Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm Địa lí 10 bài 2

Trắc nghiệm Địa lí 10 bài 2: Một số phương pháp biểu diễn các đối tượng địa lí trên bản đồ được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học môn Địa lí 10. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Câu hỏi trắc nghiệm môn Địa lí bài: Một số phương pháp biểu diễn các đối tượng địa lí trên bản đồ

Câu 1: Phương pháp kí hiệu dùng để biểu hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm

A. Phân bố theo luồng di chuyển.

B. Phân bố phân tán, lẻ tẻ.

C. Phân bố theo những điểm cụ thể.

D. Phân bố thanh từng vùng.

Đáp án: C

Giải thích: Mục 1, SGK/9 địa lí 10 cơ bản.

Câu 2: Trong các đối tượng địa lí dưới đây đối tượng nào được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu trên bản đồ?

A. Đường giao thông.

B. Mỏ khoáng sản.

C. Sự phân bố dân cư.

D. Lượng khách du lịch tới.

Đáp án: B

Giải thích: Mục 1, SGK/9 địa lí 10 cơ bản.

Câu 3: Theo quy ước ký hiệu dùng để thể hiện đối tượng địa lí sẽ được đặt ở vị trí như thế nào trên bản đồ

A. Đặt vào đúng vị trí của đối tượng địa lí.

B. Đặt phía dưới vị trí của đối tượng địa lí.

C. Đặt bên trái vị trí của đối tượng địa lí.

D. Đặt bên phải vị trí của đối tượng địa lí.

Đáp án: A

Giải thích: Mục 1, SGK/9 địa lí 10 cơ bản.

Câu 4: Phương pháp kí hiệu không chỉ xác định vị trí của đối tượng địa lý mà còn thể hiện được

A. Khối lượng cũng như tốc độ di chuyển của đối tượng địa lí.

B. Số lượng (quy mô), cấu trúc, chất lượng hoặc động lực phát triển của đối tượng địa lí.

C. Giá trị tổng cộng của đối tượng địa lí.

D. Hướng di chuyển của đối tượng địa lí.

Đáp án: B

Giải thích: Mục 1, SGK/9 địa lí 10 cơ bản.

Câu 5: Trên bản đồ, khi thể hiện mỏ sắt người ta dùng kí hiệu Δ, đây là dạng ký hiệu nào?

A. Kí hiệu tập thể.

B. Kí hiệu chữ.

C. Kí hiệu tượng hình.

D. Kí hiệu hình học.

Đáp án: D

Giải thích: Mục 1, SGK/9 địa lí 10 cơ bản.

Câu 6: Trong phương pháp kí hiệu, để phân biệt cùng một loại đối tượng địa lý nhưng khác nhau về chất lượng hoặc động lực phát triển, người ta cùng sử dụng một loại kí hiệu nhưng khác nhau về

A. Màu sắc.

B. Diện tích (độ to nhỏ).

C. Nét vẽ.

D. Cả ba cách trên.

Đáp án: B

Giải thích: Trong phương pháp kí hiệu, để phân biệt cùng một loại đối tượng địa lý nhưng khác nhau về chất lượng hoặc động lực phát triển, người ta cùng sử dụng một loại kí hiệu nhưng khác nhau về diện tích (độ to nhỏ). Ví dụ: Nhà máy thủy điện kí hiệu ngôi sao màu xanh, nhà máy thủy điện đang xây dựng kí hiệu bằng ngôi sao màu trắng,… nhưng công suất khác nhau thì có độ to, nhỏ không giống nhau.

Câu 7: Phương pháp đường chuyển động được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm phân bố theo những điểm cụ thể

A. Phân bố theo những điểm cụ thể.

B. Phân bố theo luồng di chuyển.

C. Phân bố phân tán, lẻ tẻ.

D. Phân bố thành từng vùng.

Đáp án: B

Giải thích: Mục 2, SGK/11 địa lí 10 cơ bản.

Câu 8: Trên trên bản đồ kinh tế xã hội các đối tượng địa lí nào dưới đây được thể hiện bằng phương pháp điều chuyển động?

A. Đường giao thông đường sắt đường ô tô đường hàng không.

B. Các luồng di dân.

C. Đường ranh giới giữa các vùng các địa phương.

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án: B

Giải thích: Mục 2, SGK/12 địa lí 10 cơ bản.

Câu 9: Trên bản đồ tự nhiên các đối tượng địa lí nào dưới đây được thể hiện bằng phương pháp điều chuyển động

A. Đường biên giới, đường bờ biển.

B. Các dòng sông, các dãy núi.

C. Hướng gió dòng biển.

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án: C

Giải thích: Mục 2, SGK/12 địa lí 10 cơ bản.

Câu 10: Trong phương pháp đường chuyển động để thể hiện sự khác nhau về khối lượng hoặc tốc độ di chuyển của cùng một loại đối tượng địa lí người ta sử dụng

A. Các mũi tên dài - ngắn hoặc dày – mảnh khác nhau.

B. Các mũi tên có màu sắc khác nhau.

C. Các mũi tên của đường nét khác nhau.

D. Cả ba cách trên.

Đáp án: A

Giải thích: Mục 2, SGK/12 địa lí 10 cơ bản.

Câu 11: Phương pháp chấm điểm được dùng để thể hiện các đối tượng địa lý và đặc điểm

A. Phân bố thanh vùng

B. Phân bố theo luồng di truyền

C. Phân bổ theo những địa điểm cụ thể

D. Phân bố phân tán lẻ tẻ

Đáp án: D

Giải thích: Mục 3, SGK/12 địa lí 10 cơ bản.

Câu 12: Trong phương pháp bản đồ biểu đồ để thể hiện giá trị tổng cộng của một đối tượng địa lí trên các đơn vị lãnh thổ người ta dùng cách

A. Đặt các kí hiệu vào phạm vi của các đơn vị lãnh thổ đó.

B. Đặt các biểu đồ vào phạm vi của các đơn vị lãnh thổ đó.

C. Đặt các điểm chấm và phạm vi của các đơn vị lãnh thổ đó.

D. Khoanh vùng các đơn vị lãnh thổ đó.

Đáp án: B

Giải thích: Mục 4, SGK/13 địa lí 10 cơ bản.

Câu 13: Để thể hiện các mỏ khoáng sản trên bản đồ người ta thường dùng

A. Phương pháp kí hiệu.

B. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động.

C. Phương pháp chấm điểm.

D. Phương pháp bản đồ - biểu đồ.

Đáp án: A

Giải thích: Mục 1, SGK/9 địa lí 10 cơ bản.

Câu 14: Để thể hiện sự phân bố dân cư trên bản đồ, người ta thường dùng

A. Phương pháp kí hiệu.

B. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động.

C. Phương pháp chấm điểm.

D. Phương pháp bản đồ - biểu đồ.

Đáp án: C

Giải thích: Mục 3, SGK/12 địa lí 10 cơ bản.

Câu 15: Để thể hiện sự phân bố lượng mưa trung bình năm trên nước ta, người ta thường dùng

A. Phương pháp kí hiệu.

B. Phương pháp chấm điểm.

C. Phương pháp bản đồ - biểu đồ.

D. Phương pháp khoanh vùng.

Đáp án: D

Giải thích: Để thể hiện sự phân bố lượng mưa trung bình năm hay diện tích cây lâu năm của các tỉnh,… trên nước ta, người ta thường dùng khoang vùng hay còn có tên gọi khác là phương pháp nền chất lượng.

Câu 16: Để thể hiện lượng mưa trung bình các năm tháng trong năm hoặc nhiệt độ trung bình các tháng trong năm ở các địa phương người ta thường dùng

A. Phương pháp kí hiệu

B. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động

C. Phương pháp bản đồ biểu đồ

D. Phương pháp khoanh vùng

Đáp án: C

Giải thích: Mục 4, SGK/13 địa lí 10 cơ bản.

Câu 17: Các đối tượng theo điểm cụ thể thường dùng phương pháp nào để thể hiện?

A. Phương pháp kí hiệu.

B. Phương pháp đường đẳng trị.

C. Phương pháp bản đồ, biểu đồ.

D. Phương pháp chấm điểm.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/9, địa lí 10 cơ bản.

Câu 18: Các dạng kí hiệu thường được sử dụng trong phương pháp kí hiệu là

A. Hình học, nền màu, chữ.

B. Chữ, hình học, đường thẳng.

C. Tượng hình, hình học, chữ.

D. Đường thẳng, hình học, nền màu.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/9, địa lí 10 cơ bản

Câu 19: Ý nào dưới đây không phải là các kí hiệu thường được sử dụng trong phương pháp kí hiệu?

A. Hình học.

B. Chữ.

C. Tượng hình.

D. Đường thẳng.

Đáp án D.

Giải thích: SGK/9, địa lí 10 cơ bản.

Câu 20: Muốn thể hiện các sự vật di chuyển theo các tuyến, thường dùng

A. phương pháp kí hiệu.

B. phương pháp đường chuyển động.

C. phương pháp bản đồ, biểu đồ.

D. phương pháp đường đẳng trị.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/12, địa lí 10 cơ bản.

Câu 21: Phương pháp kí hiệu đường chuyển động thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm nào dưới đây?

A. Có sự phân bố theo những điểm cụ thể

B. Có sự di chuyển theo các tuyến

C. Có sự phân bố theo tuyến

D. Có sự phân bố rải rác

Đáp án B.

Giải thích: SGK/12, địa lí 10 cơ bản.

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Trắc nghiệm Địa lí 10 bài 2: Một số phương pháp biểu diễn các đối tượng địa lí trên bản đồ. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã có thể nắm được nội dung chính của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được các loại phương pháp kí hiệu, đặc điểm và ý nghĩa của các loại ký hiệu. Các quy ước khi sử dụng các ký hiệu... Và để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Trắc nghiệm Địa lý 10, Giải bài tập Địa lí 10, Giải tập bản đồ Địa lí 10, Giải Vở BT Địa Lí 10, Giải bài tập Địa lí 10 ngắn nhất, Tài liệu học tập lớp 10

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Địa lý 10

    Xem thêm