So sánh, đối chiếu giữa thực tế với các tiêu chuẩn

VnDoc xin giới thiệu bài So sánh, đối chiếu giữa thực tế với các tiêu chuẩn được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

So sánh, đối chiếu là sự xem xét sự phù hợp giữa kết quả đo lường so với tiêu chuẩn. Nếu sự thực hiện phù hợp với các tiêu chuẩn, nhà quản trị có thể kết luận mọi việc vẫn diễn ra theo đúng kế hoạch và không cần sự điều chỉnh. Ngược lại, nếu kết quả thực hiện không phù hợp với tiêu chuẩn thì cần điều chỉnh.

Xác định các sai lệch và nguyên nhân sai lệch

Kết quả của việc so sánh, đối chiếu giữa thực tế với các tiêu chuẩn cần phải xác định được các sai lệch, mức độ sai lệch, nguyên nhân của sự sai lệch và những hậu quả của nó đối với hoạt động của doanh nghiệp để đi tới kết luận có cần tiến hành điều chỉnh hay không và nếu cần thì xây dựng được một chương trình điều chỉnh có hiệu quả.

Nếu các tiêu chuẩn được vạch ra một cách thích hợp và nếu các phương tiện đo lường có khả năng xác định một cách chính xác kết quả hoạt động thì việc đánh giá sự thực hiện thực tế hoặc tương lai là công việc tương đối dễ dàng. Tuy nhiên, có nhiều hoạt động khó xác định được tiêu chuẩn chính xác và cũng khó đo lường, dự báo sự thực hiện

Kết luận, đưa ra khuyến nghị và công bố kết quả

Từ kết quả của những bước kể trên, người ta tiến hành kết luận nội dung kiểm tra bằng việc chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân, trách nhiệm của những cá nhân, tổ chức có liên quan. Đồng thời đưa ra những khuyến nghị về những vấn đề cần phải điều chỉnh.

Điều chỉnh là những tác động bổ sung trong quá trình quản trị để khắc phục những sai lệch giữa việc thực hiện hoạt động trên thực tế so với mục tiêu, kế hoạch đã đề ra nhằm không ngừng cải tiến chất lượng hoạt động

Thông qua việc đo lường và đánh giá kết quả ở bước trên, chúng ta sẽ xác định được cần phải áp dụng những biện pháp gì, ở đâu, làm như thế nào để đảm bảo cho việc thực hiện các hoạt động ngày càng đem lại kết quả cao hơn.

Việc điều chỉnh các sai lệch trong thực tế có thể tiến hành theo các hướng: Điều chỉnh kế hoạch, thay đổi mục tiêu, sửa đổi công tác tổ chức, tăng cường nhân viên, lựa chọn bố trí lại nhân sự, tăng cường huấn luyện, bồi dưỡng nhân viên, đình chỉ, cách thức…

Điều chỉnh là cần thiết nhưng cần phải đảm bảo các yêu cầu:

+ Chỉ điều chỉnh khi thực sự cần

+ Điều chỉnh đúng mức độ, tránh gây tác dụng xấu

+ Phải tính tới hậu quả sau khi điều chỉnh

+ Tránh để lỡ thời cơ, tránh bảo thủ

+ Tuỳ điều kiện mà sử dụng phương pháp điều chỉnh cho hợp lý

Trong quá trình kiểm tra, cần lưu ý thêm các vấn đề:

+ Ủy quyền trong kiểm tra: Trong trường hợp người quản trị không thể trực tiếp thực hiện việc kiểm tra, cần ủy quyền cho người khác trên nguyên tắc đảm bảo tương xứng giữa trách nhiệm với quyền hạn được giao.

+ Thời điểm và thời hạn kiểm tra: Chọn thời điểm kiểm tra thích hợp sẽ giúp phát hiện kịp thời các sai lệch, giảm tổn thất. Xác định thời hạn kiểm tra hợp lý sẽ tạo môi trường ổn định cho hoạt động của doanh nghiệp; tránh làm sơ sài hoặc quá kéo dài.

+ Quy định người có trách nhiệm kiểm tra và người có trách nhiệm xử lý các kết quả kiểm tra (qua đó có chương trình điều chỉnh).

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài So sánh, đối chiếu giữa thực tế với các tiêu chuẩn về xác định các sai lệch và nguyên nhân sai lệch, kết luận, đưa ra khuyến nghị và công bố kết quả...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn So sánh, đối chiếu giữa thực tế với các tiêu chuẩn. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 407
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm