Sơn Sẽ Gầy Văn học Lớp 9

Thuyết minh về Chuyện người con gái Nam Xương

3
3 Câu trả lời
  • chouuuu ✔
    chouuuu ✔

    Truyền kỳ mạn lục là tác phẩm nổi tiếng của tác giả Nguyễn Dữ. Sách gồm 20 truyện, chia làm 4 quyển, được viết theo thể loại truyền kỳ. Cốt truyện được lấy chủ yếu từ những câu chuyện trong dân gian lưu truyền, hay xuất phát từ truyền thuyết về các vị thần.

    "Chuyện người con gái Nam Xương" là tác phẩm được rút trong tập truyện Truyền kì mạn lục của tác giả. Tác phẩm ghi lại cuộc đời thảm thương của Vũ Nương, quê ở Nam Xương (thuộc tỉnh Hà Nam) ngày nay.

    Vũ Thị Thiết là người con gái quê ở Nam Xương. Tính nàng thuỳ mị, nết na, lại có tư dung tốt đẹp. Trương Sinh vì mến mộ đức hạnh của nàng nên xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Chẳng lâu sau, Trương Sinh phải tòng quân. Khi ấy, Vũ nương đang có mang, xa chàng vừa đầy tuần thì sinh ra bé Đản. Vũ Nương ở nhà tần tảo chăm mẹ già, lại lo cho cả đứa con thơ. Nửa năm sau, mẹ chàng vì già yếu và nhớ thương con mà lâm bệnh. Vũ Nương hết lòng săn sóc nhưng mẹ chồng vẫn không qua khỏi. Nàng lo ma chay tế lễ như đối với cha mẹ ruột của mình. Qua năm sau, quân giặc đã lui, Trương Sinh được trở về. Chàng về thì con trai đã vừa học nói. Nhưng chỉ vì câu nói ngây thơ của đứa trẻ, lại thêm cái tính đa nghi đã dẫn đến việc hiểu lầm rằng vợ mình thay lòng đổi dạ. Trương Sinh nhiếc mắng, đuổi nàng đi. Nàng thề với trời xanh, thanh minh cho mình, cả hàng xóm bênh vực nhưng không được. Trước cảnh đau thương cho số phận mình, Vũ Nương đã nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Một hôm Trương Sinh ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya, chợt nghe đứa con nói: "Cha Đản lại đến kìa" rồi chỉ cái bóng trên tường. Bấy giờ Trương Sinh mới vỡ lẽ, biết vợ mình chết oan. Lại nói về chuyện Phan Lang đã cứu Linh Phi - vợ vua biển Nam Hải. Thế rồi Phan Lang không may đắm thuyền chết, được Linh Phi cứu giúp, chữa trị, đền ơn. Trong cuộc hành trình thăm động của Linh Phi, Phan Lang tình cờ gặp Vũ Nương. Nàng gửi về cho chồng một chiếc hoa vàng và dặn chồng con nhớ làm đàn giải oan... Phan Lang trở về kể chuyện cho Trương Sinh. Vũ Nương hiện lên đa tạ tình chàng nhưng nàng không thể trở về trần gian được.

    Chuyện người con gái Nam Xương đã nói lên sự thương xót với những người phụ nữ thời phong kiến dù tài sắc, đức hạnh mà lại không thể tự định đoạt cuộc đời, hi sinh trong bi kịch của chính gia đình mình. Cái chết của Vũ Nương có giá trị tố cáo hiện thực sâu sắc, lên án chiến tranh phong kiến đã làm cho hạnh phúc lứa đôi phải ly biệt, người vợ trẻ sống vất vả, cô đơn, lên án lễ giáo phong kiến khắt khe với tệ gia trưởng độc đoán, gây nên bi kịch gia đình, làm tan vỡ hạnh phúc. Vì lẽ đó, Chuyện người con gái Nam Xương có giá trị nhân bản sâu sắc.

    Với nghệ thuật điêu luyện, bố cục chặt chẽ, kết hợp với các yếu tố kì ảo, li kì, hấp dẫn, dùng chi tiết gợi mở, thắt nút cởi nút câu chuyện tài tình, giải quyết tình tiết chuyện nhanh chóng, kết thúc có hậu,... Chuyện người con gái Nam Xương đã khẳng định được nét đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, đồng thời thể hiện niềm cảm thương cho số phận nhỏ nhoi, đầy tính chất bi kịch của họ dưới chế độ phong kiến. Đây là một áng văn hay, thành công về mặt dựng truyện, dựng nhân vật, kết hợp cả tự sự, trữ tình và bi kịch. Tuy mang yếu tố hoang đường, nhưng chuyện "Người con gái Nam Xương" có giá trị nhân đạo sâu sắc. Qua "Truyền kì mạn lục", người đọc mãi mãi thương cảm Vũ Nương, thương cảm những thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ

    0 Trả lời 10/11/22
    • chang
      0 Trả lời 10/11/22
      • Haraku Mio
        Haraku Mio

        hayy

        0 Trả lời 10/11/22

        Văn học

        Xem thêm