Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài tập nghỉ dịch COVID-19 lớp 3 môn Tiếng Việt - Số 1

Bài tập nghỉ dịch COVID-19 lớp 3 môn Tiếng Việt

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Để giao lưu và dễ dàng chia sẻ các tài liệu học tập hay lớp 3 để chuẩn bị cho năm học mới, mời các bạn tham gia nhóm facebook Tài liệu học tập lớp 3.

Bài tập nghỉ dịch COVID-19 lớp 3 môn Tiếng Việt - Số 1 được soạn gồm phần đề thi đủ 4 nội dung: đọc hiểu, chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn và đáp án chi tiết, bám sát chương trình học của môn Tiếng Việt lớp 3. Nhằm giúp các em ôn luyện ở nhà trong thời gian nghỉ dịch Covid-19.

Xem thêm: Bài tập nghỉ dịch COVID-19 lớp 3 môn Tiếng Việt - Số 2

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Bài tập nghỉ dịch COVID-19 lớp 3 môn Tiếng Việt - Số 1

Đọc thầm văn bản sau và thực hiện các yêu cầu ở phía dưới:

Xóm chuồn chuồn

Xóm ấy trú ngụ cả họ chuồn chuồn.

Chuồn chuồn chúa nom dữ tợn, hùng hổ nhưng đôi mắt lại rất hiền. Chuồn chuồn ngô nhanh thoăn thoắt, chao cánh một cái đã biến mất. Chuồn chuồn ớt rực rỡ trong bộ quần áo đỏ chót giữa ngày hè chói chang.

Chuồn chuồn tương có đôi cánh kép vàng điểm đen. Chuồn chuồn kim cái đuôi bằng cái tăm dài lêu nghêu, đôi mắt lồi to hơn đầu.
Suốt năm, chuồn chuồn đi miên man, nhưng hễ trời sắp dông gió thì lại bay qua đồng hoa cỏ may, tìm về tránh mưa trong chân cỏ.

(Theo Tô Hoài)

  • Trú ngụ: sống, ở tạm thời tại một nơi nào đó không phải quê hương của mình.
  • Nom: nhìn (từ địa phương)
  • Chao: chỉ hành động nghiêng qua nghiêng lại cơ thể nhanh và liên tục

Câu 1. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng

1. Bài văn đã nhắc đến loài động vật nào?

A. Chim cánh cụt

B. Chuồn chuồn

C. Cá đuối

2. Chuồn chuồn chúa có ngoại hình như thế nào?

A. Trông hiền lành nhưng đôi mắt dữ tợn

B. Trông dữ tợn nhưng đôi mắt lạnh lùng

C. Trông dữ tợn những đôi mắt rất hiền

3. Loài chuồn chuồn nào có bộ quần áo màu đỏ chót?

A. Chuồn chuồn kim

B. Chuồn chuồn ngô

C. Chuồn chuồn ớt

4. Trong bài, loài chuồn chuồn nào có tài bay nhanh?

A. Chuồn chuồn kim

B. Chuồn chuồn ngô

C. Chuồn chuồn ớt

5. Mỗi khi trời nổi dông gió thì đàn chuồn chuồn sẽ làm gì?

A. Bơi qua đồng hoa cỏ may, tìm về tránh mưa trong chân cỏ

B. Bay qua dòng sông rộng lớn, tránh mưa trong đồng hoa cỏ may

C. Bay qua đồng hoa cỏ may, tìm về tránh mưa trong chân cỏ

Câu 2. Em hãy liệt kê tên các loại chuồn chuồn đã được nhắc đến trong văn bản.

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

Câu 3. Biến đổi câu “Chuồn chuồn ớt rực rỡ trong bộ quần áo đỏ chót giữa ngày hè chói chang” thành câu văn có sử dụng hình ảnh so sánh.

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

Phần 2. Viết

Câu 1. Chính tả

1. Nghe - viết

Chuồn chuồn chúa nom dữ tợn, hùng hổ nhưng đôi mắt lại rất hiền. Chuồn chuồn ngô nhanh thoăn thoắt, chao cánh một cái đã biến mất. Chuồn chuồn ớt rực rỡ trong bộ quần áo đỏ chót giữa ngày hè chói chang.

2. Bài tập

a. Điền vào chỗ trống tr hoặc ch:

Vào những __ưa hè oi ả. Thời tiết nóng bức đến không thể ngủ được. Thế là Tú bèn lẻn ra sau hè, cùng hội cái Tí, Mè __ơi đùa. Bên bờ sông mát rượi, chúng tìm bắt những chú ve lẩn __ốn sau vòm lá biếc. Chúng ngụp lặn thỏa thuê dưới dòng nước mát. Cứ thế, tiết __ời nóng bức cũng chẳng thể ngăn cản lũ __ẻ nghịch ngợm nô đùa.

b. Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã:

Linh An là bạn thân nhất của em. Từ lúc còn rất nho, chúng em đã chơi chung với nhau rồi. Môi ngày, An đều sang nhà ru em cùng đến lớp. Đến buôi chiều, khi đi học về, chúng em lại đi cùng nhau. Cuối tuần, em se sang nhà An, cùng nhau chơi đồ hàng. Nhưng khoảnh khắc được vui chơi cùng với An là lúc em cam thấy vui ve nhất. Em mong rằng dù thời gian trôi qua, em và An vân mai luôn là bạn thân cua nhau.

Câu 2. Luyện từ và câu

1. Cho đoạn thơ sau:

Mùa mưa mà mưa chẳng đến
Đáy sâu nẻ toác khi nào
Rêu nằm mơ những sấm sét
Rồi khô trên cọc cầu ao...

(Ao nhà mùa hạn - Trần Đăng Khoa)

a. Trong đoạn thơ trên, sự vật nào đã được nhân hóa.

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

b. Sự vật đó đã được nhân hóa bằng cách nào?

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

2. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?” trong các câu sau:

a. Bác Hồ quê ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

b. Bác ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1911 tại bến Nhà Rồng.

c. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh nằm ở quảng trường Ba Đình (Hà Nội).

3. Em hãy trả lời các câu hỏi sau:

a. Trường của em nằm ở đâu?

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

b. Khi bị ốm thì em cần phải đi đến đâu?

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

c. Mỗi khi nghỉ hè, em thích được đi đến nơi nào?

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

d. Vào dịp Tết, cả gia đình em thường cùng nhau đi đến những nơi nào?

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

Câu 3. Tập làm văn

Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 4 đến 5 câu) kể về người lao động trí óc là cô giáo, thầy giáo của em.

Gợi ý:

  • Cô (thầy) giáo của em là ai? Hiện đang dạy môn gì? Lớp mấy?
  • Cô (thầy) có ngoại hình như thế nào?
  • Cô (thầy) dạy có dễ hiểu không? Giọng nói, cử chỉ, nét mặt của cô (thầy) khi dạy học như thế nào?
  • Nhờ cô (thầy), mà em học được những điều tốt đẹp gì?
  • Tình cảm của em dành cho cô (thầy) của mình.

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

Hướng dẫn giải:

Phần 1. Đọc hiểu

Câu 1.

1. B

2. C

3. C

4. B

5. C

Câu 2.

  • Chuồn chuồn chúa, chuồn chuồn ngô, chuồn chuồn ớt, chuồn chuồn tương, chuồn chuồn kim.

Câu 3.

  • Gợi ý: Chuồn chuồn ớt có đôi cánh đỏ chót như đang mặc một bộ quần áo rực rỡ.

Phần 2. Viết

Câu 1. Chính tả

1. Nghe - viết

- Yêu cầu:

  • HS viết đủ, đúng, chính xác các tiếng trong đoạn văn
  • Tốc độ viết nhanh, kịp theo lời đọc
  • Chữ viết đẹp, đều, đúng nét, đúng ô li
  • Trình bày sạch sẽ, gọn gàng

2. Bài tập

a.

Vào những trưa hè oi ả. Thời tiết nóng bức đến không thể ngủ được. Thế là Tú bèn lẻn ra sau hè, cùng hội cái Tí, Mè chơi đùa. Bên bờ sông mát rượi, chúng tìm bắt những chú ve lẩn trốn sau vòm lá biếc. Chúng ngụp lặn thỏa thuê dưới dòng nước mát. Cứ thế, tiết trời nóng bức cũng chẳng thể ngăn cản lũ trẻ nghịch ngợm nô đùa.

b.

Linh An là bạn thân nhất của em. Từ lúc còn rất nhỏ, chúng em đã chơi chung với nhau rồi. Mỗi ngày, An đều sang nhà rủ em cùng đến lớp. Đến buổi chiều, khi đi học về, chúng em lại đi cùng nhau. Cuối tuần, em sẽ sang nhà An, cùng nhau chơi đồ hàng. Những khoảnh khắc được vui chơi cùng với An là lúc em cảm thấy vui vẻ nhất. Em mong rằng dù thời gian trôi qua, em và An vẫn mãi luôn là bạn thân của nhau.

Câu 2. Luyện từ và câu

1.

a. Sự vật đã được nhân hóa: rêu

b. Sự vật “rêu” được nhân hóa bằng cách gán cho nó hành động của con người là “nằm mơ những sấm sét”.

2.

a. Bác Hồ quê ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

b. Bác ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1911 tại bến Nhà Rồng.

c. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh nằm ở quảng trường Ba Đình (Hà Nội).

3.

a. Gợi ý: Trường của em nằm ở đường Nguyễn Văn Giáp, Cầu Diễn, Hà Nội.

b. Gợi ý: Khi bị ốm thì em cần phải đi đến trạm xá / bệnh viện / trạm ý tế.

c. Gợi ý: Mỗi khi nghỉ hè, em thích được đi đến đảo Phú Quốc.

d. Gợi ý: Vào dịp Tết, cả gia đình em thường cùng nhau đi thăm ông bà ở quê.

Câu 3. Tập làm văn

Bài văn tham khảo:

Thầy Tuấn - thầy giáo chủ nhiệm lớp em là một người lao động trí óc. Thầy có vóc dáng cao gầy, khỏe mạnh. Là một giáo viên trẻ, lúc nào thầy cũng sôi nổi và nhiệt huyết trong các hoạt động chung của trường. Thầy Tuấn dạy lớp em môn Toán và Tiếng Việt. Giọng giảng bài của thầy rất hay và trầm ấm. Bài nào thầy cũng giảng rất kĩ, cho đến khi cả lớp đều hiểu mới thôi. Em yêu quý thầy rất nhiều.

--------------------------------------------------

Ngoài tài liệu Bài tập nghỉ dịch COVID-19 lớp 3 môn Tiếng Việt - Số 1 trên, các em học sinh có thể tham khảo thêm môn Tiếng Việt lớp 3 đầy đủ để học tốt Tiếng Việt hơn. Mời các em cùng tham khảo, luyện tập cập nhật thường xuyên.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Tiếng Việt lớp 3 Chương trình mới

    Xem thêm