Phương pháp giải bài tập về nhôm
Phương pháp giải bài tập về nhôm đưa ra một số phương pháp giải bài tập liên quan đến nhôm và hợp chất của nhôm. Tài liệu này giúp các bạn học sinh củng cố lại kiến thức đã học, cũng như cung cấp cho các bạn những phương pháp khác nhau để giải nhanh một bài toán hóa học về nhôm. Mời các bạn cùng tham khảo.
CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VỀ NHÔM
Phương pháp giải bài tập về nhôm
A. Nội dung
Với các bài toán hóa học về nhôm, hợp chất của nhôm cũng như các bài toán hỗn hợp. Ngoài việc sử dụng các phương pháp như bào toàn khối lượng, bảo toàn electron, tăng - giảm khối lượng ...v..v Ngoài ra còn có một số dạng bài tập đặc trưng riêng của nhôm đó là:
1. Muối Al3+ tác dụng với dung dịch kiềm tạo kết tủa.
Khi cho một lượng dung dịch chứa OH- vào dung dịch Al3+ thu được kết tủa Al(OH)3. Nếu nAl(OH)3 < Al3+ sẽ có hai trường hợp phù hợp xảy ra. Khi đó bài toán sẽ có hai giá trị gần đúng .
Trường hợp 1: Lượng OH- thiếu, chỉ đủ để tạo kết tủa theo phản ứng.
Al3+ + 3OH- ==> Al(OH)3
Lượng OH- được tính theo kết tủa Al(OH)3, khi đó giá trị OH- là giá trị nhỏ nhất .
Trường hợp 2: Lượng OH- đủ để xảy ra hai phản ứng:
Al3+ + 3OH- ==> Al(OH)3 (*)
Al(OH)3 + OH- ==> AlO2- + 2 H2O (**)
Trong đó, phản ứng (*) hoàn toàn, phản ứng (**) xảy ra 1 phần. Lượng OH- được tính theo cả (*) và (**), khi đó giá trị OH- là giá trị lớn nhất .
2. Dung dịch H+ tác dụng với dung dịch AlO2- tạo kết tủa.
Khi cho từ từ dung dịch chứa OH- vào dung dịch chứa Al3+ thu được kết tủa Al(OH)3.Nếu nAl(OH)3 < Al3+ sẽ có hai trường hợp phù hợp xảy ra. Khi đó bài toán sẽ có hai giá trị gần đúng.
Trường hợp 1: Lượng H+ thiếu, chỉ đủ để tạo kết tủa theo phản ứng
AlO2- + H+ + H2O ==> Al(OH)3
Lượng H+ được tính theo kết tủa Al(OH)3, khi đó giá trị H+ là giá trị nhỏ nhất.
Trường hợp 2: Lượng H+ đủ để tạo kết tủa theo phản ứng
AlO2- + H+ + H2O ==> Al(OH)3 (*)
Al(OH)3 + H+ ==> Al3+ + 3H2O (**)
Trong đó, phản ứng (*) hoàn toàn, phản ứng (**) xảy ra 1 phần. Lượng H+ được tính theo cả (*) và (**), khi đó giá trị H+ là giá trị lớn nhất .