Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Văn mẫu lớp 10: Phân tích bài ca dao "Bao giờ cho đến tháng ba..."

Phân tích bài ca dao "Bao giờ cho đến tháng ba..."

Văn mẫu lớp 10: Phân tích bài ca dao "Bao giờ cho đến tháng ba..." tổng hợp các bài văn mẫu lớp 10 hay dành cho các em cùng tham khảo, nhằm có thêm ý tưởng hoàn thiện bài tập làm văn, từ đó học tốt môn Ngữ văn 10, đạt kết quả cao trong học tập.

Phân tích bài ca dao "Bao giờ cho đến tháng ba..." - Bài tham khảo 1

Trong văn học dân gian có một thể loại khá đặc biệt là đồng dao. Thực ra, đồng dao cũng là ca dao nhưng thường sáng tác cho trẻ con đọc hoặc hát khi chăn trâu cắt cỏ trên cánh đồng hoặc lúc vui chơi trên bờ đê, ngõ xóm. Bản sắc đồng dao gần gũi với ngụ ngôn, có phong vị của thơ trào phúng, kết hợp với chất trữ tình ngọt ngào vốn có của ca dao, rất phù hợp với tính hồn nhiên, ham hiểu biết của trẻ thơ. Đồng dao có đề tài muôn hình muôn vẻ. Phạm vi miêu tả của nó rất rộng: từ cây cỏ, loài vật đến sinh hoạt xã hội, các trò chơi con trẻ v.v… Nó mở ra trước mắt trẻ em cả một thế giới rộng lớn. Chủ đề đồng dao thường diễn tả tinh thần lạc quan yêu đời, đồng thời ẩn chứa triết lí về nhân sinh quan, thế giới quan của nhân dân lao động trong xã hội phong kiến ngày xưa. Bài đồng dao dưới đây là bức tranh phong phú về thế giới tự nhiên và cuộc sống của con người:

Bao giờ cho đến tháng ba,
Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng,
Hùm nằm cho lợn liếm lông
Một chục quá hồng nuốt lão tám mươi.
Nắm xôi nuốt trẻ lên mười,
Con gà be rượu nuốt người lao đao.
Lươn nằm cho trúm bò vào,
Một đàn cào cào đuổi bắt cá rô.
Lúa mạ nhảy lên ăn bò,
Cỏ năn cỏ lác rình mò bắt trâu.
Gà con đuổi đánh diều hâu,
Chim ri đuổi đánh vỡ đầu bồ nông

Những hiện tượng mà bài đồng dao miêu tả toàn là ngược đời, chẳng bao giờ xảy ra trọng thực tế. Qua đó, tác giả chế giễu những hiện tượng phi lí trong xã hội, đồng thời đề cập tới sự xoay vần muôn màu muôn vẻ của thế giới tự nhiên và cuộc sống của con người.

Kết cấu của bài đồng dao này là kiểu kết cấu trùng điệp, đề cập tới rất nhiều nhân vật với nhiều sự kiện thú vị, hấp dẫn. Mở đầu lả một câu hỏi mang tính ước lệ: Bao giờ cho đến tháng ba?Đọc toàn bộ bài đồng dao, ta thấy rất nhiều hiện tượng trong bài không gắn với tháng ba. Chẳng hạn, tháng ba chưa có hồng, chưa có cào cào, v.v… Mặt khác, nếu các hiện tượng như Nắm xôi nuốt trẻ lên mười, Con gà be rượu nuốt người lao đao là có thật thì nó xảy ra quanh năm chứ chẳng cứ gì tháng ba mới có.

Những hiện tượng được miêu tả trong bài đồng dao này nếu nói xuôi thì chẳng có gì để nói. Nói ngược mới có chuyện, chuyện cuộc đời cũng như chuyện nghệ thuật. Cách nói ngược này rất phổ biến trong hò vè, ca dao, chẳng hạn nói ngược trong vè: Lên núi đặt lờ, xuống sông bổ củi; nói ngược trong ca dao ; Bao giờ chạch đẻ ngọn đa, Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình, Bao giờ rau diếp làm đình, Gỗ lim thái ghém thì mình lấy ta…

Trong toàn bộ mười một câu tiếp theo của bài đồng dao, các tác giả dân gian đã sử dụng nghệ thuật nói ngược làm phương tiện nghệ thuật chủ đạo nhằm lôi cuốn sự chú ý qua người nghe và khắc sâu kiến thức muốn truyền đạt; qua đó kín đáo gửi gắm suy nghĩ và tình cảm của mình.

Tháng ba là thời gian cuối xuân, đầu hạ với những cơn mưa rào, báo hiệu sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Ở đây, tháng ba mang tính chất ước lệ, tượng trưng cho khao khát đổi thay trong cuộc sống của con người. Câu hỏi tu từ mở đẩu bài đồng dao thể hiện khao khát, mong mỏi ấy:

Bao giờ cho đến tháng ba,
Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng.
Hùm nằm cho lợn liếm lông,

Ếch là con vật bé nhỏ thựờng sống quẩn quanh ở góc ao, vũng nước; còn rắn là con vật có nọc độc nguy hiểm, kẻ thù xưa nay của ếch. Tháng ba đến tức là cơ hội vừa đến. Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng, thật bất ngờ và hả hê, thỏa mãn vì ếch đã trả được mổi thù truyền kiếp.

Lợn là con vật hiền lành, chỉ sống loanh quanh trong vườn, trong chuồng, là mồi ngon của con hùm to lớn, hung dữ. Vậy mà giờ đây, hùm lại ngoan ngoãn nằm im cho lợn liếm lông. Quả là chuyện lạ, chuyện thay bậc đổi ngôi!

Tiếp theo, bài đồng dạo chuyển sang đề tài sinh hoạt trong cuộc sống hằng ngày:

Một chục quả hồng nuốt lão tám mươi.
Nắm xôi nuốt trẻ lên mười,
Con gà be rượu nuốt người lao đao.

Những quả hồng xinh xắn, đỏ tươi, chín mọng thường thấy trong dịp Tết Trung thu là món quà quý giá mà con cháu trân trọng dâng lên để mừng thọ lão tám mươi. Nắm xôi là món quà thơm ngon hằng ngày rất được ưa thích của trẻ lên mười. Hình ảnh nắm xôi và trẻ lên mười thật xinh xắn, nhỏ bé, dễ thương, dễ mến!

Nhưng cuộc sống đâu chỉ có toàn chuyện vui, chuyện đáng yêu mà bên cạnh đấy còn có những chuyện đáng trách, đáng ghét nữa. Đó là hình ảnh người uống rượu đến mức say nhè mà bài đồng dao gọi là người lao đao. Hình ảnh người say ngật ngưỡng, chệnh choạng, đi không vững sau khi nhắm hết con gà, be rượu thật là đáng cười. Những lúc đó thì đúng là rượu nuốt người, chứ đâu phải người nuốt rượu nữa. Từ xưa, đồng dao đã giễu cợt, châm biếm tệ nghiện rượu, một thói xấu chỉ đem lại tác hại cho cuộc sống con người.

Ở đoạn cuối của bài đồng dao, tác giả tiếp tục dẫn dắt các em nhỏ đến với thế giới sinh động của các loài vật và cây cỏ. Nghệ thuật nói ngược làm cho việc miêu tả thêm ấn tượng và hiệu quả:

Lươn nằm cho trúm bò vào,
Một đàn cào cào đuổi bắt cá rô.
Lúa mạ nhảy lên ăn bò,
Cỏ năn cỏ lác rình mò bắt trâu.
Gà con đuổi đánh diều hâu,
Chim ri đuổi đánh vỡ đẩu bồ nông.

Trong cuộc sống thường ngày, mọi việc diễn ra ngược lại như vậy: trũm được dùng để bắt lươn, cá rô bắt cào cào, bò ăn lúa mạ, trâu ăn cỏ năn, cỏ lác, diều hâu bắt gà con và bồ nông đuổi đánh chim ri… Nhưng với cái nhìn hài hước, hóm hỉnh, mọi trật tự của thiên nhiên có sự đảo lộn. Các động từ đuổi bắt, nhảy lên, rình mò, đuổi đánh vỡ đầu thật sinh động, ngộ nghĩnh, có khả năng miêu tả và biểu cảm kì lạ.

Như trên đã nói, nghệ thuật miêu tả của bài đồng dao vô cùng độc đáo. Đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa thủ pháp nội ngược, yếu tố thậm xưng, ước lệ với giọng điệu hài hước, dí dỏm. Nếu chúng ta lược bỏ giọng điệu chế giễu những hiện tượng phi lí ngược đời thì bài đồng dao là bức tranh sinh động về con người và cuộc sống, nhằm mục đích cung cấp những kiến thức cơ bản về cỏ cây (quả hồng, lúa mạ, cỏ năn, cỏ lác), về loài vật (cá rô, con gà, con lươn, cào cào, chim ri, con bò, con trâu, diều hâu, con hùm, con ếch, bồ nông), về đồ vật, sự vật (nắm xôi be rượu) và về con người (lão tám mươi, trẻ lên mười, người lao đao…). Đó là những kiến thức đầu đời quý giá giúp cho trẻ em làm quen, tìm hiểu, khám phá, tiếp cận dần dần với thế giới tự nhiên phong phú và xã hội con người phức tạp. Cách nói ngược gây ấn tượng và lôi cuốn sự chú ý, tạo sức hấp dẫn, gợi trí tò mò, giúp các em dễ thuộc lòng bài đồng dao để từ đó quan tâm tìm hiểu, suy nghĩ về thế giới xung quanh.

Ngày nay ở nông thôn, mỗi khi cùng nhau vui chơi, nhảy múa, trẻ em vẫn hát đồng dao để làm cho không khí càng thêm hào hứng, sôi động. Có thể ý nghĩa sâu xa, thâm thúy của bài đồng dao này con trẻ chưa hiểu hết, nhưng lời hát, nhịp điệu và trò chơi đi kèm bài đồng dao thì các em đón nhận một cách dễ dàng. Rồi sau này lớn lên, các em sẽ suy ngẫm ra ý tứ sâu xa của bài đồng dao mà lúc còn bé các em đã từng say mê, yêu thích và càng thương yêu thêm chốn quê nghèo, nơi minh đã sinh ra và lớn lên.

Cũng như nhiều bài đồng dao khác, bài đồng dao bao giờ cho đến tháng ba… mãi mãi hấp dẫn người lớn và trẻ em. Nó gợi mở những hiểu biết, suy nghĩ về thiên nhiên, về thế giới động vật, về con người, về khao khát ước mơ công lí, ước mơ hạnh phúc. Sức sống của đồng dao có thể ví như một dòng suối trong veo, cứ róc rách tuôn chảy mà không bao giờ khô cạn.

Phân tích bài ca dao "Bao giờ cho đến tháng ba..." - Bài tham khảo 1

Có thể nói rằng trong văn học dân gian có một thể loại khá đặc biệt là đồng dao. Những bài đồng dao là những lời ca dân gian cho trẻ nhỏ, nhưng lại cũng ẩn chứa những kinh nghiệm, những bài học cuộc sống. Và bài đồng dao hay nhất “Bao giờ cho đến tháng ba…” là một trong những bài đồng dao thể hiện được cả nếp sống sinh hoạt, kinh nghiệm của ông cha ta trong đó.

Chủ đề đồng dao hướng đến là các nếp phong tịc, những hiện tượng thiên nhiên,…như để chỉ, giải thích cho các em về thế giới xung quanh vậy. Vẫn còn đó những cau hát đồng dao trong sang:

Bao giờ cho đến tháng ba,

Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng,

Hùm nằm cho lợn liếm lông

Một chục quá hồng nuốt lão tám mươi.

Nắm xôi nuốt trẻ lên mười,

Con gà be rượu nuốt người lao đao.

Lươn nằm cho trúm bò vào,

Một đàn cào cào đuổi bắt cá rô.

Lúa mạ nhảy lên ăn bò,

Cỏ năn cỏ lác rình mò bắt trâu.

Gà con đuổi đánh diều hâu,

Chim ri đuổi đánh vỡ đầu bồ nông

Ta nhưng thấy được những hiện tượng mà bài đồng dao miêu tả toàn là ngược đời, chẳng bao giờ xảy ra trọng thực tế. Và cũng đã thông qua đó, tác giả chế giễu những hiện tượng phi lí trong xã hội, và đồng thời như cũng lại đề cập tới sự xoay vần muôn màu muôn vẻ của thế giới tự nhiên và cuộc sống của con người.

Thật không khó để nhận ra kết cấu của bài đồng dao này là kiểu kết cấu trùng điệp, đề cập tới rất nhiều nhân vật với nhiều sự kiện thú vị, hấp dẫn. Và việc mở đầu lả một câu hỏi mang tính ước lệ đó chính là “Bao giờ cho đến tháng ba?’ Khi mà người đọc toàn bộ bài đồng dao, ta thấy rất nhiều hiện tượng trong bài không gắn với tháng ba. Chẳng hạn, ta như thấy được tháng ba chưa có hồng, chưa có cào cào, v.v… Mặt khác, nếu như là các hiện tượng hay như “Nắm xôi nuốt trẻ lên mười, Con gà be rượu nuốt người lao đao” là có thật thì nó xảy ra quanh năm chứ chẳng cứ gì tháng ba mới có chứ!

Ta như cũng đã thấy được dường như những hiện tượng được miêu tả trong bài đồng dao này nếu nói xuôi thì như lại chẳng có gì để nói. Và với nghệ thuật nói ngược mới có chuyện, và đó là những chuyện cuộc đời cũng như chuyện nghệ thuật. Có thể thấy rõ chính cách nói ngược này rất phổ biến trong hò vè, ca dao, chẳng hạn nói ngược trong vè đó là “Lên núi đặt lờ, xuống sông bổ củi” chính với cách nói ngược trong ca dao nổi tiếng như “Bao giờ chạch đẻ ngọn đa, Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình, Bao giờ rau diếp làm đình, Gỗ lim thái ghém thì mình lấy ta”…

Ta như thấy được trong toàn bộ mười một câu tiếp theo của bài đồng dao, dường như các tác giả dân gian lại thật tinh tế khi đã sử dụng nghệ thuật nói ngược làm phương tiện nghệ thuật chủ đạo. Việc này cũng như đã nhằm lôi cuốn sự chú ý qua người nghe và khắc sâu kiến thức muốn truyền đạt. Và thông qua đó kín đáo gửi gắm suy nghĩ và tình cảm của mình.

Khi vào độ tháng ba là thời gian cuối xuân, đầu hạ đó là thời tiết với những cơn mưa rào, như cũng đã báo hiệu sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Ở đây, ta cũng như đã thấy được tháng ba mang tính chất ước lệ, tượng trưng cho khao khát đổi thay trong cuộc sống của con người. Có lẽ rằng chính câu hỏi tu từ mở đẩu bài đồng dao thể hiện khao khát, mong mỏi ấy:

Bao giờ cho đến tháng ba,

Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng.

Hùm nằm cho lợn liếm lông,

Ếch được biết đến là con vật bé nhỏ thựờng sống quẩn quanh ở góc ao, hay những vũng nước. Và còn loài rắn là con vật có nọc độc nguy hiểm, và nó được coi như là kẻ thù xưa nay của ếch. Tháng ba đến tức là cơ hội vừa đến. Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng, nhưng lại thật bất ngờ và hả hê, thỏa mãn vì ếch cũng như lại đã trả được mổi thù truyền kiếp.

Hay con lợn là con vật hiền lành, và nó như lại chỉ sống loanh quanh trong vườn, trong chuồng, nó luôn luôn là miếng mồi ngon của con hùm to lớn, hung dữ. Vậy mà giờ đây, mọi thứ đã bị đảo ngược hùm lại ngoan ngoãn nằm im cho lợn liếm lông. Và đây quả là chuyện lạ, chuyện thay bậc đổi ngôi!

Tiếp theo, bài đồng dạo chuyển sang đề tài sinh hoạt trong cuộc sống hằng ngày:

Một chục quả hồng nuốt lão tám mươi.

Nắm xôi nuốt trẻ lên mười,

Con gà be rượu nuốt người lao đao.

Đó còn là những quả hồng xinh xắn, đỏ tươi như đã chín mọng mà con cháu trân trọng dâng lên để mừng thọ cho lão tám mươi. Hay hình ảnh nắm xôi là món quà thơm ngon hằng ngày rất được ưa thích của trẻ lên mười. Thì chính hình ảnh nắm xôi và trẻ lên mười thật xinh xắn biết bao nhiêu.

Nhưng, dường như ta thấy chính là cuộc sống đâu chỉ có toàn chuyện vui, chuyện đáng yêu mà bên cạnh đấy còn có biết bao nhiêu những chuyện đáng trách, và cả đáng ghét nữa. Đó chính là hình ảnh người uống rượu đến mức say nhè mà bài đồng dao gọi là người lao đao. Người đọc như thật ấn tượng với hình ảnh người say ngật ngưỡng, chệnh choạng, đi không vững sau khi nhắm hết con gà, be rượu thật là đáng cười. Và thì những lúc đó thì đúng là rượu nuốt người, chứ đâu phải người nuốt rượu nữa. Từ xưa, đồng dao đã đợc biết đến là một thể loại luôn giễu cợt, châm biếm tệ nghiện rượu, một thói xấu chỉ đem lại tác hại cho cuộc sống con người.

Trong đoạn cuối tác giả dân gian như lại tiếp tục mở đường cho các em nhỏ đến với thế giới loài vật

Lươn nằm cho trúm bò vào,

Một đàn cào cào đuổi bắt cá rô.

Lúa mạ nhảy lên ăn bò,

Cỏ năn cỏ lác rình mò bắt trâu.

Gà con đuổi đánh diều hâu,

Chim ri đuổi đánh vỡ đẩu bồ nông.

Có thể nói rằng chính trong cuộc sống thường ngày, mọi việc diễn ra ngược lại như vậy: trũm được dùng để bắt lươn, cá rô bắt cào cào, …Nhưng khi đi vào đồng dao những sự việc đó lại thạt hấp dẫn và ấn tượng.

Dễ thấy cũng như nhiều bài đồng dao khác,thì dường như chính bài đồng dao bao giờ cho đến tháng ba… sẽ như mãi mãi hấp dẫn người lớn và trẻ em. Nó cũng như đã gợi mở những hiểu biết, suy nghĩ về thiên nhiên, về thế giới động vật, về con người, về những sự khao khát ước mơ công lí. Và đó còn chính là những ước mơ hạnh phúc. Và có thể nói rằng chính sức sống của đồng dao có thể ví như một dòng suối trong veo như ngọt lành, nó cứ mãi róc rách tuôn chảy không thôi mà không bao giờ khô cạn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 10

    Xem thêm