Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Phạm Thị Thủy Văn học

Viết bài văn nghị luận phân tích đánh giá đoạn thơ: Đã thấy xuân về với gió Đông

Viết bài văn nghị luận phân tích đánh giá đoạn thơ sau

Đã thấy xuân về với gió đông

Với trên màu má gái chưa chồng

Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm

Ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong

Từng đàn con trẻ chạy xum xoe

Mưa tạnh, giời quang, nắng mới hoe.

Lá nõn, nhành non, ai tráng bạc

Gió về từng trận, gió bay đi...

3
3 Câu trả lời
  • Phạm Thị Thủy
    Phạm Thị Thủy

    Giúp mình với nhé


    Trả lời hay
    1 Trả lời 30/03/23
    • dnkd ♡
      dnkd ♡

      Nguyễn Bính tên thật là Nguyễn Bính Thuyết, sinh năm 1919 tại thôn Thiệu Vịnh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, trong một gia đình nhà Nho nghèo. Mồ côi mẹ từ lúc còn nằm nôi, lên 10 tuổi Nguyễn Bính đã phải theo anh là Nguyễn Mạnh Phác (nhà văn Trúc Đường) ra Hà Nội giúp nhau kiếm sống. Nguyễn Bính ba lần vào Nam, để lánh chuyện bị chính quyền Pháp làm khó dễ. Nguyễn Bính đã đổi tên trong căn cước thành Nguyễn Bính Thuyết. Nguyễn Bính làm thơ khá sớm. Cô hái mơ là bài thơ dăng báo đầu tiên. Năm 1937, ông được giải thưởng Tự lực Văn đoàn vơi tập thơ Tâm hồn tôi. Từ đó, người đọc quý mến Nguyễn Bính bởi ông đã tạo được phong vị thơ đặc biệt cho mình: phong vị lục bát ca dao. Bài thơ Xuân về lại mang phong vị khác cho bạn đọc: phong vị thơ mới thất ngôn.

      Ít có nhà văn, nhà thơ nào không ghi cảm nhận về mùa xuân của mình lên trang giấy. Mỗi người một nét nhìn, một phong vị văn thơ khác nhau nhưng hầu như ai cũng ca ngợi sức sống của đất trời, của con người mùa xuân. Với Nguyễn Bính mùa xuân bao trùm lên tất cả. Trong bốn khổ thơ bảy chữ tác giả là người quan sát và miêu tả bằng những câu thơ trong sáng, nhẹ nhàng. Nét xưân đầu tiên mà nhà thơ cảm nhận từ một vị trí gần với nhà thơ nhất:

      Đã thấy xuân về với gió đông

      Với trên màu má gái chưa chồng


      Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm


      Ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong.

      “Xuân về" đầu tiên mà Nguyễn Bính “thấy” chỉ là cảm nhận qua tác nhân khác, qua hình ảnh khác. Tác nhân ấy là “gió đông”, có thể không còn làm da lạnh buốt khiến nhà thơ cảm nhận là xuân đang về và tác nhân ấy chính là “cổ hàng xóm" mới lớn có “màu má - đôi mắt trong" biểu hiện sức sống dạt dào, thanh tân của những ngày đầu năm mới. Xuân gần là ở đó, là ở gió, là cô láng giềng đang lơ đãng nhìn trời dưới mái hiên...

      Rồi xa hơn một chút:

      Từng đàn con trẻ chạy xun xoe

      Mưa tạnh giời quang nắng mới hoe

      Lá nõn nhành non ai tráng bạc

      Gió về từng trận gió bay đi.

      Khung cảnh thật tươi sáng và trong lành. Trời không mưa. “Gió về từng trận gió hay đi", câu thơ mang lại cho người đọc không khí mát mẻ, nhẹ nhàng mà không là gió lốc, gió xoáy. “Lá nõn nhành non ai tráng bạc" là một câu thơ đẹp về hình ảnh, hay về nội dung. Đẹp về hình ảnh “lá nõn nhành non” và nghệ thuật so sánh “ai tráng bạc”; hay là ở chỗ nó làm phong phú thêm sắc màu tươi trẻ của ngày xuân, làm cái nền rất phù hợp với niềm vui của “đàn con trẻ”.

      Như trên đã viết, Xuân về mang một phong vị khác trong thơ ca của Nguyễn Bính. Cảnh Xuân thì vẫn là cảnh đầy sức sống với cảnh sắc tươi sáng, trong lành của làng quê Việt Nam nhưng những dòng thơ về cảnh sắc ây lại là những dòng thơ mới đang trong thời khuây động thành phong trào. Riêng về Xuân về mà xét thì đó là một bài thơ hay trong những bài thơ ghi lại những hình ảnh đặc trưng của quê Việt vào những năm đầu của thế kỉ XX.

      Trả lời hay
      1 Trả lời 30/03/23
      • Ẩn Danh
        Ẩn Danh

        Cảm ơn nhé

        0 Trả lời 30/03/23

        Văn học

        Xem thêm