Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Nhớ đồng đầy đủ

Soạn bài Nhớ đồng đầy đủ là tài liệu học tập mới nhất giúp các em học tập tốt môn Ngữ văn lớp 8 sách Chân trời sáng tạo. Mời các bạn tham khảo!

A. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

- Tố Hữu (1920 – 2002), tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Ông là “Lá cờ đầu của thơ ca cách mạng”.

- Một số tập thơ tiêu biểu: Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Máu và hoa,…

2. Tác phẩm

Bài thơ “Nhớ đồng” được sáng tác trong hoàn cảnh tác giả bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế) tháng 7 năm 1939.

B. Tìm hiểu câu hỏi SGK

I. Chuẩn bị đọc

Vùng đất hoặc con người nào đã để lại trong em ấn tượng sâu đậm?

Vùng đất đã để lại trong em ấn tượng sâu đậm chính là quê hương em và những nơi em từng đến thăm quan, du lịch.

II. Trải nghiệm cùng văn bản

1. Suy luận 1 (trang 15 SGK Ngữ văn 8 tập 1)

Xác định cảm xúc của tác giả ở khổ thơ này. Dựa vào đâu em xác định như vậy?

Cảm xúc của tác giả: niềm thương nhớ, hoài niệm về cuộc sống bên ngoài. Điều này được thể hiện qua điệp từ “đâu” và các câu hỏi tu từ.

2. Suy luận 2 (trang 16 SGK Ngữ văn 8 tập 1)

Việc lặp lại hai dòng thơ này có tác dụng gì?

Việc lặp lại hai dòng thơ cho thấy nỗi nhớ cháy bỏng của tác giả dành cho cuộc sống bên ngoài, thể hiện tình yêu và sự gắn bó của tác giả với quê hương. Từ đó, điệp ngữ còn thể hiện tình cảnh ngục tù tăm tối, khổ cực mà người chiến sĩ đang phải chịu đựng.

III. Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 (trang 17 SGK Ngữ văn 8 tập 1)

Xác định thể thơ của bài thơ và cách gieo vần, ngắt nhịp trong khổ thơ thứ hai.

- Thể thơ 7 chữ.

- Gieo vần chân, liền như “mùi” – “vui” và vần cách “mùi” – “bùi”.

- Ngắt nhịp: 4/3.

Câu 2 (trang 17 SGK Ngữ văn 8 tập 1)

Tìm những câu thơ, những từ ngữ được lặp đi lặp lại trong bài thơ và nêu tác dụng của việc sử dụng các cách diễn đạt đó.

- Những câu thơ, những từ ngữ được lặp đi lặp lại trong bài thơ:

+ Câu thơ “Gì sâu bằng những trưa thương nhớ/ Hiu quanh bên trong một tiếng hò” được lặp lại bốn lần.

+ Điệp từ “đâu” kết hợp với cấu trúc nghi vấn.

- Tác dụng:

+ Tạo nên giọng điệu thiết tha, mãnh liệt.

+ Âm thanh tiếng hò là thứ khơi mở cảm xúc, đưa tác giả chìm vào kí ức.

+ Thể hiện nỗi nhớ cháy bỏng của tác giả dành cho cuộc sống bên ngoài, thể hiện tình yêu và sự gắn bó của tác giả với quê hương.

+ Cho thấy tình cảnh ngục tù tăm tối, khổ cực mà người chiến sĩ đang phải chịu đựng.

Câu 3 (trang 17 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

Nhận xét về cách sắp xếp các phần trong bố cục của bài thơ. Từ đó, xác định sự vận động của mạch cảm xúc được tác giả thể hiện trong bài thơ.

Bố cục bài thơ 2 phần:

+ Phần 1 (7 khổ đầu): Nỗi nhớ da diết của nhà thơ với cuộc sống bên ngoài.

+ Phần 2 (Còn lại): Nỗi nhớ con người thân quen nhớ chính mình và niềm khao khát tự do mãnh liệt.

- Sự vận động tâm trạng của tác giả trong bài thơ:

Từ tiếng hò → đồng quê → đồng bào → nhớ chính mình → từ quá khứ → hiện tại → say mê lí tưởng → khát khao tự do.

⇒ Tác giả đi từ sự thương nhớ một không gian tự do với cảnh sắc quen thuộc đến bâng khuâng nhớ những người thân yêu và chính bản thân. Nỗi nhớ ấy dẫn đến trạng thái khao khát tự do,

Câu 4 (trang 17 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Căn cứ vào đâu để em xác định như vậy?

- Cảm hứng chủ đạo của bài là nỗi nhớ quê hương, khao khát tự do.

- Căn cứ vào điệp từ, điệp ngữ thể hiện trực tiếp nỗi nhớ cùng các hình ảnh về quê hương và con người.

Câu 5 (trang 17 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

Xác định chủ đề của bài thơ. Chủ đề đó được thể hiện qua những hình thức nghệ thuật nào?

- Chủ đề của bài thơ: Lẽ sống, lí tưởng và tình cảm cách mạng của người Việt Nam hiện đại.

- Hình thức nghệ thuật: giọng thơ tha thiết, điệp ngữ, bố cục, hình ảnh thơ gần gũi mà giàu tính tượng trưng.

Câu 6 (trang 17 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

Theo em, tác giả muốn gửi thông điệp gì tới người đọc qua bài thơ này?

Thông điệp mà tác giả gửi gắm qua bài thơ chính là con người cần biết yêu chuộng tự do, sống có lí tưởng, có tình yêu quê hương đất nước.

Câu 7 (trang 17 SGK Ngữ văn 8 tập 1)

Viết khoảng năm câu hoặc vẽ bức tranh thể hiện sự tưởng tượng của em về cảnh sắc, con người được gọi tả trong Nhớ đồng. Những hình ảnh tưởng tượng đó có tác dụng thế nào đối với việc hiểu nội dung bài thơ?

“Nhớ đồng” đã vẽ nên bức tranh thân thương về cảnh sắc nông thôn Việt Nam. Không gian làng quê hết mực yên bình với những mái nhà tranh đơn sơ, nhỏ bé. Cánh đồng lúa với những ô mạ mơn mởn trải dài xa típ tắp. Lúa xanh, tre xanh, trời xanh. Đằng xa, hòa vào tiếng xe lùa nước là tiếng hò của những người nông dân tần tảo. Có thể thấy, những hình ảnh trên đã góp phần thể hiện sâu sắc, trực tiếp nỗi nhớ và tình yêu mà tác giả dành cho quê hương.

--------------------------------------------

Ngoài bài viết trên, mời bạn đọc truy cập vào Soạn Văn 8 Chân trời sáng tạoVăn mẫu lớp 8 trên VnDoc để đón đọc những tài liệu học tập mới nhất nhé. Chúc các bạn học tập thật tốt!

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo

    Xem thêm