Sự Thị Đinh Văn học lớp 8

Thuyết minh về món bánh tét ở quê em

4
4 Câu trả lời
  • Người Nhện
    Người Nhện

    Bánh tét - một món ăn truyền thống của vùng Nam Bộ được phổ biến bắt đầu từ tỉnh miền Trung Thừa Thiên – Huế trở vào. Tùy từng địa phương mà thêm gia vị cho phù hợp và tùy tay người gói mà có kích thước khác nhau. Phổ biến nhất là bánh có độ dài khoảng 2 gang tay người lớn, với đường kính 10cm, khi cắt bánh xếp ba lát bánh tạo thành hình cánh hoa, ở giữa đặt thêm một lát bánh nữa tạo thành hình hoa trên đĩa.

    Đặc biệt, vùng Đồng bằng sông Cửu Long xưa kia, có gia đình con, cháu đông đúc người ta thường gói những đòn bánh lớn, nặng hơn 1kg, khi cắt ra đặt gọn trong lòng đĩa, phần vỏ bánh có màu xanh cốm, chính giữa là nhân đậu xanh vàng óng trông đẹp mắt. Nhiều gia đình gói bánh chay nhân không có thịt hoặc đậu xanh trộn thêm đường làm nhân ngọt, cũng có nhà làm bánh tét nhân chuối thay cho nhân đậu xanh. Chuối làm nhân người dân thường chọn chuối xiêm (một loại chuối phổ biến của miền Nam) trộn thêm ít đường để tăng vị ngọt, khi bánh chín nhân có màu đỏ tím nổi bật giữa lớp vỏ nếp trắng trông rất lạ mắt.

    Cũng còn một loại bánh tét đặc biệt nữa là bánh tét thập cẩm. Nguyên liệu chính của bánh vẫn là nếp và đậu xanh, nhưng phần nhân có thêm trứng, tôm khô, lạp sườn, hạt sen, lạc, nấm. Loại bánh này ăn rất ngon nhưng cũng khá tốn kém, xưa kia chỉ những gia đình khá giả mới làm.

    Bánh phải được buộc thành cặp, có buộc dây để dễ xách. Người ta thường tặng bánh Tét nhân dịp Tết đến xuân về, khi tặng người thân, bè bạn phải cả đôi, điều đó thay cho lời chúc một năm mới đủ đầy, có đôi có cặp, hạnh phúc, thịnh vượng.

    Bánh phải được cắt bằng sợi chỉ tạo cho mặt bánh mịn màng. Khi ăn bánh, ta có thể thưởng thức thêm với củ kiệu hoặc thịt lợn kho tàu. Mùi thơm dẻo của gạo nếp, vị bùi của nhân đỗ, vị béo của thịt lợn và vị chua của củ kiệu hoà quyện với gia vị tạo nên hương vị thật là độc đáo làm người ăn một lần sẽ nhớ mãi. Bánh Tét là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền Việt Nam của người dần vùng Nam Bộ. Đây là một nét văn hóa ẩm thực đặc trung và mang đậm tính cổ truyền chủa người dân Việt.

    Trả lời hay
    3 Trả lời 04/01/23
    • Đường tăng
      Đường tăng

      Dàn ý:

      a. Mở bài:

      - Giới thiệu về chiếc bánh Tét: Một món bánh truyền thống, cổ truyền ở vùng Nam bộ

      b. Thân bài:

      - Giới thiệu nguồn gốc của bánh Tét:

      + Là kết tinh của sự giao lưu văn hóa Việt - Chăm

      + Nguồn gốc dân gian truyền miệng: Thời vua QUan Trung đánh quân Thanh, trong lúc nghỉ ngơi, ông được một người dâng món bánh hình trụ gói trong lá chuối. Được biết bánh này do vợ anh gói mang theo trên đường để anh luôn nhớ về quê hương. Nghe vậy, vua Quang Trung rất cảm động và đặt tên món ăn là bánh Tét.

      - Nguyên liệu làm bánh: cũng tương tự như bánh trưng của miền Bắc: gạo nếp, đỗ, thịt lợn, gia vị và lá chuối

      - Quy trình gói bánh:

      + Ngâm gạo nếp sau khi đãi sạch

      + Đỗ xanh đãi vỏ sạch sẽ

      + Thịt lợn thái miếng dài và tẩm ướp một chút gia vị

      + lá chuối phơi héo và lau sạch

      + Cách gói bánh: Trải phẳng lá chuối, trải đều gạo nếp, cho đỗ xanh, thịt lợn vào lần lượt từng lớp, sau đó bó lại thành hình trụ, dùng dây buộc chặt.

      - Khi nấu bánh phải đổ ngập nước, nhiệt độ sôi từ 90 - 100*C, và đung từ 6-8 tiếng

      - Thưởng thức: Cắt bánh thành từng khoanh tròn, ăn kèm với củ kiệu hoặc dưa muối

      - Bánh Tét ở mỗi vùng lại có sự thay đổi, khác nhau về nguyên liệu như Bình Dương, Tây Ninh thì vỏ bánh trộn gạo và đậu phộng chung, ở Đồng Nai thì dùng hạt điều làm nhân, ở Cần Thơ nổi tiếng với món bánh Tét lá cẩm.

      - Ý nghĩa của chiếc bánh Tét:

      + Thể hiện sự đầm ấm, sum họp

      + Là một nét đặc trưng, nổi bật trong văn hóa ẩm thực Việt Nam và là món ăn không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền của dân tộc.

      c. Kết bài:

      - Nêu cảm nhận của bản thân về món bánh Tét.

      0 Trả lời 04/01/23
      • Bảnh
        Bảnh

        Bạn xem bài tham khảo nhé: https://vndoc.com/thuyet-minh-ve-banh-tet-ngay-tet-171107

        0 Trả lời 04/01/23
        • Nguyễn Kim Chi
          Nguyễn Kim Chi

          Em hãy đóng vai nhân vật kể lại một truyện truyền thuyết ngoài sách giáo khoa 6

          0 Trả lời 04/01/23

          Văn học

          Xem thêm