Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài tập hàng ngày Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo Tuần 27 Thứ 3

Bạn đã dùng hết 2 lần làm bài Trắc nghiệm miễn phí. Mời bạn mua tài khoản VnDoc PRO để tiếp tục! Tìm hiểu thêm
Mô tả thêm:

Bộ đề gồm các câu hỏi tổng hợp nội dung thuộc phần Luyện từ và câu đã học từ Tuần 18 đến Tuần 26, với ba mức độ Nhận biết - Thông hiểu - Vận dụng, nhằm giúp HS ôn luyện kiến thức, chuẩn bị cho bài Kiểm tra sắp đến.

HS đọc lại các nội dung sau trước khi làm bài tập:

  1. Kiến thức về Câu đơn và Câu ghép
  2. Kiến thức về Cách nối các vế Câu ghép
  3. Kiến thức về Biện pháp điệp từ, điệp ngữ
  4. Kiến thức về Dấu gạch ngang
  • Thời gian làm: 30 phút
  • Số câu hỏi: 20 câu
  • Số điểm tối đa: 20 điểm
Bắt đầu làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Vận dụng

    Tìm kết từ thích hợp để nối hai vế câu ghép sau đây:

    Tôi đã khuyên nhủ hết lời nhưng anh ta vẫn không nghe.

    Đáp án là:

    Tôi đã khuyên nhủ hết lời nhưng anh ta vẫn không nghe.

  • Câu 2: Vận dụng

    Tìm kết từ thích hợp để nối hai vế câu ghép sau đây:

    Mưa rất to gió rất lớn.

    Đáp án là:

    Mưa rất to gió rất lớn.

  • Câu 3: Vận dụng

    Tìm kết từ thích hợp để nối hai vế câu ghép sau đây:

    Chỉ có một cuốn truyện tranh thôi, nên tớ đọc trước hay||hoặc cậu đọc trước?

    Đáp án là:

    Chỉ có một cuốn truyện tranh thôi, nên tớ đọc trước hay||hoặc cậu đọc trước?

  • Câu 4: Vận dụng

    Tìm kết từ thích hợp để nối hai vế câu ghép sau đây:

    Mặc dù||Dù||Tuy mùa xuân đã về, nhưng trời vẫn còn rất lạnh đến mức cây cối không mọc được chồi non.

    Đáp án là:

    Mặc dù||Dù||Tuy mùa xuân đã về, nhưng trời vẫn còn rất lạnh đến mức cây cối không mọc được chồi non.

  • Câu 5: Vận dụng

    Tìm kết từ thích hợp để nối hai vế câu ghép sau đây:

    Nếu bài kiểm tra này em đạt điểm cao, thì bố sẽ thưởng cho em một chuyến đi chơi ở trung tâm thương mại.

    Đáp án là:

    Nếu bài kiểm tra này em đạt điểm cao, thì bố sẽ thưởng cho em một chuyến đi chơi ở trung tâm thương mại.

  • Câu 6: Vận dụng

    Cho câu văn sau:

    Dưới bóng tre của ngàn xưa, mái đình mái chùa cổ kính vẫn luôn tồn tại.

    a) Đặt dấu / giữa trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ, dấu // giữa 2 vế câu ghép (HS bỏ các dấu chấm, dấu phẩy khi viết lại câu)

    Dưới bóng tre của ngàn xưa/mái đình mái chùa cổ kính/ vẫn luôn tồn tại

    b) Câu văn trên là câu đơn hay câu ghép?

    Câu đơn

    Đáp án là:

    Dưới bóng tre của ngàn xưa, mái đình mái chùa cổ kính vẫn luôn tồn tại.

    a) Đặt dấu / giữa trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ, dấu // giữa 2 vế câu ghép (HS bỏ các dấu chấm, dấu phẩy khi viết lại câu)

    Dưới bóng tre của ngàn xưa/mái đình mái chùa cổ kính/ vẫn luôn tồn tại

    b) Câu văn trên là câu đơn hay câu ghép?

    Câu đơn

  • Câu 7: Vận dụng

    Cho câu văn sau:

    Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh.

    a) Đặt dấu / giữa trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ, dấu // giữa 2 vế câu ghép (HS bỏ các dấu chấm, dấu phẩy khi viết lại câu)

    Mùa xuân/ lá bàng mới nảy/ trông như những ngọn lửa xanh

    b) Câu văn trên là câu đơn hay câu ghép?

    Câu đơn

    Đáp án là:

    Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh.

    a) Đặt dấu / giữa trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ, dấu // giữa 2 vế câu ghép (HS bỏ các dấu chấm, dấu phẩy khi viết lại câu)

    Mùa xuân/ lá bàng mới nảy/ trông như những ngọn lửa xanh

    b) Câu văn trên là câu đơn hay câu ghép?

    Câu đơn

  • Câu 8: Vận dụng

    Cho câu văn sau:

    Qua mùa đông, cây bàng trụi hết lá, những chiếc cành khẳng khiu in trên nền trời xám đục.

    a) Đặt dấu / giữa trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ, dấu // giữa 2 vế câu ghép (HS bỏ các dấu chấm, dấu phẩy khi viết lại câu)

    Qua mùa đông/ cây bàng/ trụi hết lá// những chiếc cành khẳng khiu/ in trên nền trời xám đục

    b) Câu văn trên là câu đơn hay câu ghép?

    Câu ghép

    Đáp án là:

    Qua mùa đông, cây bàng trụi hết lá, những chiếc cành khẳng khiu in trên nền trời xám đục.

    a) Đặt dấu / giữa trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ, dấu // giữa 2 vế câu ghép (HS bỏ các dấu chấm, dấu phẩy khi viết lại câu)

    Qua mùa đông/ cây bàng/ trụi hết lá// những chiếc cành khẳng khiu/ in trên nền trời xám đục

    b) Câu văn trên là câu đơn hay câu ghép?

    Câu ghép

  • Câu 9: Vận dụng

    Cho câu văn sau:

    Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích.

    a) Đặt dấu / giữa trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ, dấu // giữa 2 vế câu ghép (HS bỏ các dấu chấm, dấu phẩy khi viết lại câu)

    Sang hè/ lá/ lên thật dày// ánh sáng/ xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích

    b) Câu văn trên là câu đơn hay câu ghép?

    Câu ghép

    Đáp án là:

    Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích.

    a) Đặt dấu / giữa trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ, dấu // giữa 2 vế câu ghép (HS bỏ các dấu chấm, dấu phẩy khi viết lại câu)

    Sang hè/ lá/ lên thật dày// ánh sáng/ xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích

    b) Câu văn trên là câu đơn hay câu ghép?

    Câu ghép

  • Câu 10: Vận dụng

    Cho câu văn sau:

    Sang cuối thu, lá bàng ngả thành màu tía và bắt đầu rụng xuống.

    a) Đặt dấu / giữa trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ, dấu // giữa 2 vế câu ghép (HS bỏ các dấu chấm, dấu phẩy khi viết lại câu)

    Sang cuối thu/ lá bàng/ ngả thành màu tía và bắt đầu rụng xuống

    b) Câu văn trên là câu đơn hay câu ghép?

    Câu đơn

    Đáp án là:

    Sang cuối thu, lá bàng ngả thành màu tía và bắt đầu rụng xuống.

    a) Đặt dấu / giữa trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ, dấu // giữa 2 vế câu ghép (HS bỏ các dấu chấm, dấu phẩy khi viết lại câu)

    Sang cuối thu/ lá bàng/ ngả thành màu tía và bắt đầu rụng xuống

    b) Câu văn trên là câu đơn hay câu ghép?

    Câu đơn

  • Câu 11: Nhận biết

    Tìm điệp từ, điệp ngữ có trong đoạn thơ sau:

    "Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
    Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
    Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này."

    → Điệp từ trong đoạn thơ làmuốn làm

    Đáp án là:

    "Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
    Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
    Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này."

    → Điệp từ trong đoạn thơ làmuốn làm

  • Câu 12: Nhận biết

    Tìm điệp từ, điệp ngữ có trong đoạn thơ sau:

    "Ngày xuân mơ nở trắng rừng
    Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
    Ve kêu, rừng phách đổ vàng
    Nhớ cô em gái hái măng một mình."

    → Điệp từ trong đoạn thơ là nhớ

    Đáp án là:

    "Ngày xuân mơ nở trắng rừng
    Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
    Ve kêu, rừng phách đổ vàng
    Nhớ cô em gái hái măng một mình."

    → Điệp từ trong đoạn thơ là nhớ

  • Câu 13: Nhận biết

    Tìm điệp từ, điệp ngữ có trong đoạn thơ sau:

    "Nghe xao động nắng trưa
    Nghe bàn chân đỡ mỏi
    Nghe gọi về tuổi thơ"

    → Điệp từ trong đoạn thơ là nghe

    Đáp án là:

    "Nghe xao động nắng trưa
    Nghe bàn chân đỡ mỏi
    Nghe gọi về tuổi thơ"

    → Điệp từ trong đoạn thơ là nghe

  • Câu 14: Nhận biết

    Tìm điệp từ, điệp ngữ có trong đoạn văn sau:

    "Ở mảnh đất ấy, tháng giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột; tháng tám nước lên, tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép; tháng chín, tháng mười, đi móc con da dưới vệ sông. Ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua cho vài cái bánh rợm; đêm nằm với chú, chú gác chân lên tôi mà lẩy Kiều ngâm thơ; những tối liên hoan xã, nghe cái Tị hát chèo và đôi lúc lại được ngồi nói chuyện với Cún Con, nhắc lại những kỉ niệm đẹp đẽ thời thơ ấu."

    → Điệp từ trong đoạn thơ là Ở mảnh đất ấy

    Đáp án là:

    "Ở mảnh đất ấy, tháng giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột; tháng tám nước lên, tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép; tháng chín, tháng mười, đi móc con da dưới vệ sông. Ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua cho vài cái bánh rợm; đêm nằm với chú, chú gác chân lên tôi mà lẩy Kiều ngâm thơ; những tối liên hoan xã, nghe cái Tị hát chèo và đôi lúc lại được ngồi nói chuyện với Cún Con, nhắc lại những kỉ niệm đẹp đẽ thời thơ ấu."

    → Điệp từ trong đoạn thơ là Ở mảnh đất ấy

  • Câu 15: Nhận biết

    Tìm điệp từ, điệp ngữ có trong đoạn văn sau:

    "Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý."

    → Điệp từ trong đoạn thơ là thoắt cái

    Đáp án là:

    "Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý."

    → Điệp từ trong đoạn thơ là thoắt cái

  • Câu 16: Thông hiểu

    Nêu công dụng của dấu gạch ngang trong trường hợp sau:

    Những chú chim én - sứ giả của mùa xuân đã bay về từ phương Nam, náo nức chao liệng rợp trời. Nhờ vậy mà Bích chợt nhận ra không gian xung quanh mình đã đổi khác:

    - Các cửa hàng treo đầy những tấm biển giảm giá, chúc mừng năm mới

    - Hai bên đường xếp đầy những chậu quất, chậu cúc và cả hoa mai, hoa đào

    - Những quán ăn, quán nước đều chuyển sang mở nhạc về mùa xuân

  • Câu 17: Thông hiểu

    Nêu công dụng của dấu gạch ngang trong trường hợp sau:

    Đoạn đường nối liền hai thôn Thuận Phong - Thuận Vinh đã được mở rộng và lắp thêm đèn đường. Khi biết tin, Tuấn hồ hởi bảo với Nam:

    - Vậy là từ giờ, mình có thể ở lại chơi với cậu tới muộn mà không sợ về muộn không nhìn rõ đường đi rồi.

  • Câu 18: Thông hiểu

    Nêu công dụng của dấu gạch ngang trong trường hợp sau:

    Thầy Hùng - giáo viên chủ nhiệm của lớp 5B đã đến từ rất sớm. Gặp bạn học sinh nào đi ngang qua, thầy cũng hiền từ đáp lại lời chào của các bạn:

    - Ừ, thầy chào các em.

  • Câu 19: Vận dụng

    Điền dấu gạch ngang vào vị trí thích hợp trong câu sau và viết lại câu.

    Chuyến xe Mỹ Đình Sơn Tây đã xuất phát được mười phút rồi. Nhưng do ngủ dậy muộn nên Hà đã không kịp lên chuyến xe đó.

    → Viết lại câu: Chuyến xe Mỹ Đình - Sơn Tây đã xuất phát được mười phút rồi.

    Đáp án là:

    Chuyến xe Mỹ Đình Sơn Tây đã xuất phát được mười phút rồi. Nhưng do ngủ dậy muộn nên Hà đã không kịp lên chuyến xe đó.

    → Viết lại câu: Chuyến xe Mỹ Đình - Sơn Tây đã xuất phát được mười phút rồi.

  • Câu 20: Vận dụng

    Điền dấu gạch ngang vào vị trí thích hợp trong câu sau và viết lại câu.

    Mực chú chó mà chị Lan vừa nhận nuôi có bộ lông đen tuyền. Bộ lông đó chú được di truyền từ mẹ của chú.

    → Viết lại câu: Mực - chú chó mà chị Lan vừa nhận nuôi có bộ lông đen tuyền.

    Đáp án là:

    Mực chú chó mà chị Lan vừa nhận nuôi có bộ lông đen tuyền. Bộ lông đó chú được di truyền từ mẹ của chú.

    → Viết lại câu: Mực - chú chó mà chị Lan vừa nhận nuôi có bộ lông đen tuyền.

Bạn còn 2 lượt làm bài tập miễn phí. Hãy mua tài khoản VnDoc PRO để học không giới hạn nhé! Bạn đã dùng hết 2 lượt làm bài tập miễn phí! Hãy mua tài khoản VnDoc PRO để làm Trắc nghiệm không giới hạn và tải tài liệu nhanh nhé! Mua ngay

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Bài tập hàng ngày Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo Tuần 27 Thứ 3 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo