Tóm tắt Địa lý 8 filetype pdf
Tóm tắt Địa lý 8 filetype pdf
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Địa Lí lớp 8, VnDoc đã biên soạn tóm tắt Địa lý 8 filetype pdf theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết để các em có thể giải các bài tập trong sgk Địa Lí 8 một cách dễ dàng. Cùng VnDoc ôn tập kiến thức toàn bộ Địa lí 8 nhé
- Tóm tắt Toán 8 filetype pdf
- Tóm tắt Sinh học 8 filetype pdf
- Tóm tắt Lịch sử 8 filetype pdf
- Tóm tắt Công nghệ 8 filetype pdf
Tóm tắt Địa 8: Bài 1. Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản
A. Lý thuyết
1. Vị trí địa lí và kích thước của châu lục.
- Là một bộ phận của lục địa Á - Âu.
- Châu Á là châu lục rộng lớn nhất thế giới: diện tích phần đất liền khoảng 41,5 triệu km2, (44,4 triệu km2 kể cả các đảo).
- Châu Á kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với hai châu lục và ba đại dương rộng lớn.
+ Phía Bắc: giáp Bắc Băng Dương
+ Phía Nam: giáp Ấn Độ Dương.
+ Phía Đông: giáp Thái Bình Dương.
+ Phía Tây: giáp châu Âu, châu Phi, biển Địa Trung Hải
2. Đặc điểm địa hình và khoáng sản.
a) Đặc điểm địa hình.
- Châu Á có nhiều hệ thống núi (dãy Hi-ma-lay-a, Côn Luân, An-tai...), sơn nguyên cao, đồ sộ (sơn nguyên Tây Tạng lớn nhất châu Á , sơn nguyên I-ran...) và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới (Lưỡng Hà, Ấn-Hằng, Tây Xi-bia, Hoa Trung...)..
- Các dãy núi chạy theo hai hướng chính:
+ Đông - tây hoặc gần đông - tây
+ Bắc - nam hoặc gần bắc - nam
- Nhiều núi, sơn nguyên, đồng bằng nằm xen kẽ nhau làm cho địa hình chia cắt phức tạp.
- Các núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm. Trên các núi cao có băng hà bao phủ quanh năm.
b) Khoáng sản.
- Châu Á có nguồn khoáng sản rất phong phú và có trữ lượng lớn.
- Các khoảng sản quan trọng nhất là dầu mỏ, khí đốt (ở khu vực Tây Nam Á), than, sắt, crôm và một số kim loại màu như đồng, thiếc,...
B. Trắc nghiệmCâu 1: Châu Á có diện tích đứng thứ mấy trong các châu lục trên thế giới?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án: A. 1
Giải thích: Diện tích phần đất liền là 41,5 triệu km2, nếu tính cả đảo phủ thuộc thì lên tới 44,4 triệu km2 → Là châu lục rộng lớn nhất thế giới. (trang 6, SGK Địa lí 8).
Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm vị trí của châu Á
A. Là một bộ phận của lục địa Á- Âu.
B. Kéo dài từ cực Bắc đến vùng Xích đạo.
C. Đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.
D. Tiếp giáp với 2 châu lục và 3 đại dương rộng lớn.
Đáp án: C. Đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.
Giải thích: Lãnh thổ châu Á dài từ cực Bắc đến vùng Xích đạo, nằm chủ yếu ở Bắc bán Cầu. (trang 6, SGK Địa lí 8).
Câu 3: Chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ châu Á mở rộng nhất là bao nhiêu km?
A. 6200 km
B. 7200 km
C. 8200 km
D. 9200 km
Đáp án: D. 9200 km
Giải thích: Chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ châu Á mở rộng nhất là 9200 km.
Câu 4: Chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam của châu Á là bao nhiêu km?
A. 6500 km
B. 7500 km
C. 8500 km
D. 9500 km
Đáp án: C. 8500 km
Giải thích: Chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam của châu Á là 8500 km.
Câu 5: C ác dãy núi ở châu Á có hai hướng chính là
A. đông – tây hoặc gần đông – tây và bắc – nam hoặc gần bắc – nam.
B. đông bắc – tây nam và đông – tây hoặc gần đông – tây.
C. tây bắc – đông nam và vòng cung.
D. bắc – nam và vòng cung.
Đáp án: A. đông – tây hoặc gần đông – tây và bắc – nam hoặc gần bắc – nam.
Giải thích: Các dãy núi ở châu Á chạy theo hai hướng chính: đông – tây hoặc gần đông – tây và bắc – nam hoặc gần bắc – nam. (trang 6, SGK Địa lí 8).
Câu 6: Ý nào sau đây không phải đặc điểm địa hình của châu Á
A. Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ và nhiều đồng bằng bậc nhất thế giới.
B. Địa hình bị chia cắt phức tạp.
C. Các núi và cao nguyên cao đồ sộ tập trung ở trung tâm châu lục.
D. Địa hình khá đơn giản, có thể coi toàn bộ lục địa là khối cao nguyên khổng lồ.
Đáp án: D. Địa hình khá đơn giản, có thể coi toàn bộ lục địa là khối cao nguyên khổng lồ.
Giải thích: Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ và nhiều đồng bằng bậc nhất thế giới. Địa hình bị chia cắt phức tạp. (trang 6, SGK Địa lí 8)
Câu 7: Dãy núi nào sau đây là dãy núi cao và đồ sộ nhất châu Á
A. Hi-ma-lay-a
B. Côn Luân
C. Thiên Sơn
D. Cap-ca
Đáp án: A. Hi-ma-lay-a.
Giải thích: Dãy Hi-ma-lay có đỉnh E-vơ-ret cao 8848m- cao nhất thế giới
Câu 8: Đồng bằng nào sau đây không thuộc châu Á
A. Đồng bằng Tây Xi-bia.
B. Đồng bằng Ấn – Hằng.
C. Đồng bằng Trung tâm.
D. Đồng bằng Hoa Bắc.
Đáp án: C. Đồng bằng Trung tâm
Giải thích: Đồng bằng Trung tâm thuộc Bắc Mĩ. Còn 3 đồng bằng: Tây Xi-bia, Ấn –Hằng, Hoa Bắc đều thuộc châu Á.
Câu 9: Dầu mỏ, khí đốt tập trung nhiều nhất ở khu vực nào
A. Bắc Á
B. Nam Á
C. Tây Nam Á
D. Đông Nam Á
Đáp án: C. Tây Nam Á
Giải thích: Khu vực Tây Nam Á có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 50% trữ lượng dầu mỏ, khí đốt của thế giới. Tây Nam Á được gọi là rốn dầu của thế giới.
Câu 10: Những khoáng sản quan trọng nhất của châu Á là
A. Dầu mỏ, khí đốt.
B. Than, sắt.
C. Crôm và các kim loại màu như đồng, thiếc.
D. Tất cả các ý trên.
Đáp án: D. Tất cả các ý trên.
Giải thích: Các khoáng sản tiêu biểu của châu Á: dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crôm và các kim loại màu như đồng, thiếc… (trang 6, SGK Địa lí 8).
Câu 11: Châu Á là châu lục:
A. Rộng nhất thế giới, chiếm 1/3 diện tích đất nổi trên Trái Đất.
B. Một bộ phận của lục địa Á Âu.
C. Tất cả đều đúng.
D. Tất cả đều sai.
Đáp án: B
Câu 12: Châu Á có diện tích phần đất liền rộng khoảng:
A. 40 triệu km2.
B. 41,5 triệu km2.
C. 42,5 triệu km2.
D. 43,5 triệu km2.
Đáp án: C
Câu 13: Châu Á tiếp giáp với châu lục nào?
A. Châu Âu, châu Phi.
B. Châu Đại Dương.
C. Châu Mĩ.
D. Tất cả đều đúng.
Đáp án: C
Câu 14: Châu Á không tiếp giáp với đại dương nào?
A. Bắc Băng Dương.
B. Đại Tây Dương,
C. Thái Bình Dương.
D. Ấn Độ Dương.
Đáp án: D
Câu 15: Chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam của châu Á:
A. 8.200 km
B. 8.500 km
C. 9.000 km
D. 9.500 km
Đáp án: C
Câu 16: Sông Trường Giang chảy trên đồng bằng nào?
A. Hoa Bắc
B. Ấn Hằng
C. Hoa Trung
D. Lưỡng Hà
Đáp án: A
Câu 17: Chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ mở rộng nhất là:
A. 8.500 km
B. 9.000 km
C. 9.200 km
D. 9.500 km
Đáp án: C
Câu 18: Các hệ thống núi và cao nguyên của châu Á tập trung chủ yếu ở vùng nào?
A. Trung tâm lục địa
B. Ven biển
C. Ven các đại dương
D. Tất cả đều sai
Đáp án: A
Câu 19: Hệ thống núi và cao nguyên chạy theo hướng nào?
A. Đông - Tây
B. Bắc - Nam
C. Tất cả đều đúng
D. Tất cả đều sai
Đáp án: D
Câu 20: Châu Á có nhiều dầu mỏ, khí đốt tập trung chủ yếu ở khu vực nào?
A. Đông Nam Á
B. Tây Nam Á
C. Trung Á
D. Nam Á
Đáp án: D
Với nội dung bài Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về vị trí địa lý và kích thước của châu lục, đặc điểm địa hình và khoáng sản châu lục...
Tóm tắt Địa 8: Bài 2. Khí hậu châu Á
A. Lý thuyếta) Khí hậu châu Á phân hóa thành nhiều đới khác nhau.
- Châu Á có đầy đủ các đới khí hậu trên Trái Đất: từ cực Bắc đến vùng Xích đạo là đới khí hậu cực và cận cực, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, xích đạo.
- Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực đến xích đạo nên châu Á có nhiều đới khí hậu.
b) Các đới khí hậu châu Á thường phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau.
- Mỗi đới khí hậu thường phân hóa thành nhiều kiểu khác nhau.
- Nguyên nhân do lãnh thổ rộng, có các dãy núi lớn ngăn ảnh hưởng của biển vào đất liền và làm khí hậu phân hóa theo độ cao.
2. Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa.a) Các kiểu khí hậu gió mùa.
- Khí hậu gió mùa nhiệt đới: Nam Á và Đông Nam Á.
- Khí hậu gió mùa cận nhiệt và ôn đới: Đông Á.
- Đặc trưng của khí hậu gió mùa:
+) Mùa đông gió từ nội địa thổi ra, khô và lạnh.
+) Mùa hạ gió từ đại dương thổi vào, nóng ẩm và mưa nhiều. Nam Á và Đông Nam Á là khu vực có mưa vào loại nhiều nhất thế giới.
b) Các kiểu khí hậu lục địa.
- Phân bố: trung tâm châu Á và khu vực Tây Nam Á
- Đặc trưng:
+ Mùa đông rất lạnh, khô.
+ Mùa hè rất nóng, khô.
+ Biên độ nhiệt ngày, năm rất lớn, cảnh quan hoang mạc phát triển.
B. Trắc nghiệmCâu 1: Châu Á có bao nhiêu đới khí hậu?
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
Đáp án: B.5
Giải thích: Khí hậu châu Á gồm các đới: Đới khí hậu cực và cận cực, đới khí hậu ôn đới, đới khí hậu cận nhiệt, đới khí hậu nhiệt đới, đới khí hậu Xích đạo.
Câu 2: Nhận xét nào chưa đúng về khí hậu châu Á
A. Khí hậu châu Á phân hóa thành nhiều đới khác nhau
B. Các đới khí hậu châu Á phân thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau
C. Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa.
D. Khí hậu châu Á phổ biến là đới khí hậu cực và cận cực.
Đáp án: D. Khí hậu châu Á phổ biết là đới khí hậu cực và cận cực.
Giải thích: Bài 2 SGK trang 7; 8 Địa lí 8.
Câu 3: Tại sao khí hậu châu Á lại chia thành nhiều đới:
A. Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực bắc đến vùng Xích đạo.
B. Do Lãnh thổ trải dài theo chiều kinh tuyến
C. Do ảnh hưởng của các dãy núi.
D. Do châu Á giáp với nhiều đại dương lớn.
Đáp án: A. Do lãnh thổ trải dải từ vùng cực bắc đến vùng Xích đạo.
Câu 4: Châu Á có nhiều đới khí hậu khác nhau, trong mỗi đới lại có sự phân thành các kiểu khí hậu do
A. Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực bắc đến vùng Xích đạo
B. Do lãnh thổ rất rộng.
C. Do ảnh hưởng của các dãy núi.
D. Tất cả các ý trên.
Đáp án: D. Tất cả các ý trên.
Giải thích: Bài 2 SGK trang 8 Địa lí 8.
Câu 5: Châu Á có nhiều đới khí hậu khác nhau, trong mỗi đới lại có sự phân thành các kiểu khí hậu do
A. Do lãnh thổ trải dải từ vùng cực bắc đến vùng Xích đạo
B. Do lãnh thổ rất rộng.
C. Do ảnh hưởng của các dãy núi.
D. Tất cả các ý trên.
Đáp án: D. Tất cả các ý trên.
Giải thích: Bài 2 SGK trang 8 Địa lí 8.
Câu 6: Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu nào?
A. Các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa.
B. Các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải.
C. Các kiểu khí hậu hải dương và các kiểu khí hậu lục địa.
D. Các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hải dương.
Đáp án: A. Các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa.
Giải thích: Bài 2 SGK trang 8 Địa lí 8.
Câu 7: Khí hậu gió mùa châu Á không có kiểu
A. khí hậu gió mùa nhiệt đới.
B. khí hậu gió mùa cận nhiệt
C. khí hậu ôn đới gió mùa.
D. khí hậu cận cực gió mùa.
Đáp án: D. khí hậu cận cực gió mùa.
Giải thích: Khí hậu gió mùa châu Á gồm các kiểu khí hậu gió mùa nhiệt đới, khí hậu gió mùa cận nhiệt, khí hậu ôn đới gió mùa.
Câu 8: Khí hậu gió mùa châu Á phân bố ở đâu:
A. Bắc Á, Trung Á.
B. Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á.
C. Tây Nam Á, Nam Á, Đông Nam Á.
D. Đông Á, Đông Nam Á và Trung Á.
Đáp án: B. Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á.
Giải thích: Khí hậu gió mùa của châu Á gồm:
+ Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa phân bố ở Nam Á và Đông Nam Á.
+ Kiểu khí hậu cận nhiệt và ôn đới gió mùa phân bố ở Đông Á.
Câu 9: Kiểu khí hậu lục địa ở châu Á bao gồm các kiểu:
A. khí hậu nhiệt đới lục địa.
B. khí hậu cận nhiệt lục địa.
C. khí hậu ôn đới lục địa
D. Cả 3 kiểu khí hậu trên.
Đáp án: D. Cả 3 kiểu khí hậu trên.
Giải thích: Khí hậu lục địa châu Á gồm các kiểu khí hậu nhiệt đới lục địa, khí hậu cận nhiệt lục địa, khí hậu ôn đới lục địa.
Câu 10: Kiểu khí hậu lục địa phân bố ở đâu của châu Á
A. Bắc Á, Trung Á.
B. Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á.
C. Tây Nam Á, Trung Á.
D. Đông Á, Đông Nam Á và Trung Á.
Đáp án: C. Tây Nam Á, Trung Á.
Giải thích: Khí hậu lục địa của châu Á phân bố ở khu vực Tây Nam Á, Trung Á.
Câu 11: Hãy cho biết ở châu Á đới khí hậu nào có sự phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau?
A. Đới khí hậu cận nhiệt.
B. Đới khí hậu nhiệt đới.
C. Tất cả đều sai.
D. Đới khí hậu Xích đạo.
Đáp án: A
Câu 12: Nam Á và Đông Nam Á nằm trong đới có khí hậu:
A. Tất cả đều sai.
B. Gió mùa cận nhiệt và ôn đới.
C. Gió mùa nhiệt đới.
D. Cận nhiệt Địa Trung Hải.
Đáp án: C
Câu 13: Dựa vào hình 2.1, cho biết đới khí hậu nào không phân thành các kiểu khí hậu?
A. Tất cả đều đúng.
B. Đới khí Cực.
C. Đới khí hậu Xích đạo.
D. Tất cả đều sai.
Đáp án: A
A. Tất cả đều sai.
B. E Ri-at.
C. Y-an-gun.
D. U-lan Ba-to.
Đáp án: C
Câu 15: Dựa vào hình 2.1, cho biết đới khí hậu từ chí tuyến Bắc đến 40oB:
A. Đới khí hậu nhiệt đới.
B. Đới khí hậu Xích đạo.
C. Đới khí hậu ôn đới.
D. Đới khí hậu cận nhiệt.
Đáp án: D
Câu 16: Sự phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu là do:
A. Lãnh thổ rộng.
B. Địa hình núi cao.
C. Tất cả đều đúng.
D. Ảnh hưởng biển.
Đáp án: C
Câu 17: Khí hậu gió mùa cận nhiệt đới và ôn đới phân bố ở:
A. Đông Á
B. Tây Á
C. Tất cả đều đúng
D. Nam Á
Đáp án: A
Câu 18: Việt Nam năm trong đới khí hậu nào?
A. Nhiệt đới
B. Xích đạo
C. Cận nhiệt đới
D. Ôn đới
Đáp án: A
Với nội dung bài Khí hậu châu Á các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khí hậu châu Á, phân hóa đa dạng, các đới khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa...
Tóm tắt Địa 8: Bài 3. Sông ngòi và cảnh quan châu Á
A. Lý thuyết- Có nhiều hệ thống sông lớn.
- Phân bố không đều và có chế độ nước phức tạp.
+ Bắc Á: sông đổ vào Bắc Băng Dương, mùa đông bị đóng băng; mùa xuân tuyết tan gây lũ băng lớn.
+ Đông Á, Đông Nam Á: sông đổ vào Thái Bình Dương; chế độ mưa gió mùa nên sông đầy nước, mùa lũ vào thời kì cuối hạ đầu thu, mùa cạn vào cuối đông đầu xuân.
+ Nam Á sông đổ ra Ấn Độ Dương, nguồn cung cấp nước từ nước mưa.
+ Tây Nam Á và Trung Á khô hạn, sông ít nước, nguồn cung cấp nước từ băng tuyết tan.
- Sông ngòi châu Á có giá trị kinh tế lớn: giao thông, thủy điện, cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
2. Các đới cảnh quan tự nhiên- Cảnh quan tự nhiên đa dạng.
+ Tây Xi – bia, sơn nguyên Trung Xi – bia, Đông Xi – bia: rừng lá kim.
+ Đông Á: rừng cận nhiệt.
+ Đông Nam Á và Nam Á: rừng nhiệt đới ẩm.
+ Tây Á và Trung Á: thảo nguyên, hoang mạc và nửa hoang mạc.
- Cảnh quan tự nhiên đang bị con người khai phá, rừng tự nhiên còn lại ít và rất cần được bảo vệ.
- Thuận lợi: Tài nguyên đa dạng, phong phú...
+ Khoáng sản trữ lượng rất lớn: than, dầu mỏ, khí đốt…
+ Tài nguyên đất, khí hậu, nguồn nước, sinh vật cũng rất đa dạng là cơ sở tạo ra nhiều sản phẩm
- Khó khăn: Núi non hiểm trở, hoang mạc khô cằn, thiên tai....
B. Trắc nghiệmCâu 1: Đặc điểm sông ngòi châu Á là
A. Sông ngòi ở châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn.
B. Các con sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.
C. Sông ngòi châu Á có nhiều giá trị.
D. Cả 3 đặc điểm trên
Đáp án: D. Cả 3 đặc điểm trên.
Giải thích: Bài 3 SGK trang 10; 11 Địa lí 8.
Câu 2: Vùng có hệ thống sông ngòi thưa và kém phát triển là
A. Bắc Á
B. Đông Á
C. Đông Nam Á và Nam Á.
D. Tây Nam Á và Trung Á
Đáp án: D. Tây Nam Á và Trung Á
Giải thích: Tây Nam Á và Trung Á là khu vực có khí hậu lục địa ít mưa nên sông ngòi thưa và kém phát triển.
Câu 3: Các sông lớn ở vùng Bắc Á có hướng chảy chủ yếu là
A. tây bắc – đông nam.
B. tây sang đông
C. nam lên bắc.
D. bắc xuống nam
Đáp án: C. nam lên bắc.
Giải thích: Các sông ngòi ở Bắc Á hầu hết bắt nguồn từ vùng núi và cao nguyên ở nội địa chảy theo hướng từ nam lên bắc đổ ra Bắc Băng Dương.
Câu 4: Lũ băng của sông ngòi Bắc Á vào mùa nào
A. Mùa xuân
B. Mùa hạ
C. Mùa thu
D. Mùa đông
Đáp án: A. Mùa xuân
Giải thích: Các sông ngòi ở Bắc Á, về mùa đông nước sông bị đóng băng, mùa xuân băng tuyết tan mực nước sông lên nhanh thường xảy ra lũ băng.
Câu 5: Mùa cạn của sông ngòi Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á vào
A. Mùa xuân
B. Mùa hạ
C. Mùa thu
D. Mùa đông
Đáp án: A. Mùa xuân
Giải thích: Các sông ngòi ở Bắc Á, về mùa đông nước sông bị đóng băng, mùa xuân băng tuyết tan mực nước sông lên nhanh thường xảy ra lũ băng.
Câu 6: Chế độ nước sông ở Tây Nam Á và Trung Á có đặc điểm
A. Chế độ nước chia làm hai mùa rõ rệt.
B. Lưu lượng nước càng về hạ lưu càng giảm.
C. Về mùa xuân có lũ băng.
D. Chế độ nước điều hòa quanh năm.
Đáp án: B. Lưu lượng nước càng về hạ lưu càng giảm.
Giải thích: Các sông ngòi ở Tây Nam Á và Trung Á có nguồn cung cấp nước là băng tuyết tan ra từ núi cao nên lưu lượng nước sông càn về hạ lưu càng giảm. một số con sông nhỏ bị “chết” trong các hoang mạc.
Câu 7: C hâu Á có bao nhiêu đới cảnh quan
A. 9
B. 10
C. 11
D. 12
Đáp án: B. 10
Giải thích: Châu Á có 10 đới cảnh quan. Lược đồ trang 11 SGK Địa lí lớp 8.
Câu 8: Rừng nhiệt đới ẩm ở châu Á phân bố ở
A. Đông Nam Á và Nam Á
B. Nam Á và Đông Á
C. Đông Á và Đông Nam Á.
D. Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á
Đáp án: A. Đông Nam Á và Nam Á
Giải thích: Rừng nhiệt đới ẩm phân bố ở Đông Nam Á và Nam Á.
Câu 9: Đ ới cảnh quan chủ yếu của vùng Tây Nam Á và Trung Á là
A. Rừng lá kim.
B. Rừng hỗn hợp và rừng lá rộng.
C. Hoang mạc và bán hoang mạc.
D. Rừng nhiệt đới ẩm.
Đáp án: C. Hoang mạc và bán hoang mạc.
Giải thích: Các sông ngòi ở Tây Nam Á và Trung Á có khí hậu lục địa lượng mưa rất thấp nên hình thành các vùng hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn.
Câu 10: Các thiên tai như động đất, hoạt động núi lửa, bão lũ… thường xảy ra ở
A. Đông Nam Á và Nam Á
B. Bắc Á và Đông Á
C. Tây Nam Á và Trung Á.
D. Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á
Đáp án: A. D. Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á
Giải thích: Các thiên tai như động đất, hoạt động núi lửa, bão lũ… thường xảy ra ở vùng đảo và duyên hải Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á.
Câu 11: Những trở ngại chính trong việc giao lưu giữa các vùng ở châu Á là do:
A. Tất cả đều đúng.
B. Hoang mạc rộng lớn.
C. Địa hình núi cao hiểm trở.
D. Khí hậu giá lạnh khắc nghiệt.
Đáp án: A
Câu 12: Giá trị kinh tế các sông của Bắc Á chủ yếu là:
A. Nuôi trồng thủy sản.
B. Giao thông và thủy điện.
C. Cung cấp nước cho sản xuất.
D. Tất cả đều đúng.
Đáp án: B
Câu 13: Các sông ở Bắc Á có đặc điểm:
A. Mạng lưới sông dày đặc.
B. Sông đóng băng vào mùa đông.
C. Chảy theo hướng từ nam lên bắc.
D. Tất cả đều đúng.
Đáp án: D
Câu 14: Vùng trung và hạ lưu sông Ô-bi thường có lũ băng lớn vào mùa nào?
A. Mùa đông.
B. Mùa thu.
C. Mùa xuân.
D. Mùa hạ.
Đáp án: C
Câu 15: Ở châu Á, cảnh quan tự nhiên nào không bị con người khai thác để làm nông nghiệp, xây dựng khu dân cư, khu công nghiệp?
A. Rừng và cây bụi lá cứng.
B. Xavan.
C. Rừng lá kim.
D. Thảo nguyên.
Đáp án: C
Câu 16: Rừng lá kim phân bố chủ yếu ở khu vực:
A. Đông Á.
B. Tây Xi-bia.
C. Tất cả đều sai.
D. Đông Nam Á.
Đáp án: B
Câu 17: Con sông nào chảy qua nước ta bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng?
A. Sông Mê Công.
B. Tất cả đều sai.
C. Sông Hằng.
D. Sông Trường Giang,
Đáp án: A
Câu 18: Cho biết các sông nào sau đây không thuộc khu vực Bắc Á?
A. Sông Ê-ni-xây, sông Lê-na
B. Sông Ô-bi.
C. Sông Mê Công, sông Hoàng Hà.
D. Tất cả đều sai.
Đáp án: C
Với nội dung bài Sông ngòi và cảnh quan châu Á các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về đặc điểm sông ngòi, các đới cảnh quan tự nhiên, những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á...
Tóm tắt Địa lí 8 các bài tiếp theo
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Tóm tắt Địa lý 8 filetype pdf. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Địa lý lớp 8, Giải bài tập Địa lí 8, Giải tập bản đồ Địa lí 8, Giải bài tập Địa Lí 8 ngắn nhất, Giải Vở BT Địa Lí 8, Tài liệu học tập lớp 8