Bài 26: Đi tìm mặt trời - Luyện tập lớp 3 Kết nối tri thức
Bài 26: Đi tìm mặt trời - Luyện tập lớp 3 Kết nối tri thức
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.
A. Từ có nghĩa trái ngược nhau
Câu 1 trang 118 Tiếng Việt 3 Tập 1 Kết nối tri thức: Tìm trong những từ dưới đây các cặp từ có nghĩa trái ngược nhau (M: vui - buồn)
Trả lời:
Các cặp từ có nghĩa trái ngược nhau là: vui - buồn, đẹp - xấu, nóng - lạnh, bé - lớn
Câu 2 trang 118 Tiếng Việt 3 Tập 1 Kết nối tri thức: Tìm thêm 3 - 5 cặp từ chỉ đặc điểm có nghĩa trái ngược nhau (M: nhanh - chậm)
Trả lời:
Gợi ý các từ ngữ chỉ đặc điểm có nghĩa trái ngược nhau: cao - thấp, béo - gầy, to - nhỏ, già - trẻ, xinh - xấu, độc ác - hiền lành, chăm chỉ - lười biếng, sớm - muộn, ngon - dở, nông - sâu...
B. Câu khiến
Câu 3 trang 118 Tiếng Việt 3 Tập 1 Kết nối tri thức: Đọc lại câu chuyện Đi tìm mặt trời, đặt câu khiến trong tình huống sau:
- Đóng vai gõ kiến, nhờ công, liếu điếu hoặc chích chòe đi tìm mặt trời.
- Đóng vai gà trống, nói lời đề nghị mặt trời chiếu ánh sáng cho khu rừng tối tăm, ẩm ướt.
Trả lời:
Gợi ý:
- Trường hợp a:
- Mẫu 1: Công ơi, cậu có thể bay đi tìm mặt trời về sưởi ấm cho khu rừng được không?
- Mẫu 2: Chích chòe ơi, tiếng hót của cậu rất hay. Cậu có thể hát một bài mời mặt trời về được không?
- Trường hợp b:
- Mẫu 1: Mặt trời ơi, khu rừng tối tăm và ẩm ướt nên muôn loài đều cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Cậu hãy về sưởi ấm cho chúng mình với nhé!
- Mẫu 2: Khu rừng thiếu mặt trời lúc nào cũng tối tăm và ẩm ướt, nên mặt trời hãy giúp chúng mình xua đi bóng tối và hơi lạnh nhé!
C. Viết đoạn văn nêu lí do em thích hoặc không thích nhân vật trong câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe
Câu 1 trang 118 Tiếng Việt 3 Tập 1 Kết nối tri thức: Kể tên một số câu chuyện em yêu thích.
Trả lời:
HS kể tên những câu chuyện mình yêu thích (đã nghe, đã đọc)
Gợi ý: Tấm Cám, Cây tre trăm đốt, Cây khế, Con Rồng cháu Tiên, Sơn Tinh Thúy Tinh, Thạch Sanh...
Câu 2 trang 118 Tiếng Việt 3 Tập 1 Kết nối tri thức: Hỏi - đáp về nhân vật em thích hoặc không thích trong câu chuyện đã nghe, đã đọc
Gợi ý:
- Em muốn nói về nhân vật nào, trong câu chuyện nào? Vì sao em muốn nói về nhân vật đó?
- Em thích hoặc không thích nhân vật đó ở điểm nào? (ngoại hình, tính nết, hành động, suy nghĩ, tình cảm, lời nói,…)
- Nêu rõ lí do vì sao em thích hoặc không thích điều đó ở nhân vật.
Trả lời:
Mẫu:
Hỏi | Đáp |
- Cậu thích câu chuyện nào? | - Mình thích câu chuyện Những hạt thóc giống |
- Cậu thích nhân vật nào trong câu chuyện đó? Vì sao? | - Mình thích cậu bé Chôm. Vì cậu bé ấy tuy sống khó khăn, vất vả nhưng trung thực, ngay thẳng, không tham lam |
Câu 3 trang 119 Tiếng Việt 3 Tập 1 Kết nối tri thức: Viết 2 - 3 câu nêu lí do em thích hoặc không thích nhân vật trong câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
Trả lời:
Gợi ý:
Em thích nhân vật cô Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám. Bởi vì cô ấy vừa xinh đẹp, nết na, thùy mị lại chăm chỉ, cần cù, chịu khó. Cuộc đời cô Tấm phải gánh chịu nhiều kiếp nạn, nhưng cuối cùng, cô ấy cũng dành được hạnh phúc bên nhà Vua đến trọn đời.
D. Vận dụng
Tìm đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ,… về một nghề nghiệp hoặc công việc nào đó.
Ví dụ:
Bài hát trồng cây
Ai trồng cây
Người đó có tiếng hát
Trên vòm cây
Chim hót lời mê say
Ai trồng cây
Người đó có ngọn gió
Rung cành cây
Hoa lá đùa lay lay
Ai trồng cây
Người đó có bóng mát
Trong vòm cây
Quên nắng xa đường dài
Ai trồng cây
Người đó có hạnh phúc
Mong chờ cây
Mau lớn theo từng ngày
Ai trồng cây…
Em trồng cây…
Em trồng cây…
(Bế Kiến Quốc)