Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
tien nguyen Văn học

Thuyết trình nghị luận xã hội bạo lực gia đình

Thuyết trình nghị luận xã hội bạo lực gia đình

3
3 Câu trả lời
  • Haraku Mio
    Haraku Mio

    Kính thưa các thầy cô giáo! Kính thưa các bạn!

    Sau đây tôi xin trình bày về đề tài bạo hành gia đình. Bài gồm có bốn phần là khái niệm, nguyên nhân, hậu quả, và giải pháp khắc phục.

    1. Khái niệm

    - Bạo lực gia đình là thuật ngữ dùng để chỉ các hành vi bạo lực giữa các thành viên trong cùng một gia đình. Hành vi bạo lực thường thấy nhất là giữa vợ và chồng nhưng bạo lực giữa cha mẹ với con cái hay ông bà, anh em ruột với nhau hoặc giữa mẹ chồng và con dâu cũng có xảy ra và được xếp vào nhóm các hành vi này. Nạn nhân của bạo lực thân thể thường là phụ nữ- vợ hoặc mẹ của đối tượng, với nam giới họ là nạn nhân của bạo lực tinh thần nhiều hơn. Bạo lực gia đình xảy ra ở mọi quốc gia, nền văn hóa, tôn giáo không ngoại lệ giàu nghèo và trình độ học vấn cao hay thấp.

    2. Nguyên nhân

    Bạo lực gia đình là do rượu và ma túy: Khi sử dụng các chất kích thích như rươu, ma túy… nam giới thường có nguy cơ giải quyết những khó khăn bằng hành vi bạo lực, chẳng hạn như nhiều người thường lấy cớ say rượu, thua bạc để đánh đập, hành hạ vợ con, bắt vợ phải đưa tiền để đi uống rượu và chơi cờ bạc. Tuy nhiên, không ai lý giải được tại sao những người có hành vi bạo lực đấy chỉ thực hiện với vợ, con mà không phải với những người khác. Cũng không thể đổ lỗi cho nghèo đói vì nhiều gia đình khá giả vẫn có bạo lực và nhiều gia đình kinh tế khó khăn nhưng vẫn giữ mối quan hệ tốt đẹp.

    Do đó, yếu tố được coi là nguyên nhân sâu xa của bạo lực gia đình và là yếu tố cơ bản nhất gây ra nạn bạo lực gia đình là: nhận thức về vấn đề bình đẳng giới rất hạn chế, bất bình đẳng giới là gốc rễ của bạo lực gia đình.

    3. Hậu quả

    Bạo lực gia đình đã tác động đến người phụ nữ trên mọi khía cạnh của cuộc sống, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe về thể chất, tinh thần. Trên thực tế, bạo lực gia đình không chỉ gây ra những đau đớn về thể xác và tinh thần mà còn cướp đi sinh mạng của bao nhiêu người.

    Những hình thức bạo lực thô bạo như: kéo tóc, bóp cổ… tuy không để lại những vết thương sâu như những hành vi khác nhưng gây ảnh hưởng mạnh tới sức khỏe tâm thần của người bị bạo lực gây mắc các bệnh như tim mạch, mất hoặc suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung.
    Bên cạnh đó, phụ nữ bị bạo lực thường xuyên còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ thường xuyên bị bạo lực có nguy cơ xảy thai, thai chết lưu cao hơn so với phụ nữ không bị bạo lực. Thậm chí, phụ nữ bị bạo lực tình dục họ không ý thức được nguy cơ lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khi sống trong môi trường bạo lực. Có những phụ nữ ý thức được nguy cơ lây nhiễm bệnh tật nhưng họ không có khả năng thuyết phục thực hiện tình dục an toàn do vậy nguy cơ nhiễm HIV, các bệnh lây truyền qua đường tình dục sẽ tăng cao tập, tách mình ra khỏi bạn bè, ít nói, nếu tình trạng đó kéo dài có thể dẫn đến mắc bệnh trầm cảm.

    Nhiều trường hợp người mẹ quá mệt mỏi, sức khỏe giảm sút không đủ điều kiện chăm sóc cho con, hay bị đuổi khỏi nhà khiến những đứa trẻ không được chăm sóc đầy đủ cũng làm cho chúng bị suy dinh dưỡng, vệ sinh kém, cơ thể yếu là điều kiện để vi khẩn xâm nhập và mắc nhiều loại bệnh nguyhiểm, gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

    Nghiêm trọng hơn, khi trẻ em trực tiếp chứng kiến cảnh bảo lực ngay trong gia đình, chúng có thể sao chép những hành vi của bố, mẹ từ đó hình thành nên những thói xấu, thậm trí cha mẹ không thể giáo dục con cái khi chúng trưởng thành.

    4. Giải pháp khắc phục

    - Giáo dục, nhắc nhở thành viên gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác.
    - Hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình; can ngăn người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt hành vi bạo lực; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình.
    - Phối hợp với cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư trong phòng, chống bạo lực gia đình.
    Một trong những giải pháp hữu hiệu để ngăn ngừa bạo hành là phổ biến thông tin về các sự giúp đỡ của xã hội, cũng như những điều luật chống bạo hành trong gia đình. Đa số các nạn nhân không biết có những trung tâm tư vấn tại địa phương để giúp đỡ họ khi bị hành hung, và họ cũng không biết có những khu nhà trú dành riêng cho phụ nữ. Ngoài việc phổ biến những điều luật chống bạo hành trong gia đình, các phụ nữ còn cần được giải thích để hiểu rõ bạo hành gia đình là một vấn nạn của xã hội, là một hành động cần lên án.

    Trên đây là bài thuyết trình về vấn nạn "Bạo hành gia đình" của tôi. Bài thuyết trình còn nhiều thiếu sót, mong được thầy cô và các bạn góp ý. Tôi xin chân thành cảm ơn!

    0 Trả lời 14/04/23
    • Nguyễnn Hiềnn
      Nguyễnn Hiềnn

      Tham khảo các bài nghị luận xã hội về bạo lực gia đình tại https://vndoc.com/nghi-luan-xa-hoi-ve-nan-bao-luc-gia-dinh-199047

      0 Trả lời 15/04/23
      • Hươu Con
        Hươu Con

        Kính thưa các bạn!

        Hiện nay, bạo lực gia đình đang là vấn nạn của xã hội, gây mất trật tự trị an ở địa phương, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em. Do đó, các cấp, các ngành cần đồng bộ vào cuộc để tìm ra biện pháp giải quyết nhằm đem lại hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà.

        Theo đó, các hành vi bạo lực gia đình được thể hiện như: Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng; Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng; Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau; Cưỡng ép quan hệ tình dục; Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình; Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; Kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính; Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.Hành vi bạo lực gia đình như đã nêu trên cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.

        Đối với địa phương xã.... qua theo dõi thực tế mỗi năm có ít nhất từ 2 đến 3 vụ việc vi phạm về bạo lực gia đình bị Công an xã lập hồ sơ xử lý trong đó hành vi bạo lực phổ biến nhất vẫn là người chồng có hành vi đánh đập, hành hạ và chửi bới xúc phạm đối với người vợ. Qua giải quyết các vụ việc vi phạm ở địa phương cho thấy thực tế trong đời sống, bạo lực gia đình thường xuyên xảy ra nhưng do nhận thức và quan niệm của mỗi người nên họ không xác định đó là bạo lực gia đình mà cho đó là mâu thuẫn gia đình hay mâu thuẫn xã hội xảy ra theo quy luật tự nhiên vậy thôi. Hơn nữa, bạo lực gia đình thường xảy ra từ tình yêu, tình mẫu tử, tình phụ tử, tình huynh đệ, tình ông bà với cháu, vì lý do tình cảm tế nhị nên hầu hết nạn nhân đều chấp nhận, tự dàn xếp hay chịu đựng mà không tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết. Do đó, bạo lực gia đình cứ âm ỉ mãi trong cuộc sống, hậu quả là làm cho mâu thuẫn vợ chồng, mâu thuẫn cha, mẹ với con, anh chị em với nhau ngày càng gay gắt, gây ra cảnh bi đát, đói rách, cực khổ, thất học và gây ra tai tệ nạn xã hội khác làm mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

        Muốn phòng chống bạo lực gia đình có hiệu quả cần kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình, lấy phòng ngừa là chính, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn, hòa giải phù hợp với truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Hành vi bạo lực gia đình được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật. Nạn nhân bạo lực gia đình được bảo vệ, giúp đỡ kịp thời phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của họ và điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước; ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, người cao tuổi, người tàn tật và phụ nữ. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình.

        Để góp phần phòng chống bạo lực gia đình có hiệu quả, nạn nhân bạo lực gia đình cần yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình và áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật phòng chống bạo lực gia đình; Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật; Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật phòng chống bạo lực gia đình; Các quyền khác theo quy định của pháp luật. Đồng thời, nạn nhân bạo lực gia đình phải cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu.

        Người có hành vi bạo lực gia đình cần phải tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành vi bạo lực.Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối. Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi có yêu cầu và theo quy định của pháp luật.

        Song, cơ quan nhà nước cần phải tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, quyền và nghĩa vụ của các thành viên gia đình, tuyên truyền về truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam và tác hại của bạo lực gia đình. Đề ra biện pháp, mô hình, kinh nghiệm trong phòng, chống bạo lực gia đình. Cung cấp kiến thức về hôn nhân và gia đình; kỹ năng ứng xử, xây dựng gia đình văn hoá và các nội dung khác có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình.

        Bên cạnh đó, Nhà nước cần có chính sách về phòng, chống bạo lực gia đình: Hằng năm, bố trí ngân sách cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, tài trợ cho hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình; phát triển các mô hình phòng ngừa bạo lực gia đình và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình. Khuyến khích việc nghiên cứu, sáng tác văn học, nghệ thuật về phòng, chống bạo lực gia đình. Tổ chức, hỗ trợ việc bồi dưỡng cán bộ làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình mà có thành tích thì được khen thưởng, nếu bị thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng và tài sản thì được hưởng chế độ theo quy định của pháp luật. Đồng thời, xử lý nghiêm các hành vi bạo lực gia đình như đã nêu trên và các hành vi khác như: Cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình; Sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực gia đình; Trả thù, đe doạ trả thù người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình; Cản trở việc phát hiện, khai báo và xử lý hành vi bạo lực gia đình; Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để trục lợi hoặc thực hiện hoạt động trái pháp luật; Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình.

        Trên đây là bài thuyết trình về "Bạo hành gia đình” của tôi. Xin cảm ơn các bạn đã lắng nghe!

        0 Trả lời 14/04/23

        Văn học

        Xem thêm