Lập dàn ý phân tích bài ca dao "Bao giờ cho đến tháng ba..."

Dàn ý phân tích bài ca dao "Bao giờ cho đến tháng ba..."

Lập dàn ý phân tích bài ca dao "Bao giờ cho đến tháng ba..." được VnDoc sưu tầm và tổng hợp, giúp các bạn học sinh hoàn thành tốt bài kiểm tra sắp tới đây của mình. Mời các bạn tham khảo dàn bài văn mẫu chủ đề phân tích bài ca dao "Bao giờ cho đến tháng ba...".

Bao giờ cho đến tháng ba,

Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng,

Hùm nằm cho lợn liếm lông

Một chục quá hồng nuốt lão tám mươi.

Nắm xôi nuốt trẻ lên mười,

Con gà be rượu nuốt người lao đao.

Lươn nằm cho trúm bò vào,

Một đàn cào cào đuổi bắt cá rô.

Lúa mạ nhảy lên ăn bò,

Cỏ năn cỏ lác rình mò bắt trâu.

Gà con đuổi đánh diều hâu,

Chim ri đuổi đánh vỡ đầu bồ nông

A, Mở bài:

  • Giới thiệu về đồng dao trong kho tàng văn học dân gian nó có vị trí và vai trò như thế nào?
    • Trong kho tàng đồ sộ của văn học dân gian có một thể loại khá đặc biệt là đồng dao. Và thực ra, đồng dao cũng chỉ là ca dao lại thường sáng tác cho trẻ con đọc hoặc hát khi chăn trâu cắt cỏ trên cánh đồng hoặc lúc vui chơi trên bờ đê, ngõ xóm. Bản sắc đồng dao gần gũi với ngụ ngôn, có phong vị của thơ trào phúng, kết hợp với chất trữ tình ngọt ngào, đằm thắm vốn có của ca dao, rất phù hợp với tính hồn nhiên, ham hiểu biết của trẻ thơ.
  • Giới thiệu bài đồng dao cần phân tích và khẳng định vị trí cả bài ca dao đó trong văn học dân gian nói chung.
    • Có thể nói bài đồng dao dưới đây chính là bức tranh phong phú về thế giới tự nhiên và cuộc sống của con người:

B, Thân bài:

  • Đánh giá chung:
    • Thật dễ nhận thấy những hiện tượng mà bài đồng dao miêu tả toàn là ngược đời, chẳng bao giờ xảy ra trọng thực tế. Chính vì điều ngược này mà tác giả chế giễu những hiện tượng phi lí trong xã hội, đồng thời đề cập tới sự xoay vần muôn màu muôn vẻ của thế giới tự nhiên và cuộc sống của con người.
    • Bài đồng dao có kiểu kết cấu ấn tượng theo kiểu kết cấu trùng điệp, đề cập tới rất nhiều nhân vật với nhiều sự kiện thú vị, hấp dẫn.
    • Mở đầu bài ca dao chính là một câu hỏi mang tính ước lệ “Bao giờ cho đến tháng ba?” Người đọc toàn bộ bài đồng dao, ta thấy rất nhiều hiện tượng trong bài không gắn với tháng ba. Nếu như chẳng hạn, vào tháng ba chưa có hồng, chưa có cào cào, v.v… Và mặt khác, nếu như các hiện tượng như Nắm xôi nuốt trẻ lên mười, Con gà be rượu nuốt người lao đao là có thật thì nó xảy ra quanh năm chứ chẳng phải cứ gì tháng ba mới có.
  • Dường như toàn bộ mười một câu tiếp theo của bài đồng dao, các tác giả dân gian như đã sử dụng triệt để nghệ thuật nói ngược làm phương tiện nghệ thuật chủ đạo nhằm lôi cuốn sự chú ý qua người nghe và cho người nghe như khắc sâu kiến thức muốn truyền đạt; qua đó kín đáo gửi gắm suy nghĩ và tình cảm của mình.
  • Có thể nói ở đây khi vào độ tháng ba lại mang tính chất ước lệ, tượng trưng cho khao khát đổi thay trong cuộc sống của con người

Bao giờ cho đến tháng ba,

Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng.

Hùm nằm cho lợn liếm lông,

  • Ếch được biết đến là loài vật rất bé nhỏ thựờng sống quẩn quanh ở góc ao, vũng nước, trong các chỗ ẩm ướt. Còn loài rắn là con vật có nọc độc nguy hiểm, kẻ thù xưa nay của ếch.

→ Câu ca “Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng” câu này thật bất ngờ, vô lý và lại có chút hả hê, thỏa mãn vì ếch đã trả được mổi thù truyền kiếp.

  • Lợn được xem là một vật nuôi hiền lành, chỉ sống loanh quanh trong vườn, trong chuồng, là mồi ngon của con hùm to lớn.

→ Quả là chuyện lạ, chuyện thay bậc đổi ngôi!

Một chục quả hồng nuốt lão tám mươi.

Nắm xôi nuốt trẻ lên mười,

Con gà be rượu nuốt người lao đao.

→ Ngược

  • Hình ảnh người uống rượu đến mức say nhè mà bài đồng dao gọi là người lao đao. Ta không thể quên được hình ảnh người say ngật ngưỡng, chệnh choạng, đi không vững sau khi nhắm hết con gà, be rượu thật là đáng cười. Trong những lúc đó thì đúng là rượu nuốt người, chứ đâu phải người nuốt rượu nữa. Từ xa xưa có thể nói đồng dao đã giễu cợt, châm biếm tệ nghiện rượu, một thói xấu chỉ đem lại tác hại cho cuộc sống con người.

→ Nghệ thuật nói ngược làm cho việc miêu tả thêm ấn tượng và hiệu quả:

  • Trong cuộc sống thường ngày của mỗi một chúng ta, mọi việc như đều diễn ra ngược lại như vậy: trũm được dùng để bắt lươn, cá rô bắt cào cào, bò ăn lúa mạ, trâu ăn cỏ năn, cỏ lác, diều hâu bắt gà con và bồ nông đuổi đánh chim ri
  • Như trên đã nói, nghệ thuật miêu tả của bài đồng dao vô cùng độc đáo. Và đó chính là sự kết hợp thật nhuần nhuyễn giữa thủ pháp nội ngược, yếu tố thậm xưng, ước lệ với giọng điệu hài hước, dí dỏm.

→ Đó là những kiến thức đầu đời quý giá giúp cho trẻ em làm quen, tìm hiểu, khám phá, tiếp cận dần dần với thế giới tự nhiên phong phú và xã hội con người phức tạp. Cách nói ngược gây ấn tượng và lôi cuốn sự chú ý, tạo sức hấp dẫn, gợi trí tò mò, giúp các em dễ thuộc lòng bài đồng dao để từ đó quan tâm tìm hiểu, suy nghĩ về thế giới xung quanh.

→ Ngày nay ở nông thôn, mỗi khi cùng nhau vui chơi, nhảy múa, trẻ em vẫn hát đồng dao để làm cho không khí càng thêm hào hứng, sôi động. Có thể những ý nghĩa sâu xa, thâm thúy của bài đồng dao này dường như con trẻ chưa hiểu hết, nhưng những lời hát, nhịp điệu và trò chơi đi kèm bài đồng dao thì dường như đã giúp các em đón nhận một cách dễ dàng khi lớn lên

C, Kết bài

Và có thể khẳng định rằng cũng như nhiều bài đồng dao khác, bài đồng dao bao gợi mở về thiên nhiên, công lý, hạnh phúc,..

Đánh giá bài viết
1 242
Sắp xếp theo

    Ngữ văn 10

    Xem thêm