Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tóm tắt Sinh học 8 filetype pdf

VnDoc xin giới thiệu và tóm tắt lý thuyết Sinh Học 8 ngắn gọn. Bài viết tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh Học lớp 8. Mời quý thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo phần Tóm tắt Sinh học 8 filetype pdf này nhé.

Mục lục Tóm tắt lý thuyết Sinh học 8 đầy đủ

Chương 1: Khái quát về cơ thể người

Chương 2: Vận động

Chương 3: Tuần hoàn

Chương 4: Hô hấp

Chương 5: Tiêu hóa

Chương 6: Trao đổi chất và năng lượng

Chương 7: Bài tiết

Chương 8: Da

Chương 9: Thần kinh và giác quan

Chương 10: Nội tiết

Chương 11: Sinh sản

Bài 1. Bài mở đầu

I. VỊ TRÍ CỦA CON NGƯỜI TRONG TỰ NHIÊN

- Trong các lớp động vật có xương sống thì lớp Thú là lớp có vị trí tiến hóa cao nhất. Về vị trí phân loại, loài người thuộc lớp Thú, ngành động vật có xương sống.

- Cấu tạo chung của cơ thể người rất giống cấu tạo chung của cơ thể động vật có xương sống, đặc biệt là lớp Thú: có lông mao, đẻ con, có tuyến sữa và nuôi con bằng sữa mẹ…

- Tuy nhiên, có những đặc điểm chỉ có ở người mà không có ở động vật:

+ Sự phân hóa của bộ xương phù hợp với chức năng lao động và đi bằng hai chân.

+ Nhờ lao động có mục đích, nên bớt lệ thuộc vào thiên nhiên.

+ Có tiếng nói, chữ viết, có tư duy trừu tượng và hình thành ý thức.

+ Biết dùng lửa để nấu chín thức ăn.

+ Não phát triển, sọ lớn hơn mặt.

II. NHIỆM VỤ CỦA MÔN CƠ THỂ NGƯỜI VÀ VỆ SINH

Có 2 nhiệm vụ:

- Nối tiếp chương trình sinh học lớp 7 nhằm hoàn thiện những hiểu biết về thế giới động vật, giúp ta thấy rõ loài người có nguồn gốc động vật nhưng đã vượt lên vị trí cao nhất về mặt tiến hóa. Nhờ có lao động mà bớt lệ thuộc vào thiên nhiên.

- Giúp tìm hiểu đặc điểm cấu tạo và chức năng của cơ thể từ cấp độ tế bào đến cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể trong mối quan hệ với môi trường và những cơ chế điều hòa các quá trình sống.

→ Đề ra các biện pháp rèn luyện thân thể, bảo vệ sức khỏe, giúp ta có được hiểu biết khoa học để có ý thức và hành vi bảo vệ môi trường.

- Kiến thức cơ thể người liên quan đến nhiều ngành khoa học như: y học, tâm lí học, hội họa…

III. PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP MÔN HỌC CƠ THỂ NGƯỜI VÀ VỆ SINH

- Phương pháp học tập phù hợp là: kết hợp quan sát, thí nghiệm và vận dụng kiến thức kĩ năng vào thực tế cuộc sống.

Bài 2. Cấu tạo cơ thể người

I. CẤU TẠO

1. Các phần cơ thể

- Cơ thể người chia làm 3 phần: đầu, thân và chi.

- Các khoang của cơ thể: khoang ngực và khoang bụng được ngăn cách với nhau bằng cơ hoành.

2. Các hệ cơ quan

- Hệ cơ quan gồm các cơ quan cùng phối hợp hoạt động thực hiện một chức năng nhất định của cơ thể.

- Cơ thể chúng ta gồm nhiều hệ cơ quan như: hệ vận động, hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ bài tiết và hệ thần kinh.

Bảng 1: Thành phần, chức năng của các hệ cơ quan

- Ngoài các hệ cơ quan trên, cơ thể còn có: lớp da bao bọc và bảo vệ cơ thể, các giác quan, hệ nội tiết và hệ sinh dục.

II. SỰ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN

⇒ Các cơ quan trong cơ thể là một khối thống nhất, có sự phối hợp với nhau, cùng thực hiện chức năng sống. Sự phối hợp này được thực hiện nhờ cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch (dòng máu chảy trong hệ tuần hoàn mang theo hoocmon do tuyến nội tiết tiết ra)

Bài 3. Tế bào

I. CẤU TẠO TẾ BÀO

Tế bào gồm có:

- Nhân: nhiễm sắc thể và nhân con

- Tế bào chất: có chứa các bào quan: ti thể, trung thể, lưới nội chất, bộ máy gôngi…

- Màng sinh chất

II. CHỨC NĂNG CỦA CÁC BỘ PHẬN TRONG TẾ BÀO

- Mối quan hệ giữa màng sinh chất, tế bào chất và nhân: màng sinh chất giúp tế bào trao đổi chất với các với môi trường bên ngoài thu nhận các chất vào tế bào để tổng hợp nên các chất cần thiết như: prôtêin, lipit… nhờ các bào quan có trong tế bào chất. Nhân điều khiển sự hoạt động của các quá trình tổng hợp và trao đổi chất với môi trường của tế bào. Đảm bảo cho tế bào hoạt động ổn định.

III. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO

IV. HOẠT ĐỘNG SỐNG CỦA TẾ BÀO

Chức năng của tế bào là thực hiện trao đổi chất và năng lượng, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể sống. Tế bào diễn ra sự phân chia, hoạt động này giúp cho cơ thể lớn lên, tới giai đoạn trưởng thành có thể tham gia vào các hoạt động sinh sản. Như vậy, mọi hoạt động sống của cơ thể là tổng hợp các hoạt động sống của tế bào.

--------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Tóm tắt Sinh học 8 filetype pdf. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 8, Giải Vở BT Sinh Học 8, Giải bài tập Sinh học 8, Tài liệu học tập lớp 8, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 8đề thi học kì 2 lớp 8 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sinh học lớp 8

    Xem thêm