Nguyễn Minh Ngọc Văn học Lớp 6

Phân biệt nghĩa của từ in đậm trong những câu sau. Theo em, đó có phải là những từ đồng âm hay không?

Vì sao?

a. - Đường lên xứ Lạng bao xa?

- Những cây mía óng ả này chính là những nguyên liệu để làm đường.

b. - Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.

(Ca dao)

- Tôi mua cái bút này với giá hai mươi nghìn đồng.

5
5 Câu trả lời
  • Bọ Cạp
    Bọ Cạp

    a, - Đường lên xứ Lạng bao xa?

    - Những cây mía óng ả này chính là nguyên liệu để làm đường.

    + Đường: đường để đi.

    + Đường: đường để ăn, có vị ngọt.

    → Theo em, đây chính là từ đồng âm vì hai từ đường chỉ có cùng phát âm nhưng nghĩa của chúng lại khác nhau hoàn toàn.

    b, Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát.

    - Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông.

    Đồng: đồng ruộng, nơi trồng lúa, cày cấy của nông dân.

    - Tôi mua cái bút này với giá hai mươi nghìn đồng.

    - Đồng: đơn vị tiền tệ của Việt Nam.

    → Theo em, đây chính là từ đồng âm vì hai từ đồng chỉ có cùng phát âm nhưng nghĩa của chúng lại khác nhau hoàn toàn.

    Trả lời hay
    62 Trả lời 25/10/21
    • Thư Trần Anh
      Thư Trần Anh

      Dàiiiiiiiiiii mà đúng nhaaa:3 

      17 Trả lời 15/11/21
    • Giang Hương
      Giang Hương

      Đúng roii 

      15 Trả lời 23/11/21
  • Song Tử
    Song Tử

    a,

    - Đường câu 1: đường đi, khoảng cách

    - Đường câu 2: đường ăn, có vị ngọt

    Theo em, đây chính là từ đồng âm. Vì hai từ đường chỉ có cùng phát âm nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau

    b,

    - Đồng 1: đồng ruộng, nơi trồng lúa

    - Đồng 2 : đơn vị tiền tệ của Việt Nam

    Theo em, đây chính là từ đồng âm. Vì hai từ đồng chỉ có cùng phát âm nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau

    Trả lời hay
    25 Trả lời 25/10/21
    • Trần Thị Chín
      Trần Thị Chín

      Hay toá

      5 Trả lời 23/11/21
  • Nhân Mã
    Nhân Mã

    a.

    - Đường lên xứ Lạng bao xa. (1)

    - Những cây mía óng ả này chính là những nguyên liệu để làm đường. (2)

    Gợi ý:

    Đường (1): khoảng không gian phải vượt qua để đi từ một địa điểm này đến một địa điểm khác.

    Đường (2): chất kết tinh có vị ngọt, được tạo ra từ mía hoặc củ cải đường.

    b.

    - Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát. (1)

    - Tôi mua bút này với gia hai mươi nghìn đồng. (2)

    Gợi ý:

    Đồng (1): khoảng đất rộng và bằng phẳng để cày cấy, trồng trọt, v.v.

    Đồng (2): đơn vị tiền tệ.

    => Đây đều là các từ đồng âm nhưng khác nghĩa.

    Trả lời hay
    12 Trả lời 25/10/21
    • Bảo Bình
      Bảo Bình

      Hay quá ạ

      Trả lời hay
      5 Trả lời 25/10/21
      • THCSMD MA HOÀNG ANH
        THCSMD MA HOÀNG ANH

        a, - Đường lên xứ Lạng bao xa?

        - Những cây mía óng ả này chính là nguyên liệu để làm đường.

        + Đường: đường để đi.

        + Đường: đường để ăn, có vị ngọt.

        → Theo em, đây chính là từ đồng âm vì hai từ đường chỉ có cùng phát âm nhưng nghĩa của chúng lại khác nhau hoàn toàn.


        Trả lời hay
        3 Trả lời 25/11/21

        Văn học

        Xem thêm