Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài tập hàng ngày Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo Tuần 27 Thứ 4

Bạn đã dùng hết 2 lần làm bài Trắc nghiệm miễn phí. Mời bạn mua tài khoản VnDoc PRO để tiếp tục! Tìm hiểu thêm
Mô tả thêm:

Bộ đề gồm các câu hỏi tổng hợp nội dung thuộc phần Luyện từ và câu đã học từ Tuần 18 đến Tuần 26, với ba mức độ Nhận biết - Thông hiểu - Vận dụng, nhằm giúp HS ôn luyện kiến thức, chuẩn bị cho bài Kiểm tra sắp đến.

HS đọc lại các nội dung sau trước khi làm bài tập:

  1. Kiến thức về Câu đơn và Câu ghép
  2. Kiến thức về Cách nối các vế Câu ghép
  3. Kiến thức về Biện pháp điệp từ, điệp ngữ
  4. Kiến thức về Dấu gạch ngang
  • Thời gian làm: 30 phút
  • Số câu hỏi: 20 câu
  • Số điểm tối đa: 20 điểm
Bắt đầu làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Vận dụng

    Tìm cặp kết từ thích hợp để nối hai vế câu ghép sau đây:

    Mặc dù||Dù||Tuy nhà nó xa trường nhưng nó không bao giờ đi học muộn.

    Đáp án là:

    Mặc dù||Dù||Tuy nhà nó xa trường nhưng nó không bao giờ đi học muộn.

  • Câu 2: Vận dụng

    Tìm cặp kết từ thích hợp để nối hai vế câu ghép sau đây:

    Tuy||Mặc dù||Dù Nam không được khoẻ nhưng cậu ấy vẫn cố gắng hoàn thành đầy đủ bài tập về nhà.

    Đáp án là:

    Tuy||Mặc dù||Dù Nam không được khoẻ nhưng cậu ấy vẫn cố gắng hoàn thành đầy đủ bài tập về nhà.

  • Câu 3: Vận dụng

    Tìm cặp kết từ thích hợp để nối hai vế câu ghép sau đây:

    Nếu||Hễ trời trở rét thì con phải mặc áo ấm.

    Đáp án là:

    Nếu||Hễ trời trở rét thì con phải mặc áo ấm.

  • Câu 4: Thông hiểu

    Chọn cặp từ hô ứng phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau:

    Lan không chỉ||càng||bao nhiêu học giỏi Toán mà||nhưng||bấy nhiêu bạn ấy còn học giỏi Tiếng Việt.

    Đáp án là:

    Lan không chỉ||càng||bao nhiêu học giỏi Toán mà||nhưng||bấy nhiêu bạn ấy còn học giỏi Tiếng Việt.

  • Câu 5: Thông hiểu

    Chọn các kết từ phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau:

    Vì||Tuy||Dù bão vừa quét qua nên||thì||nhưng cây cối gãy đổ rất nhiều.

    Đáp án là:

    Vì||Tuy||Dù bão vừa quét qua nên||thì||nhưng cây cối gãy đổ rất nhiều.

  • Câu 6: Vận dụng

    Cho câu văn sau:

    Quả hồi như những cánh hoa nằm phơi mình trên mặt lá đầu cành.

    a) Đặt dấu / giữa trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ, dấu // giữa 2 vế câu ghép (HS bỏ các dấu chấm, dấu phẩy khi viết lại câu)

    Quả hồi/ như những cánh hoa nằm phơi mình trên mặt lá đầu cành

    b) Câu văn trên là câu đơn hay câu ghép?

    Câu đơn

    Đáp án là:

    Quả hồi như những cánh hoa nằm phơi mình trên mặt lá đầu cành.

    a) Đặt dấu / giữa trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ, dấu // giữa 2 vế câu ghép (HS bỏ các dấu chấm, dấu phẩy khi viết lại câu)

    Quả hồi/ như những cánh hoa nằm phơi mình trên mặt lá đầu cành

    b) Câu văn trên là câu đơn hay câu ghép?

    Câu đơn

  • Câu 7: Vận dụng

    Cho câu văn sau:

    Một mảnh lá gãy cũng dậy mùi thơm.

    a) Đặt dấu / giữa trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ, dấu // giữa 2 vế câu ghép (HS bỏ các dấu chấm, dấu phẩy khi viết lại câu)

    Một mảnh lá gãy/ cũng dậy mùi thơm

    b) Câu văn trên là câu đơn hay câu ghép?

    Câu đơn

    Đáp án là:

    Một mảnh lá gãy cũng dậy mùi thơm.

    a) Đặt dấu / giữa trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ, dấu // giữa 2 vế câu ghép (HS bỏ các dấu chấm, dấu phẩy khi viết lại câu)

    Một mảnh lá gãy/ cũng dậy mùi thơm

    b) Câu văn trên là câu đơn hay câu ghép?

    Câu đơn

  • Câu 8: Vận dụng

    Cho câu văn sau:

    Rừng hồi ngào ngạt, xanh thẫm trên những quả đồi quanh làng.

    a) Đặt dấu / giữa trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ, dấu // giữa 2 vế câu ghép (HS bỏ các dấu chấm, dấu phẩy khi viết lại câu)

    Rừng hồi/ ngào ngạt xanh thẫm/ trên những quả đồi quanh làng

    b) Câu văn trên là câu đơn hay câu ghép?

    Câu đơn

    Đáp án là:

    Rừng hồi ngào ngạt, xanh thẫm trên những quả đồi quanh làng.

    a) Đặt dấu / giữa trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ, dấu // giữa 2 vế câu ghép (HS bỏ các dấu chấm, dấu phẩy khi viết lại câu)

    Rừng hồi/ ngào ngạt xanh thẫm/ trên những quả đồi quanh làng

    b) Câu văn trên là câu đơn hay câu ghép?

    Câu đơn

  • Câu 9: Vận dụng

    Cho câu văn sau:

    Cờ bay đỏ những mái nhà, đỏ những cành cây, đỏ những góc phố.

    a) Đặt dấu / giữa trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ, dấu // giữa 2 vế câu ghép (HS bỏ các dấu chấm, dấu phẩy khi viết lại câu)

    Cờ/ bay đỏ những mái nhà đỏ những cành cây đỏ những góc phố

    b) Câu văn trên là câu đơn hay câu ghép?

    Câu đơn

    Đáp án là:

    Cờ bay đỏ những mái nhà, đỏ những cành cây, đỏ những góc phố.

    a) Đặt dấu / giữa trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ, dấu // giữa 2 vế câu ghép (HS bỏ các dấu chấm, dấu phẩy khi viết lại câu)

    Cờ/ bay đỏ những mái nhà đỏ những cành cây đỏ những góc phố

    b) Câu văn trên là câu đơn hay câu ghép?

    Câu đơn

  • Câu 10: Vận dụng

    Cho câu văn sau:

    Một làn gió nhẹ chạy qua, những chiếc lá lay động như những đốm lửa vàng, lửa đỏ bập bùng cháy.

    a) Đặt dấu / giữa trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ, dấu // giữa 2 vế câu ghép (HS bỏ các dấu chấm, dấu phẩy khi viết lại câu)

    Một làn gió nhẹ/ chạy qua// những chiếc lá/ lay động như những đốm lửa vàng lửa đỏ bập bùng cháy

    b) Câu văn trên là câu đơn hay câu ghép?

    Câu ghép

    Đáp án là:

    Một làn gió nhẹ chạy qua, những chiếc lá lay động như những đốm lửa vàng, lửa đỏ bập bùng cháy.

    a) Đặt dấu / giữa trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ, dấu // giữa 2 vế câu ghép (HS bỏ các dấu chấm, dấu phẩy khi viết lại câu)

    Một làn gió nhẹ/ chạy qua// những chiếc lá/ lay động như những đốm lửa vàng lửa đỏ bập bùng cháy

    b) Câu văn trên là câu đơn hay câu ghép?

    Câu ghép

  • Câu 11: Thông hiểu

    Nêu tác dụng của điệp ngữ trong đoạn thơ sau:

    "Mồ hôi mà đổ xuống đồng,
    Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.
    Mồ hôi mà đổ xuống vườn,
    Dâu xanh lá tốt vấn vương tơ tằm.
    Mồ hôi mà đổ xuống đầm,
    Cá lội phía dưới, rau nằm phía trên."

  • Câu 12: Thông hiểu

    Nêu tác dụng của điệp ngữ trong đoạn thơ sau:

    "Ai dậy sớm
    Đi ra đồng,
    Có vừng đông
    Đang chờ đón.

    Ai dậy sớm
    Chạy lên đồi,
    Cả đất trời
    Đang chờ đón."

  • Câu 13: Thông hiểu

    Nêu tác dụng của điệp từ trong đoạn văn sau:

    "Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành, phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực…"

  • Câu 14: Thông hiểu

    Nêu tác dụng của điệp từ trong đoạn thơ sau:

    “Trong đầm gì đẹp bằng sen
    Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
    Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
    Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.”

  • Câu 15: Thông hiểu

    Nêu tác dụng của điệp từ trong đoạn thơ sau:

    "Hạt gạo làng ta
    vị phù sa
    Của sông Kinh Thầy
    hương sen thơm
    Trong hồ nước đầy
    lời mẹ hát….
    bão tháng bẩy
    mưa tháng ba"

  • Câu 16: Thông hiểu

    Nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong câu sau:

    Mặc kệ cơn mưa lớn sắp kéo đến, anh trai vẫn đạp xe ra đồng để kiểm tra tình hình của ruộng lúa.

    - Út ở nhà nhớ đóng cửa cẩn thận, anh ra đồng xem lúa đã. 

    - Vâng ạ! - Tôi cố trả lời thật to để anh nghe thấy.

  • Câu 17: Thông hiểu

    Nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong câu sau:

    Cô giáo hỏi Hùng:

    - Theo thông tin trong bảng thì chuyến bay nào sẽ bắt đầu vào lúc 19h?

    - Thưa cô, chuyến bay Đà Nẵng - Thành phố Hồ Chí Minh sẽ bắt đầu vào lúc 19h ạ.

  • Câu 18: Thông hiểu

    Nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong câu sau:

    Hoa chán nản nói:

    - Nếu Tuấn - học sinh giỏi nhất lớp cũng không thể giải được bài toán kia, thì mình làm sao mà làm được.

  • Câu 19: Thông hiểu

    Nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong câu sau:

    Buổi thi đấu giao hữu bóng chuyền giữa hai xã Thuận Phong - Thuận Đức đã diễn ra thành công tốt đẹp.

  • Câu 20: Thông hiểu

    Nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong câu sau:

    Những tia chớp lóe lên khiến tôi giật mình thốt lên:

    - Ôi trời ơi!

Bạn còn 2 lượt làm bài tập miễn phí. Hãy mua tài khoản VnDoc PRO để học không giới hạn nhé! Bạn đã dùng hết 2 lượt làm bài tập miễn phí! Hãy mua tài khoản VnDoc PRO để làm Trắc nghiệm không giới hạn và tải tài liệu nhanh nhé! Mua ngay

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Bài tập hàng ngày Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo Tuần 27 Thứ 4 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo