Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài tập hàng ngày Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo Tuần 27 Thứ 2

Bạn đã dùng hết 2 lần làm bài Trắc nghiệm miễn phí. Mời bạn mua tài khoản VnDoc PRO để tiếp tục! Tìm hiểu thêm
Mô tả thêm:

Bộ đề gồm các câu hỏi tổng hợp nội dung thuộc phần Luyện từ và câu đã học từ Tuần 18 đến Tuần 26, với ba mức độ Nhận biết - Thông hiểu - Vận dụng, nhằm giúp HS ôn luyện kiến thức, chuẩn bị cho bài Kiểm tra sắp đến.

HS đọc lại các nội dung sau trước khi làm bài tập:

  1. Kiến thức về Câu đơn và Câu ghép
  2. Kiến thức về Cách nối các vế Câu ghép
  3. Kiến thức về Biện pháp điệp từ, điệp ngữ
  4. Kiến thức về Dấu gạch ngang
  • Thời gian làm: 30 phút
  • Số câu hỏi: 20 câu
  • Số điểm tối đa: 20 điểm
Bắt đầu làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Thông hiểu

    Chọn cặp kết từ phù hợp để thay thế cho ✿ trong câu sau:

    ✿ trời đổ mưa to ✿ chúng em sẽ được nghỉ tiết thể dục.

  • Câu 2: Thông hiểu

    Chọn cặp kết từ phù hợp để thay thế cho ✿ trong câu sau:

    ✿ bài tập về nhà hôm nay khá nhiều ✿ em về phòng học bài ngay sau khi ăn cơm xong.

  • Câu 3: Thông hiểu

    Chọn cặp từ hô ứng phù hợp để thay thế cho ✿ trong câu sau:

    Thời gian ✿ trôi dần về những ngày cuối năm, đường phố ✿ trở nên đông vui, nhộn nhịp và rực rỡ.

  • Câu 4: Thông hiểu

    Chọn cặp kết từ phù hợp để thay thế cho ✿ trong câu sau:

    ✿ trời lạnh buốt, lại có sương muối, ✿ người nông dân vẫn cần cù dậy sớm, ra ruộng hoa để chăm sóc cho vườn hoa kịp vụ Tết.

  • Câu 5: Vận dụng

    Tìm kết từ thích hợp để nối hai vế câu ghép sau đây:

    Người em trai chăm chỉ, hiền lành còn người anh trai thì tham lam, lười biếng.

    Đáp án là:

    Người em trai chăm chỉ, hiền lành còn người anh trai thì tham lam, lười biếng.

  • Câu 6: Vận dụng

    Cho câu văn sau:

    Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi.

    a) Đặt dấu / giữa trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ, dấu // giữa 2 vế câu ghép (HS bỏ các dấu chấm, dấu phẩy khi viết lại câu)

    Ngày/ chưa tắt hẳn// trăng/ đã lên rồi

    b) Câu văn trên là câu đơn hay câu ghép?

    Câu ghép

    Đáp án là:

    Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi.

    a) Đặt dấu / giữa trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ, dấu // giữa 2 vế câu ghép (HS bỏ các dấu chấm, dấu phẩy khi viết lại câu)

    Ngày/ chưa tắt hẳn// trăng/ đã lên rồi

    b) Câu văn trên là câu đơn hay câu ghép?

    Câu ghép

  • Câu 7: Vận dụng

    Cho câu văn sau:

    Chiều thu, gió dìu dịu, hoa sữa thơm nồng.

    a) Đặt dấu / giữa trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ, dấu // giữa 2 vế câu ghép (HS bỏ các dấu chấm, dấu phẩy khi viết lại câu)

    Chiều thu/ gió/ dìu dịu// hoa sữa/ thơm nồng

    b) Câu văn trên là câu đơn hay câu ghép?

    Câu ghép

    Đáp án là:

    Chiều thu, gió dìu dịu, hoa sữa thơm nồng.

    a) Đặt dấu / giữa trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ, dấu // giữa 2 vế câu ghép (HS bỏ các dấu chấm, dấu phẩy khi viết lại câu)

    Chiều thu/ gió/ dìu dịu// hoa sữa/ thơm nồng

    b) Câu văn trên là câu đơn hay câu ghép?

    Câu ghép

  • Câu 8: Vận dụng

    Cho câu văn sau:

    Ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh đầu đông.

    a) Đặt dấu / giữa trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ, dấu // giữa 2 vế câu ghép (HS bỏ các dấu chấm, dấu phẩy khi viết lại câu)

    Ánh nắng ban mai/ trải xuống cánh đồng vàng óng xua tan dần hơi lạnh đầu đông

    b) Câu văn trên là câu đơn hay câu ghép?

    Câu đơn

    Đáp án là:

    Ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh đầu đông.

    a) Đặt dấu / giữa trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ, dấu // giữa 2 vế câu ghép (HS bỏ các dấu chấm, dấu phẩy khi viết lại câu)

    Ánh nắng ban mai/ trải xuống cánh đồng vàng óng xua tan dần hơi lạnh đầu đông

    b) Câu văn trên là câu đơn hay câu ghép?

    Câu đơn

  • Câu 9: Vận dụng

    Cho câu văn sau:

    Nắng lên, nắng chan mỡ gà trên những cánh đồng lúa chín.

    a) Đặt dấu / giữa trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ, dấu // giữa 2 vế câu ghép (HS bỏ các dấu chấm, dấu phẩy khi viết lại câu)

    Nắng/ lên// nắng/ chan mỡ gà trên những cánh đồng lúa chín||Nắng/ lên// nắng/ chan mỡ gà/ trên những cánh đồng lúa chín

    b) Câu văn trên là câu đơn hay câu ghép?

    Câu đơn

    Đáp án là:

    Nắng lên, nắng chan mỡ gà trên những cánh đồng lúa chín.

    a) Đặt dấu / giữa trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ, dấu // giữa 2 vế câu ghép (HS bỏ các dấu chấm, dấu phẩy khi viết lại câu)

    Nắng/ lên// nắng/ chan mỡ gà trên những cánh đồng lúa chín||Nắng/ lên// nắng/ chan mỡ gà/ trên những cánh đồng lúa chín

    b) Câu văn trên là câu đơn hay câu ghép?

    Câu đơn

  • Câu 10: Vận dụng

    Cho câu văn sau:

    Trong đêm tối mịt mùng, trên dòng sông mênh mông, chiếc xuồng của má Bảy chở thương binh lặng lẽ trôi.

    a) Đặt dấu / giữa trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ, dấu // giữa 2 vế câu ghép (HS bỏ các dấu chấm, dấu phẩy khi viết lại câu)

    Trong đêm tối mịt mùng trên dòng sông mênh mông/ chiếc xuồng của má Bảy/ chở thương binh lặng lẽ trôi

    b) Câu văn trên là câu đơn hay câu ghép?

    Câu đơn

    Đáp án là:

    Trong đêm tối mịt mùng, trên dòng sông mênh mông, chiếc xuồng của má Bảy chở thương binh lặng lẽ trôi.

    a) Đặt dấu / giữa trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ, dấu // giữa 2 vế câu ghép (HS bỏ các dấu chấm, dấu phẩy khi viết lại câu)

    Trong đêm tối mịt mùng trên dòng sông mênh mông/ chiếc xuồng của má Bảy/ chở thương binh lặng lẽ trôi

    b) Câu văn trên là câu đơn hay câu ghép?

    Câu đơn

  • Câu 11: Thông hiểu

    Nêu tác dụng của điệp từ trong đoạn văn sau:

    "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành."

  • Câu 12: Thông hiểu

    Nêu tác dụng của điệp từ trong đoạn văn sau:

    "Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ."

  • Câu 13: Thông hiểu

    Nêu tác dụng của điệp từ trong đoạn thơ sau:

    "Tiếng suối trong như tiếng hát xa
    Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"

  • Câu 14: Thông hiểu

    Nêu tác dụng của điệp từ trong đoạn văn sau:

    "Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh."

  • Câu 15: Thông hiểu

    Nêu tác dụng của điệp từ trong đoạn thơ sau:

    "Bốn ngàn năm dựng cơ đồ,
    Vạn năm từ thuở ấu thơ loài người.
    Ơi Việt Nam! Việt Nam ơi!
    Việt Nam! Ta gọi tên Người thiết tha."

  • Câu 16: Thông hiểu

    Nêu công dụng của dấu gạch ngang trong trường hợp sau:

    Chuyến tàu Hà Nội - Hồ Chí Minh sẽ xuất phát trong khoảng 15 phút nữa.

  • Câu 17: Thông hiểu

    Nêu công dụng của dấu gạch ngang trong trường hợp sau:

    Cô giáo dặn dò cả lớp:

    - Ngày mai, các em chú ý phải mặc áo sơ mi trắng và mặc quần màu đen nhé!

    Cả lớp đồng thanh:

    - Dạ thưa cô!

  • Câu 18: Thông hiểu

    Nêu công dụng của dấu gạch ngang trong trường hợp sau:

    Sáng nay, Hùng - người đến lớp sớm nhất đã phát hiện cây loa kèn ở ban công đã nở hoa.

  • Câu 19: Vận dụng

    Điền dấu gạch ngang vào vị trí thích hợp trong câu sau và viết lại câu.

    Các cầu thủ trong đội bóng những học sinh có đam mê dành cho bóng đá đều mặc đồng phục của đội khi ra sân.

    → Viết lại câu: Các cầu thủ trong đội bóng - những học sinh có đam mê dành cho bóng đá đều mặc đồng phục của đội khi ra sân

    Đáp án là:

    Các cầu thủ trong đội bóng những học sinh có đam mê dành cho bóng đá đều mặc đồng phục của đội khi ra sân.

    → Viết lại câu: Các cầu thủ trong đội bóng - những học sinh có đam mê dành cho bóng đá đều mặc đồng phục của đội khi ra sân

  • Câu 20: Vận dụng

    Điền dấu gạch ngang vào vị trí thích hợp trong câu sau và viết lại câu.

    Cô Ngọc Hà giáo viên dạy âm nhạc của lớp em vừa dịu dàng lại quan tâm học sinh.

    → Viết lại câu: Cô Ngọc Hà - giáo viên dạy âm nhạc của lớp em vừa dịu dàng lại quan tâm học sinh.

    Đáp án là:

    Cô Ngọc Hà giáo viên dạy âm nhạc của lớp em vừa dịu dàng lại quan tâm học sinh.

    → Viết lại câu: Cô Ngọc Hà - giáo viên dạy âm nhạc của lớp em vừa dịu dàng lại quan tâm học sinh.

Bạn còn 2 lượt làm bài tập miễn phí. Hãy mua tài khoản VnDoc PRO để học không giới hạn nhé! Bạn đã dùng hết 2 lượt làm bài tập miễn phí! Hãy mua tài khoản VnDoc PRO để làm Trắc nghiệm không giới hạn và tải tài liệu nhanh nhé! Mua ngay

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Bài tập hàng ngày Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo Tuần 27 Thứ 2 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo