Soạn bài Bài ca Côn Sơn đầy đủ

Soạn bài Bài ca Côn Sơn đầy đủ là tài liệu học tập mới nhất giúp các em học tập tốt môn Ngữ văn lớp 8 sách Chân trời sáng tạo. Mời các bạn tham khảo!

Câu 1 (trang 66 SGK Ngữ văn 8 CTST tập 1 tập 1)

Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong bốn câu thơ đầu.

Hướng dẫn trả lời:

- Phép điệp: “ta” và “Côn Sơn” được lặp lại hai lần

⇒ Tác dụng: làm nổi bật nhân vật “ta” giữa núi rừng, khẳng định vẻ đẹp của tự nhiên của Côn Sơn.

- Phép so sánh: “suối chảy rì rầm” – “tiếng đàn cầm bên tai”, “ngồi trên đá” – “như ngồi chiếu êm”.

⇒  Tác dụng: khắc họa nét đẹp độc đáo của cảnh vật, tạo cho câu thơ giai điệu êm ái và làm nổi bật tâm hồn thi sĩ của tác giả.

Câu 2 (trang 66 SGK Ngữ văn 8 CTST tập 1 tập 1)

Nhân vật “ta” trong đoạn trích có thể là ai?

Hướng dẫn trả lời:

Nhân vật “ta” trong đoạn trích là Nguyễn Trãi.

Câu 3 (trang 66 SGK Ngữ văn 8 CTST tập 1 tập 1)

Tìm các chi tiết miêu tả thiên nhiên và nhân vật “ta” trong đoạn thơ, từ đó nhận xét về mối quan hệ giữa thiên nhiên và nhân vật “ta”.

Hướng dẫn trả lời:

- Chi tiết miêu tả thiên nhiên:

+ Suối chảy rì rầm, nghe như tiếng đàn cầm bên tai

+ Đá rêu phơi, như chiếu êm

+ Trong rừng thông mọc như nêm

+ Trong rừng có trúc bóng râm

- Chi tiết miêu tả con người:

+ Nghe đàn

+ Ngồi trên đá

+ Tìm nơi bóng mát

+ Ngâm thơ nhàn

- Mối quan hệ giữa thiên nhiên và nhân vật “ta” rất hòa hợp, gắn bó khăng khít.

Câu 4 (trang 66 SGK Ngữ văn 8 CTST tập 1 tập 1)

Em cảm nhận thế nào về hình ảnh và tâm hồn của nhân vật “ta” trong đoạn thơ?

Hướng dẫn trả lời:

Từ bài thơ, em cảm nhận được rằng nhân vật “ta” là người có phong thái rất ất thanh cao, an nhàn và có tâm hồn rộng mở, yêu thiên nhiên.

--------------------------------------------

Ngoài bài viết trên, mời bạn đọc truy cập vào Soạn Văn 8 Chân trời sáng tạoVăn mẫu lớp 8 trên VnDoc để đón đọc những tài liệu học tập mới nhất nhé. Chúc các bạn học tập thật tốt!

Đánh giá bài viết
2 226
Sắp xếp theo

    Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo

    Xem thêm