Tiếng Việt 3 trang 100, 101 Bài 22: Sự tích ông Đùng bà Đùng - Luyện tập

Tiếng Việt 3 trang 100, 101 Bài 22: Sự tích ông Đùng bà Đùng - Luyện tập gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 tập 2 thuộc bộ sách Kết nối tri thức.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Luyện từ và câu

Câu 1 trang 100 Tiếng Việt 3 Tập 2 Kết nối tri thức

Dấu ngoặc kép trong mỗi câu dưới đây dùng để làm gì?

a. Bà Triệu là một trong những vị anh hùng đầu tiên của nước ta. Người dân Việt nam mãi tự hào về chí khí của bà: "Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ...!"

(Lâm Anh)

b. Khi nhà Nguyên cho quân sang xâm lược nước ta lần thứ ba, vua Trần hỏi Hưng Đạo Vương: "Thế giặc năm nay thế nào?". Trần Hưng đạo phân tích: "Tâu bệ hạ, nay chúng sang thì quân ta đã quen đánh trận. Trong khi đó, quân giặc đi đường xa, mệt mỏi, lại đã từng bị thua nên chúng vẫn còn khiếp sợ. Bởi vậy thần thấy tất phá được chúng.".

(Theo Sử ta chuyện xưa kể lại, tập hai)

Hướng dẫn trả lời:

Dấu ngoặc kép trong mỗi câu được dùng để:

- Dấu ngoặc kép ở câu a: đánh dấu phần trích dẫn lời người khác

- Dấu ngoặc kép ở câu b: đánh dấu lời đối thoại của nhân vật

Câu 2 trang 100 Tiếng Việt 3 Tập 2 Kết nối tri thức

Chọn dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch ngang thay cho ô vuông.

a. Gặp vua, Quốc Toản quỳ xuống tâu:

Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin bệ hạ cho đánh!

Nói xong, cậu tự đặt thanh gươm lên gáy, xin chịu tội.

Vua cho Quốc Toản đứng dậy, ôn tồn bảo:

Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phỏi trị tội. Nhưng còn trẻ mà đã biết lo việc nước, ta có lời khen.

(Theo Nguyễn Huy Tưởng)

b. Năm 1285, giặc Nguyên sang cướp nước ta. Trần Bình Trọng, danh tướng đời Trần, chỉ huy một cánh quân, không may sa vào tay giặc. Giặc dụ dỗ ông đầu hàng, hứa phong tước vương cho. Trần Bình Trọng khảng khái trả lời: Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc

(Theo Tiếng Việt 3, tập hai, 2006)

Hướng dẫn trả lời:

Điền dấu vào ô vuông như sau:

a. Gặp vua, Quốc Toản quỳ xuống tâu:

- Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin bệ hạ cho đánh!

Nói xong, cậu tự đặt thanh gươm lên gáy, xin chịu tội.

Vua cho Quốc Toản đứng dậy, ôn tồn bảo:

- Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phỏi trị tội. Nhưng còn trẻ mà đã biết lo việc nước, ta có lời khen.

(Theo Nguyễn Huy Tưởng)

b. Năm 1285, giặc Nguyên sang cướp nước ta. Trần Bình Trọng, danh tướng đời Trần, chỉ huy một cánh quân, không may sa vào tay giặc. Giặc dụ dỗ ông đầu hàng, hứa phong tước vương cho. Trần Bình Trọng khảng khái trả lời: "Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc"

(Theo Tiếng Việt 3, tập hai, 2006)

Câu 3 trang 100 Tiếng Việt 3 Tập 2 Kết nối tri thức

Tìm thêm 1 - 2 ví dụ có sử dụng dấu ngoặc kép trong các bài em đã học (ví dụ: Học nghề; A lô, tớ đây; Sự tích ông Đùng, bà Đùng,...).

Luyện viết đoạn

Câu 1 trang 101 Tiếng Việt 3 Tập 2 Kết nối tri thức

Trao đổi cùng bạn về một nhân vật yêu thích trong câu chuyện đã học, đã nghe

Gợi ý:

Bài 22: Sự tích ông Đùng bà Đùng - Luyện tập

Câu 2 trang 101 Tiếng Việt 3 Tập 2 Kết nối tri thức

Viết 2 - 3 câu nêu lí do em yêu thích nhân vật.

Vận dụng

Tìm đọc câu chuyện về một vị thần trong kho tàng truyện cổ Việt Nam hoặc về người có công với đất nước.

Ví dụ:

Thần Sắt

Xưa có anh nông dân làm lụng vất vả quanh năm mà vẫn đói nghèo. Một hôm, anh mơ thấy Bụt hiện lên bảo:

- Ngày mai, có ba người đến xin nghỉ trọ. Con hãy chọn một người ưng ý cho vào ngủ nhờ, đừng ngại nhà chật.

Quả nhiên, chiều hôm sau, một người mặc quần áo trắng, cưỡi con ngựa trắng, hơi bạc tỏa ra lạnh toát đi tới. Người đó dừng trước lều, hoạnh họe:

- Người mau thu xếp cho ta chỗ nghỉ.

Anh nông dân bèn nói:

- Lều rách của tôi không có chỗ xứng đáng, xin ngài đi nơi khác.

Lát sau, một người toàn thân dát vàng, cưỡi một con ngựa vàng, hơi vàng tỏa ra lạnh buốt đến xin nghỉ trọ. Anh nông dân cũng từ chối.

Đến lúc trăng lên, có một người đen đủi, cưỡi con ngựa đen, tỏa ra hương thơm của núi rừng, xin ngủ nhờ. Nhìn người này hiền lành nên anh nông dân bằng lòng.

Sáng hôm sau, anh nông dân không thấy người khách và con ngựa đâu cả. Ở chỗ người khách ngủ chỉ thấy một cục sắt đen sì, cứng như đá. Anh nông dân liền đem cục sắt ra rèn cày, rèn cuộc để khai phá ruộng nương.

Nhờ có sắt và chăm chỉ làm ăn, đời sống của anh nông dân ngày càng no ấm. Sau này anh mới biết người khách trọ chính là Thần Sắt.

(Theo Kho tàng truyện cổ Việt Nam)

-----------------------------------------------

>> Tiếp theo: Bài 23: Hai Bà Trưng - Đọc

Ngoài bài Tiếng Việt 3 trang 100, 101 Bài 22: Sự tích ông Đùng bà Đùng - Luyện tập trên đây, các em học sinh có thể tham khảo đề thi học kì 1 lớp 3, đề thi học kì 2 lớp 3 đầy đủ các môn, chuẩn bị cho các bài thi đạt kết quả cao cùng các giải bài tập môn Toán lớp 3, Tiếng Việt lớp 3, Tiếng Anh lớp 3. Mời các em cùng tham khảo, luyện tập cập nhật thường xuyên.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 3, cùng các tài liệu học tập hay lớp 3, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm dành riêng cho lớp 3:

Rất mong nhận được sự ủng hộ, đóng góp tài liệu của các thầy cô và các bạn.

Đánh giá bài viết
15 790
Sắp xếp theo

Tiếng Việt lớp 3 Kết nối - Tập 2

Xem thêm