Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Xã hội học nông thôn

Xã hội học nông thôn được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

1. Khái niệm nông thôn và xã hội học nông thôn

Xã hội nông thôn là lĩnh vực được rất nhiều ngành khoa học xã hội quan tâm nghiên cứu như địa lý, giáo dục, nông nghiệp... và trong đó có xã hội học nông thôn.

Nông thôn là một loại hình cộng đồng xã hội có tính cách nhất định về mặt lịch sử được hình thành một cách tự nhiên trong quá trình phân công lao động xã hội, là địa bàn cư trú đầu tiên của con người, xuất hiện cùng với hình thức chăn nuôi và trồng trọt.

Xã hội học nông thôn là một môn khoa học hướng đến nghiên cứu các tổ chức xã hội và các quá trình xã hội đặc trưng của nông thôn, bao gồm con người xã hội, quan hệ xã hội, cấu trúc xã hội... và những quy luật vận động, tồn tại cũng như sự phát triển của xã hội nông thôn nói chung. Hướng tới làm sáng tỏ xu hướng biến đổi, nguyên nhân và thực trạng xã hội nông thôn góp phần đưa ra các sách lược, chiến lược để hoàn thiện việc cải tạo và phát triển kinh tế - văn hóa xã hội nông thôn.

Xã hội học nông thôn nghiên cứu tổ chức xã hội và các quá trình xã hội đặc trưng cho những khu vực địa lý có dân số tương đối nhỏ và mật độ thấp.

Phạm vi nghiên cứu của xã hội học nông thôn là toàn bộ xã hội nông thôn (phạm vi này cũng là phạm vi nghiên cứu của nhiều khoa học khác), cụ thể tập trung nghiên cứu các mặt (là đối tượng nghiên cứu của xã hội học nông thôn) cơ bản sau:

  • Nghiên cứu tính quy luật của xã hội nông thôn, quy luật về sự vận động lịch sử, quy luật nhân quả.
  • Nghiên cứu những hiện tượng, vấn đề và quá trình xã hội vận động trong xã hội nông thôn.

2. Những đặc trưng cơ bản của xã hội nông thôn

Khi tiếp cận xã hội nông thôn cần nắm vững những đặc trưng nổi bật sau:

  • So với đô thị thì ở nông thôn, môi trường tự nhiên được đảm bảo hơn, người dân có được thời gian và không gian gần gũi với môi trường tự nhiên.
  • Hoạt động nghề nghiệp chủ yếu nhất là nông nghiệp, với hai phương thức đặc trưng cho xã hội nông thôn là chăn nuôi và trồng trọt.
  • Hệ thống điều tiết xã hội, từ truyền thống đến hiện đại luôn tồn tại song hành hai hình thức sau:
    • Thứ nhất, hệ thống điều tiết xã hội chính thức. Đó là toàn bộ hệ thống chính trị, quản lý hành chính do nhà nước đặt ra, nghĩa là điều hành làng xã bằng pháp luật.
    • Thứ hai, hệ thống điều tiết xã hội không chính thức. Đó là các hương ước, tục lệ, tập quán, được điều hành bởi các chức sắc do làng bầu ra theo tôn ti thứ bậc hoặc tuổi tác. Trong nhiều trường hợp tính chế tài của nó mạnh hơn cả hệ thống điều tiết chính thức.

Ví như Việt Nam chúng ta:

+ Nền tảng của quan hệ xã hội nông thôn là quan hệ huyết thống và sau đó là quan hệ theo địa bàn.

+ Văn hóa nông thôn, cơ sở chủ yếu là văn hóa dân gian, truyền thống, truyền miệng.

+ So với người dân đô thị người dân nông thôn có lối sống bình dị, chất phác, thật thà, quan hệ giao tiếp khá đơn giản. Các xung đột thường được giải quyết bằng tình cảm.

+ Gia đình nông thôn chủ yếu là gia đình nhiều thế hệ, trong gia đình này thường thì tính gia trưởng rất cao.

Bên cạnh đó chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy một số vấn đề như: kinh tế chậm phát triển và thiếu định hướng lâu dài; nhà ở chất lượng kém; phúc lợi xã hội thấp; hưởng thụ văn hóa thấp; tính cộng đồng cao.

3. Một số nội dung nghiên cứu cơ bản của xã hội học nông thôn

3.1. Cơ cấu xã hội nông thôn

  • Cơ cấu giai cấp. Từ xã hội cổ truyền đến xã hội hiện đại, cơ cấu xã hội giai cấp nông thôn luôn luôn biến đổi cùng với sự phát triển của xã hội. Nói đến cơ cấu giai cấp là nói đến các thành phần (các giai cấp), tầng lớp xã hội ở nông thôn.

Trong xã hội cổ truyền giai cấp điển hình nhất là giai cấp nông dân, bên cạnh đó còn có giai cấp lãnh đạo (thống trị). Tuy nhiên, qua nhiều giai đoạn phát triển của lịch sử, xã hội nông thôn cũng đã có những biến đổi và vì vậy cơ cấu giai cấp xã hội cũng khác trước.

Hiện nay các giai tầng trong xã hội nông thôn tiếp tục phát triển mạnh tạo nên sự phong phú và có cả sự phức tạp, trong mỗi giai tầng xã hội lại có sự phân hóa. phân nhóm với tốc độ nhanh, nhất là tăng nhanh về số lượng. Tuy nhiên không có sự thuận chiều giữa các giai tầng về vấn đề tăng hay giảm, nếu như giai cấp nông dân giảm về số lượng thì tầng lớp tiểu thủ, thương và những người làm dịch vụ lại tăng nhanh. Điều đó cho thấy sự đa dạng hóa về các thành phần trong cơ cấu giai cấp xã hội ở nông thôn ngày càng trở nên rõ nét.

  • Sự phân tầng xã hội. Giai đoạn đầu của xã hội nông thôn sự phân tầng xã hội mang tính khép kín và sự di chuyển của các chủ thể xã hội về mặt vị trí xã hội là hết sức khó khăn, phân tầng xã hội ở đây mang tính đẳng cấp. Trật tự đẳng cấp là bất khả xâm phạm, chúng ta dễ dàng nhận thấy điều này ở xã hội Ấn Độ về làng truyền thống, Tây Âu là xã hội đẳng cấp hoặc xã hội truyền thống Trung Hoa. Hệ thống đẳng cấp có vài đặc điểm sau: Nếu cá nhân sinh ra trong gia đình làm nghề gì thì cá nhân đó cũng sẽ làm nghề đó, thứ đến gia đình thường là nền tảng cho sự di chuyển các vị trí xã hội, nôn vấn đề hôn nhân thường diễn ra trong nội bộ một đẳng cấp.
  • Di dân nông thôn. Xã hội nông thôn phát triển đi từ quá độ sang nền kinh tế thị trường, cùng đó là quá trình công nghiệp hóa. Quá trình này diễn ra với nhiều chiều cạnh khác nhau, song cho dù nhiều chiều cạnh có khác nhau thì vẫn dẫn tới hiện tượng di dân tại các vùng nông thôn, vấn đề di dân này xảy ra trên hai phương diện: Thứ nhất, di dân xảy ra khi ở nông thôn không diễn ra quá trình hiện đại hóa nông nghiệp. Thứ hai, xảy ra hiện tượng di dân ngược là những người sau khi di chuyển đến một hay nhiều vùng khác nhau sau đó quay trở lại nơi ban đầu để sinh sống. Nguyên nhân của vấn đề này là do có chính sách bảo hộ của nhà nước cùng với đầu tư tốt hơn hoặc đã xảy ra quá trình hiện đại hóa nông nghiệp.

3.2. Các thiết chế chính trị xã hội nông thôn

  • Làng xã. Là thiết chế chính trị cơ bản ở nông thôn có lịch sử lâu đời. Yếu tố dòng họ huyết thống rất mạnh, có thể chi phối nhiều hoạt động của làng xã, thậm chí có sức mạnh hơn cả pháp luật. Như vậy, làng xã luôn tồn tại hai loại hình chính trị chủ yếu, một là dựa trên sự trung thành của nhóm xã hội nào đó và thứ hai là tính chức năng, nghĩa là không dựa trên mối quan hệ cá nhân thuần túy. Làng xã cũng có những thay đổi, sự thay đổi này diễn ra đa chiều, nên sẽ có nhiều yếu tố mất đi, có nhiều yếu tố biến đổi ít và cũng có nhiều yếu tố biến đổi nhiều, có sự bổ sung, kế thừa.
  • Gia đình và dòng họ. Gia đình là một nhóm người có quan hệ hôn nhân hoặc huyết thống với nhau, thường chung sống và hợp tác kinh tế với nhau nhằm thỏa mãn những nhu cầu trong cuộc sống của họ. Dòng họ là những mối quan hệ giữa các cá nhân và nhóm trên cơ sở các quan hệ sinh học giữa bố mẹ, con cái và liên minh giữa các nhóm người khác gọi là các quan hệ thân thuộc.

Ở nông thôn trong phạm vi làng xã, thì dòng họ - huyết thống cùng tổ tiên trở thành mối quan hệ cơ bản, là thành viên của dòng họ, mỗi cá nhân đều phải tuân theo những quy chuẩn của của dòng họ ấy. Gia đình và dòng họ là hai khái niệm về cơ bản khác nhau, nếu như gia đình thường là đơn vị cư trú. Thì dòng họ ngoài qui định về hôn nhân, còn đảm đương một số chức năng như chính trị, tôn giáo và địa vị xã hội.

3.3. Văn hóa nông thôn

  • Văn hóa vật chất. Ở nông thôn văn hóa vật chất là những giá trị nhằm giúp con người và cộng đồng thỏa mãn nhu cầu về tâm linh, tinh thần của mình. Ví dụ ở Việt Nam chúng ta nói đến chùa, miếu, đình làng... Bên cạnh đó văn hóa vật chất này có thể định hướng giao tiếp, lối ứng xử của cá nhân hay cộng đồng, giúp họ biết trân trọng về quá khứ, cội nguồn. Với giếng nước, cây đa hay bến đò, cùng với đó là con đường, xóm, ngõ tạo nên một nét độc đáo trong văn hóa nông thôn.
  • Văn hóa tinh thần. Văn hóa vật chất là cơ sở là đường dẫn tạo nền cho văn hóa tinh thần, được thể hiện trong nền văn hóa truyền thống, truyền miệng và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

4. Nông thôn Việt Nam trong tiến trình hiện đại hóa

Việt Nam đã và đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới, mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới, vì thế đời sống xã hội trở nên khởi sắc hơn. Hòa chung với quá trình đổi mới của cả nước, ở nông thôn cũng có nhiều thay đổi, người dân ngày càng chuyển dần từ sản xuất tự cung tự cấp, tự nhiên sang sản xuất hàng hóa nhiều thành phần. Thị trường mà sản phẩm nông nghiệp hướng đến không dừng lại ở trong phạm vi nước nhà mà còn các nước khác trên thế giới. Khoa học - công nghệ đã được ứng dụng trong chăn nuôi, sản xuất. Tuy nhiên, để có quá trình phát triển đầy đủ và hoàn thiện hơn, chúng ta cần tập trung vào một số điểm mang tính định hướng sau:

  • Xây dựng mô hình kinh tế nông nghiệp đa thành phần, song song với đó là kế hoạch xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, tránh tình trạng phát triển mất cân bằng.
  • Cần đảm bảo kế hoạch hóa dân số được thực hiện, hướng tới tăng chất lượng dân số và hạ thấp tỷ lệ tăng dân số. Việc tiếp cận nguồn lực giáo dục phải được thực hiện một cách đồng bộ và công bằng.
  • Điều tiết xã hội cần có sự lồng ghép giữa điều tiết chính thức và không chính thức, nghĩa là lệ làng phải được lồng ghép với phép vua, có như thế mới phù hợp với xu thế phát triển.
  • Văn hóa dân gian phải lồng ghép cùng văn hóa bác học, có như vậy đời sống văn hóa nông thôn sẽ trở nên phong phú, nhiều màu sắc.
  • Cần xây dựng kế hoạch, có tính định hướng phát triển nhằm giúp nông thôn tiếp cận ngày càng nhiều hơn nữa nền văn minh của đô thị.

-----------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Xã hội học nông thôn về khái niệm nông thôn và xã hội học nông thôn, những đặc trưng cơ bản của xã hội nông thôn, một số nội dung nghiên cứu cơ bản của xã hội học nông thôn...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Xã hội học nông thôn. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Xã hội học đại cương

    Xem thêm