H'Yu Puih Văn học

Bài văn phân tích tác phẩm Tràng giang

Phân tích tác phẩm Tràng giang

3
3 Câu trả lời
  • Vợ nhặt
    Vợ nhặt

    Dàn ý phân tích bài thơ Tràng giang

    I. Mở bài phân tích Tràng giang:

    - Giới thiệu những nét chính về tác giả Huy Cận.

    - Giới thiệu khái quát về bài thơ “Tràng giang” (hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, khái quát những nét cơ bản về giá trị nội dung và nghệ thuật,…)

    II. Thân bài phân tích Tràng giang:

    a. Phân tích nhan đề và câu thơ đề từ bài “Tràng giang”:

    -Phân tích nhan đề “Tràng giang”:

    + Một từ Hán Việt mang sắc thái cổ kính, với nghĩa là sông dài.

    + Sử dụng hai vần vần mở, có độ vang, độ ngân xa liên tiếp nhau, gợi lên hình ảnh một con sông vừa dài vừa rộng.

    -Phân tích câu thơ đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”: Khái quát một cách ngắn gọn, đầy đủ tình và cảnh trong bài thơ

    b. Phân tích khổ 1:

    -Hai câu đầu:

    + Câu thơ 1 của khổ thơ thứ nhất đã mở ra một hình ảnh sông nước mênh mang.

    + Từ “điệp điệp” gợi lên hình ảnh những đợt sóng cứ nối đuôi nhau vỗ vào bờ không ngừng nghỉ, không dứt, tô đậm thêm không gian rộng lớn, bao la.

    + Hình ảnh: con thuyền xuôi mái nước gợi lên sự nhỏ nhoi

    + Hình ảnh đối lập giữa không gian sông nước mênh mông với hình ảnh con thuyền nhỏ bé càng gợi lên trong chúng ta sự cô đơn, le loi.

    -Hai câu cuối:

    + Thuyền và nước như có một nỗi buồn chia lìa đang đón đợi, cho lòng “sầu trăm ngả”

    + Hình ảnh “củi một cành khô lạc mấy dòng” : khiến người đọc ám ảnh khôn nguôi về cõi nhân sinh, lạc lõng, bơ vơ.

    -Trong khổ thơ thứ nhất, nếu ví dòng tràng giang là dòng đời vô tận thì hình ảnh con thuyền, cành củi khô chính là hình ảnh tượng trưng cho kiếp người nhỏ nhoi, vô định.

    c. Phân tích khổ 2:

    - Hai câu thơ đầu: không gian hoang vắng, hiu quạnh:

    + Nghệ thuật đảo ngữ cùng từ láy “lơ thơ”, “đìu hiu” đặc biệt gợi cảm đã gợi lên sự thưa thớt, hoang vắng, lạnh lẽo

    + Câu thơ “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều” là câu thơ có nhiều cách hiểu nhưng dẫu hiểu theo cách nào thì câu thơ vẫn gợi lên trong lòng người đọc nỗi buồn, sự hoang vắng, tàn tạ, thiếu vắng đi sự sống của con người

    -Hai câu sau, không gian như được mở rộng cả về bốn phía làm cho cảnh vật vốn đã vắng vẻ lại càng thêm cô liêu và tĩnh mịch hơn -> nỗi buồn, sự cô đơn đến tột cùng của lòng người

    d. Phân tích khổ 3:

    - Hình ảnh “bèo dạt về đâu hàng nối hàng”: gợi lên hình ảnh về kiếp người, cõi nhân sinh trôi nổi, không biết rồi sẽ đi đâu, về đâu.

    - Nghệ thuật phủ định được lặp lại: “không một chuyến đò ngang”, “không cầu”.

    - Ở nơi đây không có bất cứ thứ gì gắn kết đôi bờ với nhau, nó thiếu đi dấu vết của sự sống, của bóng hình con người và hơn hết là tình người, mối giao hòa, thân mật giữa con người với nhau

    e. Phân tích khổ 4 :

    - Hai câu thơ đầu khổ thơ: Vẽ nên một bức tranh thiên nhiên chiều tà với vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ.

    - Hình ảnh những đám mây trắng cứ hết lớp này đến lớp khác nối tiếp như tạo nên những quả núi dát bạc.
    - Cánh chim xuất hiện như ánh lên một tia ấm áp cho cảnh vật song nó vẫn không làm vơi đi nỗi buồn trong sâu thẳm tâm hồn của nhà thơ.

    -Hai câu thơ cuối đã thể hiện nỗi nhớ quê hương da diết, cháy bỏng của tác giả

    - Hình ảnh “dờn dợn vời con nước” không chỉ tả những đợt sóng lan xa mà hơn thế nó còn gợi lên nỗi buồn của người xa xứ đang nhớ quê hương da diết.

    - Câu thơ cuối đậm chất cổ điển khép lại bài thơ đã diễn tả một cách chân thực và rõ nét niềm thương nhớ quê hương đất nước của nhà thơ

    III. Kết bài:

    - Khái quát lại những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của bài thơ và những cảm nhận của bản thân.

    0 Trả lời 10:40 08/05
    • Gà Bông
      • Phan Thị Nương
        Phan Thị Nương

        Bạn xem thêm bài viết tại đây nhé: https://vndoc.com/cam-nhan-bai-tho-trang-giang-cua-huy-can-99347

        0 Trả lời 10:42 08/05

        Văn học

        Xem thêm