Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Chaengie Văn học lớp 8

Vẻ đẹp tâm hồn, nghị lực phi thường, tinh thần chiến đấu kiên cường của người chiến sĩ cách mạng

qua bài thơ “Đi đường” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và bài thơ “khi con tu hú “ của nhà thơ Tố Hữu

3
3 Câu trả lời
  • Heo Ú
    Heo Ú

    Dàn ý

    1. Mở bài

    - Giới thiệu về đề tài thơ cách mạng, về tâm hồn những chiến sĩ thi sĩ thời kháng chiến

    - Tiêu biểu với hai bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh và Khi con tu hú của Tố Hữu

    2. Thân bài:

    a. Bài thơ Đi đường:

    - Là bài thơ số 20 trong tập thơ Nhật kí trong tù của Bác, sáng tác nhằm ghi lại những lần Bác di chuyển giữa các nhà lao ở Quảng Tây

    - “Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan”: Có đi đường mới biết đường khó đi. Điệp từ “tẩu lộ” nhấn mạnh việc đi đường rất gian khổ, ẩn dụ chỉ con đường Cách mạng, con đường đầy gian nan thử thách

    - Câu thơ thứ 2 khắc họa rõ nét những khó khăn gian khổ, những chông gai mà người tù phải trải qua “trùng san chi ngoại hựu trùng san”. Điệp từ “trùng san” cộng thêm từ “hựu” càng làm tăng thêm sự gian truân, khó nhọc, hiện lên trước mắt người đọc những ngọn núi cao trọc trời

    - Câu 3 “Trùng san đăng đáo cao phong hậu”: Diễn tả hoàn cảnh vượt mọi hoàn cảnh khó khăn gian khổ để “lên đến tận cùng”. Tứ thơ cổ điển “đăng cao”. Con người như sánh ngang với thiên nhiên vũ trụ, ung dung giữa trời đất, ta không thấy ở đó bóng dáng của một người tù đang bị giam cầm trong thực tại mà chỉ thấy một tâm hồn tự do chiếm lĩnh. Có trải qua gian khổ thì mới tới đích, càng gian khổ thì càng gần tới đích hơn

    - Câu 4 "Vạn lí dư đồ cố miện gian”: Lúc này người đi đường như một du khách ung dung say sưa ngắm nhìn lại khung cảnh thiên nhiên bao la, ngắm ngại những gì mình đã trai qua => Con người làm chủ thiên nhiên, đất trời.

    ⇒ Từ việc đi đường, bài thê mang đến một chân lí đường đời đó là vượt qua được gian lao sẽ đi được tới thành công

    b. Khi con tu hú

    - Ngược lại với Hồ Chí Minh, người chiến sĩ trong Khi con tu hú đang chịu cảnh tù đày, ở trong ngục tù tối tăm.

    - 6 câu thơ đầu là bức tranh mùa hè yên bình, tươi đẹp tràn đầy sức sống qua con mắt của một tâm hồn trẻ trung, yêu đời

    + Âm thanh: Tiếng chim tu hú kêu, tiếng ve ngân, tiếng diều sáo vi vu trên trời

    + Màu sắc: Màu vàng của lúa chín, của bắp ngô, màu vàng hồng của nắng mới, màu xanh thẳm của bầu trời.

    => Những gam màu và âm thanh vô cùng tươi sáng thể hiện ước mơ tự do tự tại.

    - 4 câu thơ cuối là tâm trạng, cảm xúc của người tù: Trước khung cảnh tràn đầy sức sống của mùa hè, tâm trạng người tù cách mạng dường như đang bí bách, ngột ngạt hơn bao giờ hết.

    + Động từ mạnh: “đạp”, “ngột”, “chết uất”

    + Một loạt từ cảm thán: “ôi!”, “làm sao”, “thôi!”

    + Kết thúc bằng một câu cảm thán + Nhịp thơ thay đổi: 6/2, 3/3

    ⇒ Tâm trạng lên đến đỉnh điểm khiến nhà thơ phải liên tục thốt lên

    - Tiếng chim tu hú được lặp lại 2 lần: kết cấu đầu cuối tương ứng, tạo ra sự logic. Tiếng chim tu hú hay chính là tiếng gọi của sự tự do, tiếng gọi của cuộc sống đang hối hả, dồn dập, thúc giục niềm khao khát tự do, thoát khỏi chốn ngục tù, và sâu xa hơn là khao khát đất nước được hòa bình độc lập đang cháy hừng hực trong lòng tác giả.

    => Khái quát lại giá trị tác phẩm: Bài thơ chính là nỗi lòng sục sôi, khao khát tự do, độc lập của tất cả người dân Việt Nam đang trong hoàn cảnh mất nước

    Từ hai bài thơ Đi đường và Khi con tu hú, ta thấy được tâm hồn tự do, bay bổng của những người chiến sĩ cách mạng, dù đang ở hoàn cảnh nào, dù phải chịu tù đày nhưng không làm tắt đi ý chí của người làm cách mạng, không thể vui dập những con người yêu tổ quốc.

    3. Kết bài:

    - Khẳng định lại về vẻ đẹp tâm hồn, nghị lực phi thường, tinh thần chiến đấu kiên cường của những con người yêu nước, yêu tự do hòa bình và độc lập được Hồ Chí Minh và Tố Hữu thể hiện qua hai bài thơ

    0 Trả lời 16/06/23
    • dnkd ♡
      dnkd ♡

      Đề tài người chiến sĩ cách mạng luôn là đề tài được các nhà thơ, nhà văn quan tâm. Với những phẩm chất quý báu và tinh thần bất khuất, đặc biệt là vẻ đẹp tâm hồn, tinh thần nghị lực phi thường của những người làm cách mạng đã được hai nhà thơ Hồ Chí Minh và Tố Hữu khắc họa qua tác phẩm Đi đường và Khi con tu hú.

      Bài thơ Đi đường ra đời trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt, đó là khi Hồ Chí Minh bị khủng bố và bị giam cầm trong nhà tù Tưởng Giới Thạch và Người buộc phải chuyển từ nhà tù này sang nhà tù khác. Trong hoàn cảnh ấy, những khó khăn, gian khổ, thử thách đều có thể làm chùn bước người tù, nhưng với lòng yêu đời và ý chí chiến đấu quật cường, Người không những không chịu khuất phục mà còn dùng những lời lẽ thi vị và hoàn cảnh khó khăn đồng thời là động lực thúc đẩy ý chí của Bác. Câu thơ đầu tiên của bài thơ mở ra như một lời nhận xét, một lời chiêm nghiệm từ thực tế cuộc sống: "Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan" Để rút ra được suy ngẫm và sự thật này, chắc hẳn ông đã phải trải qua rất nhiều gian khổ và nhiều con đường trong những lần chuyển trại và trại lao động. Mỗi bước đi, xiềng xích, bàn là lại kéo lê bước chân người tù cách mạng, khiến nhiệm vụ của anh càng thêm khó khăn. Hai từ “tẩu lộ” được lặp lại liên tiếp trong cùng một câu thơ phải chăng là sự khắc khoải của Bác về những chặng đường dài đằng đẵng, gian nan chồng chất, vắt kiệt sức lực cả về thể chất lẫn tinh thần của Bác. Câu thơ đầu tiên vang lên đã khiến người đọc chúng tôi bồi hồi, xúc động trước những gian khổ mà Bác phải chịu đựng trong chốn lao tù ấy. Tuy nhiên, câu thơ thứ hai, được đọc to, khiến chúng ta hiểu rõ hơn những khó khăn này "Trùng san chi ngoại hựu trùng san". “Ăn gió tắm sương”, băng rừng, vượt suối, trải qua muôn vàn khó khăn trên con đường gập ghềnh, những thử thách ấy chẳng là gì so với những lần vượt đèo lội suối. “Trùng san” (núi cao), mỗi đỉnh liên tiếp là “chi ngoại hựu trùng san”. Từ “trùng san” được lặp lại trong câu, một ở đầu và một ở cuối, cho ta cảm tưởng như từng ngọn núi cứ nhấp nhô trước mắt ta tưởng chừng như vô tận. Người đi đường bình thường đã khó đi, vậy mà Bác Hồ của chúng ta, trên vai vác xiềng sắt, phải băng qua hết con đường gập ghềnh này đến con đường gập ghềnh khác, từ núi này sang núi khác, thật là gian khổ, vô cùng khó khăn.

      Bước sang hai câu thơ cuối, vẫn là hình ảnh núi rừng nhưng câu thơ lại mang một sắc thái rất khác. Nếu như ở hai câu thơ đầu ta thấy được những khó khăn, thử thách, những chiêm nghiệm về cuộc đời của người tù cách mạng Hồ Chí Minh thì ở câu thơ này ta lại nhận ra: "Trùng san đăng đáo cao phong hậu / Vạn lý dư đồ cố miện gian". Hình ảnh những ngọn núi luôn chiếm một vị trí quan trọng, nhưng không thể ngăn bước chân của những người cách mạng với ý chí kiên cường, quyết tâm chinh phục những đỉnh cao nhất. Nhịp thơ ở đây rất nhanh, rất khỏe, thỉnh thoảng có tiếng thở dốc của người tù đang cố bước thật nhanh lên đỉnh núi. Sự khẩn cấp này kéo dài suốt câu thơ, với mỗi từ ngày càng to hơn, khẩn cấp hơn, khẩn cấp hơn. Đến khi câu thơ thứ tư thốt ra nhẹ nhõm như một tiếng thở, thì người đọc chúng ta cũng nhẹ nhàng, khoan khoái tới lạ thường. Lên được tận cao "tận cùng" của đỉnh núi, mở ra trước tầm mắt của chúng ta là cả một không gian to lớn, rộng mênh mông, bát ngát của "muôn trùng nước non". Chỉ với thể thơ bảy chữ cô đọng nhưng gợi lên một triết lí sâu xa và hơn hết ta càng cảm phục biết bao hào quang chói lọi của Bác, chính tinh thần đanh thép đó đã giúp Bác thêm mạnh mẽ dù trong hoàn cảnh khó khăn.

      Trái ngược với hoan cảnh tù đày của Bác, nhà thơ Tố Hữu lại chịu cảnh tù túng, bị giam trong ngục tối. Bài thơ "Khi con tu hú" được sáng tác vào năm 1939 tại nhà lao Thừa Phủ Huế. Qua bài thơ, người đọc thấy được tình yêu cuộc sống thiết tha và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cộng sản khi phải chịu cảnh tù đày khắc nghiệt. Trước hết sáu câu thơ đầu là bức tranh thiên nhiên mùa hạ thanh bình, rực rỡ nơi đồng quê:

      "Khi con tu hú gọi bầy

      Lúa chiêm đương chín trái cây ngọt dần

      Vườn râm dậy tiếng ve ngân

      Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

      Trời xanh càng rộng càng cao

      Đôi con diều sáo lộn nhào tầng không"

      Cảnh vật hiện lên thật lung linh với sự hòa trộn một cách hài hòa của âm thanh, màu sắc, hương vị. Đó là âm thanh rộn ràng của tiếng chim tu hú, của tiếng ve gọi hè, của tiếng sáo diều vi vu trên tầng không; đó là màu sắc rực rỡ của màu lúa chín, của bắp rây vàng hạt; của ánh nắng đào dịu nhẹ; đó là hương vị ngọt ngào của trái cây; là bầu trời rộng lớn, tự do của trời cao, diều sáo...Tất cả như đang tấu lên khúc nhạc mùa hè với rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, chan hòa ánh sáng, ngọt ngào hương vị.

      Chắc chắn Tố Hữu phải là nhà thơ có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và có trí tưởng tượng phong phú thì mới có thể dựng lên một bức tranh thiên nhiên mùa hạ đẹp, sinh động và giàu cảm xúc khi đang ở trong cảnh tù đày như vậy. Và qua đó chúng ta cũng thấy được tâm hồn trẻ trung, yêu đời và niềm khát khao tự do mạnh mẽ của thi nhân. Bốn câu thơ cuối là cảm xúc và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ:

      "Ta nghe hè dậy bên lòng

      Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

      Ngột làm sao chết mất thôi

      Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu!"

      Các động từ tình thái mạnh như: "đập tan phòng", "chết uất thôi"; cùng với những từ cảm thán như "ôi, làm sao, thôi" đã có tác dụng diễn tả tâm trạng uất ức đến tột cùng muốn phá tan cả ngục tù tăm tối. Điều đó cho thấy niềm khát khao tự do luôn thường trực, mạnh mẽ cháy bỏng trong lòng người chiến sĩ trẻ. Khao khát tự do của Tố Hữu ngày càng trở nên mãnh liệt bởi ông muốn cống hiến cho cách mạng, muốn tiếp tục con đường cách mạng của mình. Nhà thơ đã sử dụng các động từ mạnh "đạp", "ngột", "chết" và dấu chấm than cuối câu thơ để bộc lộ những dòng cảm xúc phẫn uất đang trực trào. Biết làm sao khi ta đang bị giam cầm mà con chim tu hú ở ngoài trời vẫn cứ kêu. Phải chăng nhà thơ cảm nhận được đó là tiếng gọi của cách mạng đang giục giã nhà thơ lên đường kháng chiến cứu nước.

      Tâm trạng đau khổ, uất ức bật thốt thành lời thơ thống thiết. Câu thơ chứa đựng nỗi khắc khoải, vật vã, day dứt khôn nguôi cả về thể xác lẫn tâm hồn của nhà thơ trẻ. Trong hoàn cảnh ấy, thời khắc ấy, người cộng sản phải tự đấu tranh với bản thân để làm chủ mình, vượt lên những đắng cay nghiệt ngã của lao tù đế quốc, nuôi dưỡng ý chí, giữ vững khí tiết và tinh thần đấu tranh cách mạng. Đó là một hình thức đấu tranh tích cực mà Bác Hồ rất tâm đắc khi Người rơi vào chốn lao tù của Tưởng Giới Thạch: Thân thể ở trong lao, Tinh thần ở ngoài lao. Các chiến sĩ cách mạng tiền bối trung kiên cũng đã khẳng định: Giam người khóa cả chân tay lại, Chẳng thể ngăn ta nghĩ tự do. Tiếng chim tu hú cứ kêu hoài như nhắc nhở tới nghịch cảnh của nhà thơ, giục giã nhà thơ phá tung tù ngục để dành lại tự do.

      Hai bài thơ “Tẩu lộ” và "Khi con tu hú" đọng lại trong tâm trí chúng ta hình ảnh người tù cách mạng kiên trung bất chấp khó khăn, giữ một ý chí kiên quyết. Cả hai bài thơ thể hiện niềm tin cuộc sống thiết tha và sự khát khao tự do mãnh liệt của người chiến sĩ trong cảnh tù đày. Từ đó ca ngợi hình ảnh người chiến sĩ cách mạng trong gian lao. Những vần thơ thấm đẫm cảm xúc, chứa chan ý chí và niềm lạc quan.

      0 Trả lời 16/06/23
      • Gia Kiet Hoang ...

        Văn học

        Xem thêm