Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm môn Lịch sử 7 bài 29

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 7 bài 29: Ôn tập chương V và chương VI được VnDoc tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học Lịch sử lớp 7.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử bài: Ôn tập chương V và chương VI

Câu 1: Trong thế kỉ XVI - XVIII, tình hình chính trị Đại Việt có điểm gì nổi bật?

  1. Khởi nghĩa nông dân diễn ra liên tục
  2. Kinh tế hàng hóa phát triển mạnh
  3. Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền
  4. Sự xâm nhập của thực dân phương Tây

Câu 2: Phong trào nông dân khởi nghĩa lan rộng ở thế kỉ XVIII tiêu biểu là phong trào nông dân Tây Sơn, đây là biểu hiện của vấn đề gì?

  1. Sự khủng hoảng và suy sụp của chế độ phong kiến.
  2. Nguy cơ xâm lược của thế lực bên ngoài.
  3. Sự lớn mạnh của nông dân.
  4. Tình trạng nổi loạn cát cứ ở địa phương

Câu 3: Ai là người xin Trịnh Kiểm vào trấn thủ vùng Thuận - Quảng trong thế kỉ XVI?

  1. Nguyễn Kim
  2. Nguyễn Hoàng
  3. Nguyễn Uông
  4. Nguyễn Ánh

Câu 4: Người có vai trò ảnh hưởng lớn nhất tới vận mệnh của dân tộc trong thế kỉ XVI nửa đầu thế kỉ XIX?

  1. Nguyễn Nhạc
  2. Mạc Đăng Dung
  3. Nguyễn Ánh
  4. Nguyễn Huệ

Câu 5: Phong trào Tây Sơn có vai trò như thế nào đối với sự nghiệp thống nhất đất nước?

  1. Lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong, tạo điều kiện để thống nhất đất nước
  2. Lật đổ chúa Trịnh và chúa Nguyễn, tạo điều kiện để thống nhất đất nước
  3. Lật đổ các thế lực phong kiến, hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước
  4. Lật đổ các thế lực phong kiến, bước đầu thống nhất đất nước

Câu 6: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chiến tranh Nam - Bắc triều và chiến tranh Trịnh - Nguyễn là

  1. Triều đình nhà Lê suy-yếu, các thế lực phong kiến xung đột, tranh chấp quyết liệt.
  2. Đất nước bị nạn ngoại xâm.
  3. Mâu thuẫn sắc tộc diễn ra gay gắt.
  4. Nhân dân chán ghét chế độ cai trị của nhà Lê đã nổi dậy khởi nghĩa khắp nơi.

Câu 7: Lực lượng chính trị nào trong lịch sử Đại Việt đã lãnh đạo nhân dân đánh thắng 2 thế lực ngoại xâm?

  1. Nhà Lý
  2. Nhà Trần
  3. Tây Sơn
  4. Nhà Lê sơ

Câu 8: Hậu quả của chiến tranh Nam - Bắc triều và chiến tranh Trịnh - Nguyễn là

  1. Nhiều vùng lãnh thổ của đất nước bị nước ngoài xâm chiếm.
  2. Đất nước bị lệ thuộc vào các triều đại phong kiến Trung Quốc.
  3. Đất nước bị chia cắt, đời sống nhân dân khổ cực.
  4. Đất nước trở thành thuộc địa của tư bản phương Tây.

Câu 9: Từ đầu thế kỉ XVII, nền kinh tế Đại Việt có đặc điểm gì nổi bật?

  1. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trở thành quan hệ sản xuất chủ đạo
  2. Kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng
  3. Kinh tế hàng hóa phát triển nhanh chóng đi liền mở rộng ngoại thương
  4. Thủ công nghiệp hàng hóa phát triển mạnh mẽ

Câu 10: Cống hiến to lớn của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc là

  1. Lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, khôi phục nhà Lê.
  2. Xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.
  3. Giành lại được các vùng đất của nước ta bị nhà Thanh chiếm đóng trước đó.
  4. Mở rộng lãnh thổ đất nước vào phía nam.

Câu 11: Từ thời kì nào chữ Nôm trở thành chữ viết chính thống và văn thơ chữ Nôm được đưa vào nội dung thi cử?

  1. Thời nhà Mạc
  2. Thời Lê sơ
  3. Thời Lê - Trịnh
  4. thời vua Quang Trung

Câu 12: Công lao to lớn của vua Quang Trung đối với công cuộc xây dựng đất nước là

  1. Xây dựng chính quyền phong kiến mới tiến bộ và những cơ sở, điều kiện để phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, quốc phòng.
  2. Xây dựng được mối quan hệ hòa hảo với các nước, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
  3. Tiến hành cải cách, mở cửa, tạo điều kiện cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh.
  4. Xây dựng đất nước theo mô hình các nước tư bản phương Tây.

Câu 13: Tác giả của cuốn Phủ biên tạp lục là ai?

  1. Phan Huy Chú
  2. Lê Quý Đôn
  3. Trịnh Hoài Đức
  4. Lê Hữu Trác

Câu 14: Đặc điểm nổi bật về tình hình xã hội thời Nguyễn trong nửa đầu thế kỉ XIX là

  1. Đời sống nhân dân ấm no, hạnh phúc.
  2. Triều đình rất chăm lo đến đời sống nhân dân.
  3. Nhân dân loạn lạc, tình trạng cát cứ diễn ra ở khắp nơi.
  4. Khởi nghĩa nông dân nổ ra ở khắp nơi.

Câu 15: Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều bùng nổ xuất phát từ nguyên nhân nào?

  1. Sự suy yếu của nhà Lê sơ
  2. Sự chống đối của họ Nguyễn với chúa Trịnh
  3. Sự chống đối của các cận thần nhà Lê với nhà Mạc
  4. Sự chống đối của nhân dân với nhà Mạc

Câu 16: Nét nổi bật của văn hoá dân tộc cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX là

  1. Văn học viết bằng chữ Nôm phát triển đến đỉnh cao.
  2. Văn học viết bằng chữ Hán phát triển rực rỡ.
  3. Xuất hiện nhiều loại hình nghệ thuật mới như sân khấu, tuồng, chèo.
  4. Sự du nhập và phát triển mạnh mẽ của văn hoá phương Tây.

Câu 17: Hậu quả lớn nhất của chiến tranh Trịnh - Nguyễn đối với lịch sử là?

  1. Tàn phá nền kinh tế đất nước
  2. Khiến đời sống nhân dân khổ cực
  3. Sức mạnh phòng thủ đất nước suy giảm
  4. Đất nước bị chia cắt hơn 200 năm

Câu 18: Văn học Việt Nam thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX phản ánh

  1. Niềm tự hào sâu sắc về truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc.
  2. Cuộc đấu tranh quyết liệt giữa nông dân với các thế lực phong kiến thống trị và bênh vực quyền lợi của người phụ nữ.
  3. Phong phú và sâu sắc cuộc sống xã hội đương thời, những thay đổi trong tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của con người Việt Nam.
  4. Những thay đổi sâu sắc trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam trước những tác động của nền văn hóa phương Tây được du nhập vào.

Câu 19: Biện pháp nào dưới đây không phải chính sách của nhà Nguyễn nhằm khôi phục chế độ phong kiến tập quyền?

  1. Tổ chức bộ máy nhà nước theo hướng trung ương tập quyền
  2. Ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ để bảo vệ triều đình
  3. Tổ chức quân đội chặt chẽ
  4. Tăng cường ảnh hưởng sang khu vực Cao Miên và Xiêm

Câu 20: Chế độ phong kiến tập quyền trên cả nước được khôi phục dưới thời Nguyễn có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

  1. Thúc đẩy quá trình mở cõi về phía Nam
  2. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước
  3. Thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
  4. Hạn chế khả năng phòng thủ của đất nước

-----------------------------------------

Với nội dung bài Trắc nghiệm môn Sử lớp 7 bài 29: Ôn tập chương V và chương VI gồm có các câu hỏi trắc nghiệm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô hiểu rõ về tình hình phát triển kinh tế, xã hội và chính trị của các triều đại phong kiến của nước ta từ Lê Sơ đến chế độ nhà Nguyễn..

Như vậy VnDoc đã giới thiệu tới bạn đọc Trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 7 bài 29: Ôn tập chương V và chương VI. Để có kết quả cao hơn trong học tập, các bạn học sinh có thể tham khảo thêm Trắc nghiệm Lịch sử 7, Giải bài tập Lịch Sử 7, Giải Vở BT Lịch Sử 7, Giải Tập bản đồ Lịch Sử 7, Lý thuyết Lịch sử 7, Tài liệu học tập lớp 7

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Lịch sử 7

    Xem thêm