theo

    Đề thi KSCL đầu năm lớp 5

    Xem thêm