12 câu hỏi giải thích phần vùng kinh tế

Địa lí 12: Hỏi đáp phần vùng kinh tế

VnDoc gửi tới các em học sinh tài liệu Địa lí 12: 12 câu hỏi giải thích phần vùng kinh tế giúp các em ghi nhớ kiến thức quan trọng của môn Địa lí lớp 12, phục vụ cho kỳ thi THPT quốc gia 2021 sắp tới. Chúc các bạn học tốt.

Câu 1: Tại sao phải sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long?

1. Vai trò đặc biệt của Đồng bằng sông Cửu Long trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

- Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất và cũng là vùng sản xuất thực phẩm hàng đầu của nước ta.

+ Diện tích gieo trồng lúa hằng năm chiếm tới 51% của cả nước.

+ Sản lượng lúa chiếm 53,9% của cả nước (năm 2005); bình quân lương thực vượt 1000 kg/người/năm, gấp hai lần mức trung bình cả nước.

- Việc giải quyết vấn đề lương thực - thực phẩm ở đây có ý nghĩa lớn:

+ Giải quyết vấn đề ăn cho cả nước.

+ Tạo nguồn hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta (gạo, thủy sản).

2. Đồng bằng mới được đưa vào khai thác từ hơn 300 năm trở lại đây, tiềm năng khai thác còn rất lớn

- Việc sử dụng và cải tạo tự nhiên là vấn đề cấp bách, nhằm biến đồng bằng này thành khu vực kinh tế quan trọng của đất nước.

- Tiềm năng của Đồng bằng sông Cửu Long còn rất lớn, đặc biệt về mặt tự nhiên. Nếu sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên có kết quả thì sẽ phát huy được lợi thế của vùng.

3. Phát huy thế mạnh và khắc phục những hạn chế về tự nhiên vốn có của vùng

- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có nhiều thế mạnh về tự nhiên:

+ Đất phù sa ngọt ven sông Tiền và sông Hậu được bồi đắp phù sa hằng năm. Diện tích đất phèn, đất mặn lớn, nhiều diện tích đất hoang hóa, là tiềm năng để vùng mở rộng diện tích đất canh tác.

+ Khí hậu cận xích đạo, không có mùa đông lạnh, ít bão, thời tiết ít biến động, ít thiên tai là thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.

+ Nguồn nước dồi dào (sông Tiền và sông Hậu, mạng lưới kênh rạch) có giá trị giao thông, cung cấp nước, nguồn lợi thủy sản, môi trường nuôi trồng thủy sản.

+ Diện tích rừng tràm và rừng ngập mặn lớn nhất nước ta, có giá trị không chỉ về kinh tế mà cả về sinh thái, môi trường.

+ Động vật: có giá trị hơn cả là cá và chim. Nhiều sân chim tự nhiên. Nguồn thủy sản biển giàu có, chiếm khoảng ½ tổng trữ lượng cả nước...

+ Vùng còn có hơn nửa triệu ha mặt nước nuôi trồng thủy sản.

- Thiên nhiên nhiên của vùng còn rất nhiều hạn chế cần giải quyết:

+ Mùa khô kéo từ tháng XII đến tháng IV năm sau, làm tăng diện tích đất phèn và đất mặn, gây nguy cơ cháy rừng cao.

+ Diện tích đất phèn và đất mặn lớn, việc sử dụng và cải tạo đất gặp nhiều khó khăn.

+ Một vài loại đất thiếu dinh dưỡng, nhất là thiếu các nguyên tố vi lượng, đất quá chặt, khó thoát nước, không thích hợp cho việc trồng lúa.

+ Tài nguyên khoáng sản hạn chế, gây trở ngại cho sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

4. Thực trạng suy thoái tài nguyên và môi trường của vùng do sự khai thác không hợp lí của con người

- Rừng ngập mặn bị suy giảm diện tích do mở rộng diện tích đất nông nghiệp, phát triển nuôi tôm và do cháy rừng (năm 2006 vùng chỉ còn khoảng 335.400 ha rừng trong đó rừng tự nhiên chỉ còn 50.400 ha)

- Tài nguyên đang bị phá hủy, môi trường xuống cấp.

Câu 2: Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là gì? Tại sao phải khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ?

1. Khái niệm

Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là việc nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ trên cơ sở tăng cường đầu tư khoa học kĩ thuật, vốn để vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế, vừa bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lí tài nguyên.

2. Các nguyên nhân chính

- Đông Nam Bộ là nơi hội tụ được nhiều điều kiện cho sự phát triển kinh tế (vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên - tài nguyên thiên nhiên và kinh tế - xã hội).

- Đông Nam Bộ còn gặp một số khó khăn cần phải giải quyết:

+ Mùa khô kéo dài, tới 4 - 5 tháng, gây ra tình trạng thiếu nước cho cây trồng,sinh hoạt dân cư và công nghiệp (đặc biệt là mực nước trong các hồ thủy điện hạ xuống rất thấp).

+ Mùa mưa gây ngập úng cho các vùng thấp dọc sông Đồng Nai và sông La Ngà.

- Đây là bộ phận quan trọng nhất của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; thành phố Hồ Chí Minh, một trong hai trung tâm kinh tế phát triển nhất cả nước nằm trong vùng này.

- Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển nhất nước ta:

+ Dẫn đầu cả nước về GDP (chiếm tới 42% tổng GDP của nước ta., chiếm 55,6% giá trị sản xuất công nghiệp cả nước).

+ Đứng đầu cả nước về thu hút FDI, giá trị hàng xuất khẩu và thu nhập bình quân đầu người.

+ Có nền kinh tế hàng hóa phát triển sớm, cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển hơn các vùng khác.

- Tuy nhiên, do diện tích nhỏ so với các vùng khác (23,6 nghìn km2), dân số thuộc loại trung bình (12 triệu người - 2006), nên tiềm lực phát triển kinh tế theo chiều rộng của vùng hạn chế.

Câu 3: Tại sao Đông Nam Bộ có nền kinh tế phát triển nhất so với các vùng khác ở nước ta?

1. Khái quát chung

2. Các nguyên nhân chủ yếu

a. Vị trí địa lí thuận lợi

b. Tài nguyên thiên nhiên đa dạng

c. Điều kiện kinh tế- xã hội có nhiều thế mạnh

Còn tiếp, các bạn vui lòng tải về để xem toàn bộ tài liệu

-------------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: 12 câu hỏi giải thích phần vùng kinh tế. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Địa lý lớp 12, Lịch sử lớp 12, Ngữ văn lớp 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Đánh giá bài viết
1 150
Sắp xếp theo

    Địa lý lớp 12

    Xem thêm