Sơ đồ hóa kiến thức cơ bản môn Giáo dục công dân lớp 12 - Bài 8
Sơ đồ hóa môn GDCD lớp 12 - Bài 8
Sơ đồ hóa kiến thức cơ bản môn Giáo dục công dân lớp 12 - Bài 8 tài liệu tham khảo hữu ích nhằm ôn tập, củng cố lại nội dung kiến thức của môn học, từ đó ôn thi THPT Quốc gia môn Giáo dục công dân năm 2020 hiệu quả. Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo.
VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Sơ đồ hóa kiến thức cơ bản môn Giáo dục công dân lớp 12 - Bài 8 để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết tổng hợp lại kiến thức cơ bản trong bài 8 môn Giáo dục công dân lớp 12 một cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tại đây.
- Sơ đồ hóa kiến thức cơ bản môn Giáo dục công dân lớp 12 - Bài 6
- Sơ đồ hóa kiến thức cơ bản môn Giáo dục công dân lớp 12 - Bài 7
BÀI 8: PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN
1. Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân:
a. Quyền học tập:
- Quyền học tập
- Quyền cơ bản của con người, của công dân
- Được quy định trong Hiến pháp và Luật Giáo dục.
Câu hỏi:
Quyền học tập của công dân được quy định trong
A. hiến pháp và pháp luật.
B. các văn bản quy phạm pháp luật.
C. hiến pháp và luật giáo dục.
D. luật giáo dục.
- Vai trò của việc học: Mở rộng tầm nhìn, mở mang kiến thức, có tri thức làm chủ cuộc đời mình.
Câu hỏi:
1. Người thực hiện hoạt động này làm mở rộng tầm nhìn, có tri thức, mở mang kiến thức, làm chủ cuộc đời mình. Nội dung này thể hiện
A. vai trò của học tập.
B. quyền học tập của công dân.
C. quyền bình đẳng về cơ hội học tập.
D. hiệu quả của học tập.
2. Trong thư Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường có đoạn viết: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em". Nội dung của đoạn viết trên thể hiện
A. quyền học tập.
B. vai trò học .
C. tự do học tập.
D. cơ hội học tập.
- Khái niệm:
- Mọi công dân có quyền học từ thấp đến cao
- Có thể học bất cứ ngành nghề nào
- Có thể học bằng nhiều hình thức
- Có thể học thường xuyên, học suốt đời.
Câu hỏi:
Câu 1. Ý nào sau đây thể hiện nội dung của quyền học tập?
A. Mọi công dân đều có quyền học không hạn chế.
B. Mọi công dân đều có quyền tự do tìm tòi suy nghĩ.
C. Mọi công dân đều có quyền sáng tác văn học, nghệ thuật.
D. Mọi công dân đều có quyền khuyến khích bồi dưỡng.
Câu 2. "Có người theo học ngành y để trở thành bác sĩ, học ngành luật để trở thành cán bộ các cơ quan pháp luật...". Nhận định trên thể hiện nội dung nào sau đây của quyền học tập?
A. Mọi công dân đều có quyền học không hạn chế.
B. Công dân có thể học bất cứ ngành, nghề nào.
C. Công dân có quyền học thường xuyên, suốt đời.
D. Mọi công dân được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.
Câu 3. Công dân có thể học ở hệ chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, học tập trung hoặc không tập trung, học ban ngày hay buổi tối tùy thuộc vào mỗi người. Nội dung này được hiểu là công dân có quyền học
A. không hạn chế. B. nhiều hình thức.
C. bất cứ ngành nghề nào. D. từ thấp đến cao.
Câu 4. Hoàn cảnh khó khăn nên chị K không có điều kiện học Đại học. Sau vài năm chị K vừa làm vừa học Đại học từ xa. Chị K thực hiện quyền nào sau đây?
A. Quyền học thường xuyên. B. Quyền lao động thường xuyên.
C. Quyền được phát triển. D. Quyền lao động.
Câu 5. Công dân có thể học hệ chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, học tập trung hoặc không tập trung, học ban ngày hoặc buổi tối. Những quy định nầy đề cập đến nội dung nào khi nói về quyền học tập của công dân?
A. Học không hạn chế. B. Có thể học bất cứ ngành, nghề nào phù hợp.
C. Học thường xuyên, học suốt đời. D. Về cơ hội học tập.
- Nội dung
- Mọi công dân có quyền học không hạn chế.
- Công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào.
- Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời.
- Công dân bình đẳng về cơ hội học tập
Câu hỏi:
Câu 1. "Mọi công dân có thể học từ Tiểu học đến Trung học, Đại học và Sau đại học theo quy định của pháp luật về giáo dục...". Nhận định trên thể hiện nội dung nào sau đây của quyền học tập?
A. Mọi công dân được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.
B. Công dân có thể học bất cứu ngành, nghề nào.
C. Công dân có quyền học thường xuyên, suốt đời.
D. Mọi công dân đều có quyền học không hạn chế.
Câu 2. Quyền học tập của công dân được hiểu như thế nào?
A. Công dân học bất cứ trường nào mà mình thích.
B. Công dân được học bất cứ ngành nào không phụ thuộc điều kiện gì.
C. Công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với khả năng, điều kiện của mình.
D. Công dân được học bất cứ nghề nào không bị bó buộc bởi năng khiếu.
Câu 3. Chị H tốt nghiệp THPT nhưng không có điều kiện học tiếp, nên chị đã đi làm công nhân để kiếm tiền. Một thời gian sau khi có điều kiện chị đã tham gia các lớp học ban đêm để nâng cao trình độ. Trong trường hợp này chị H đã thực hiện quyền gì?
A. Quyền học không hạn chế. B. Học từ thấp đến cao.
C. Học thường xuyên, học suốt đời. D. Bình đẳng về cơ hội học tập.
Câu 4. Gia đình ông A có hai người con, B là con trai còn C là con gái. C học hết lớp 12 ông A đã cho nghỉ học, vì ông cho rằng con gái không nên học cao mặc dù C rất ham học và muốn học tiếp tục lên đại học. Trong trường hợp này, ông A đã vi phạm nội dung gì?
A. Quyền học không hạn chế. B. Học thường xuyên, học suốt đời.
C. Bình đẳng về cơ hội học tập. D. Học bằng nhiều hình thức.
Mời các bạn tải file đầy đủ về tham khảo.
Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Sơ đồ hóa kiến thức cơ bản môn Giáo dục công dân lớp 12 - Bài 8, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Giáo dục công dân lớp 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 12, Ngữ văn 12, Tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...
Đề thi THPT Quốc Gia được tải nhiều
- Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Toán
- Bộ đề thi thử THPT Quốc Gia 2020 môn Văn
- Bộ đề thi thử THPT Quốc Gia 2020 môn Anh
- Bộ đề thi thử THPT Quốc Gia 2020 môn Lý
- Bộ đề thi thử THPT Quốc Gia 2020 môn Hóa
- Bộ đề thi thử THPT Quốc Gia 2020 môn Sinh
- Bộ đề thi thử THPT Quốc Gia 2020 môn Sử
- Bộ đề thi thử THPT Quốc Gia 2020 môn Địa
- Bộ đề thi thử THPT Quốc Gia 2020 môn GDCD