Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thuế

Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thuế được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Ðể phù hợp với tình hình mới của đất nước, yêu cầu cấp bách phải tổ chức bộ máy thu thuế thống nhất trong cả nước. Ngày 7/8/1990, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 281/HÐBT về việc thành lập bộ máy thu thuế Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính. Ngày 21/8/1991 Bộ Tài chính ra Quyết định số 316 TC-QÐ/TCCB thành lập Tổng cục Thuế Nhà nước trực thuộc Bộ tài chính làm nhiệm vụ quản lý thuế nội địa. Việc quản lý thuế xuất nhập khẩu do Tổng cục Hải quan tiếp tục thực hiện.

1. Nguyên tắc tổ chức hệ thống bộ máy quản lý Nhà nước về thuế

- Nguyên tắc tập trung dân chủ.

Tổ chức bộ máy quản lý thu thuế Nhà nước được tổ chức thống nhất từ trung ương đến cơ sở, cùng thực hiện nhiệm vụ tổ chức thực hiện các Luật thuế trong cả nước.

Tính thống nhất và hệ thống trong tổ chức bộ máy thu thuế được thể hiện ở các điểm sau:

- Cơ quan thuế các cấp được tổ chức theo một mô hình thống nhất. Việc quản lý biên chế, cán bộ, kinh phí chi tiêu, thực hiện các chính sách đối với cán bộ cũng như tiêu chuẩn nghiệp vụ của cán bộ thuế được thực hiện thống nhất trong toàn ngành thuế.

- Cơ quan thuế địa phương chịu sự lãnh đạo song trùng của Bộ trưởng Bộ tài chính và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Các cơ quan thuế từ trung ương đến địa phương nằm trong hệ thống các cơ quan Nhà nước, có tư cách pháp nhân.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan thuế

* Cục thuế có nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu sau:

Phổ biến, hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức thi hành các Luật thuế; xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch thu trong toàn địa bàn và từng Chi cục thuế trực thuộc; hướng dẫn kiểm tra các Chi cục thực hiện các nghiệp vụ quản lý, giải quyết các khiếu nại về thuế; trực tiếp thực hiện việc thu thuế và thu khác đối với các đối tượng thuộc trách nhiệm quản lý trên địa bàn.

* Các Chi cục thuế.

Chi cục thuế là tổ chức trực thuộc Cục thuế, được tổ chức tại tất cả các quận, huyện. Cơ cấu bộ máy Chi cục thuế gồm các tổ chuyên môn, nghiệp vụ và các đội, tổ, trạm trực tiếp quản lý việc thu thuế.

Chi cục thuế có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thu chi tiết đối với từng Luật thuế phát sinh trên địa bàn Huyện; tổ chức thực hiện các nghiệp vụ quản lý các đối tượng nộp thuế; đôn đốc, kiểm tra các đối tượng nộp thuế trong việc chấp hành Luật thuế.

Từng cơ quan thuế thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình sẽ tạo nên sự phối hợp đồng bộ trong việc thực hiện mục tiêu hoàn thành kế hoạch thu của Nhà nước. Nhưng để thực hiện nhiệm vụ được giao, pháp luật thuế có quy định cho cán bộ lãnh đạo và cán bộ thu thuế có một số quyền hạn nhất định.

3. Ðối với cơ quan quản lý Nhà nước về thuế trong hoạt động xuất nhập khẩu

Cơ quan Hải quan Việt Nam thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, mượn đường Việt Nam; đấu tranh chống buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, ngoại hối, tiền Việt Nam qua biên giới. Các hàng hóa, hành lý, ngoại hối, tiền Việt Nam, bưu kiện, bưu phẩm, các đồ vật và tài sản khác xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam đều chịu sự quản lý Nhà nước về hải quan theo quy định của pháp luật.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thuế về nguyên tắc tổ chức hệ thống bộ máy quản lý Nhà nước về thuế, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan thuế..

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thuế. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 136
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm