Bảng đơn đo vị độ dài toán học đầy đủ chính xác nhất
Bảng đơn đo vị độ dài toán học đầy đủ chính xác nhất nhằm giúp các bạn học sinh củng cố lại kiến thức môn Toán lớp 3 về đơn vị đo lường toán học và chuẩn bị kiến thức cho lớp 4 và lớp 5 khi học về đơn đo vị độ dài toán học. Hi vọng tài liệu này giúp các bạn học tốt bài tập toán lớp 3 hơn.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 3, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 3 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 3. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.
Bảng đơn đo vị độ dài toán học đầy đủ chính xác nhất
Bảng đơn vị đo độ dài là tài liệu ôn tập Chương 2 với các bài tập Toán lớp 3 cơ bản, giúp các em học sinh luyện tập các dạng Toán lớp 3 đạt kết quả tốt nhất, góp phần củng cố thêm kiến thức của các em.
Trong môi trường tiểu học, đặc biệt môn toán là những kiến thức cơ bản nhất của các bạn nhỏ học sinh là các bảng quy đổi từ km, m, dm, cm, mm,… Tuy nhiên, Bảng đo đơn vị độ dài lại rất khó nhớ vì nó có sự liên quan đến nhau khá phức tạp với các em. Bởi vậy, để giúp các bạn nhỏ nắm được chắc kiến thức, các bạn nhỏ hãy ghi nhớ như sau nhé:
1. Bảng đơn vị đo độ dài là gì?
Trước hết để hiểu rõ Bảng đơn vị đo độ dài là gì thì chúng ta cần đi làm rõ Đơn vị đo độ dài là gì?. Trong đó có 2 khái niệm quan trọng mà các em nhỏ rất mơ hồ: Đơn vị đo và Độ dài. Đối với các em, cần đi vào chi tiết và cụ thể để làm rõ định nghĩa cũng như hiểu rõ bản chất định nghĩa Bảng đơn vị đo độ dài là gì.
Từ lớp 2 các em đã được giới thiệu với các đơn vị đo độ dài cơ bản, tuy nhiên đó chỉ là làm quen và nhận biết. Đến lớp 3 trở đi, không chỉ dừng ở việc làm quen mà là các bài toán mới đối với các em, được tiếp xúc với đơn vị đo lường toán học và đơn vị đo lường trìu tượng ngoài thực tế. Cho nên, các em cần nắm chắc kiến thức gốc và có phương pháp học hiệu quả. Việc hiểu rõ bản chất Bảng đơn vị đo độ dài là gì ngay từ đầu sẽ giúp các em giải các bài toán 1 cách đơn giản và có thể áp dụng nhanh vào đời sống.
2. Đơn vị đo độ dài là gì?
Đơn vị là gì? Là một đại lượng dùng để đo, sử dụng trong các lĩnh vực toán học, vật lý, hóa học, và trong cuộc sống.
Ví dụ:
Đơn vị đo khối lượng là tấn, tạ, yến, kilogram (kg), gram.
Bao thóc nặng 50kg.
Độ dài là gì? Là khoảng cách giữa hai điểm trên một đường thẳng.
Ví dụ:
Độ dài của bàn tay là khoảng cách từ ngón tay giữa và cổ tay.
Đơn vị đo độ dài là gì? Là đại lượng dùng để đo khoảng cách giữa hai điểm, dùng để làm mốc so sánh về độ lớn cho mội độ dài khác nhau.
Ví dụ:
Thước kẻ dài 30cm thì 30 là độ dài, cm là đơn vị để đo.
Quãng đường từ nhà tới trường dài 4km tức là 4 là độ dài, km là đơn vị để đo.
3. Bảng đơn vị đo độ dài
Nhìn vào bảng đơn vị đo độ dài ở trên, ta thấy:
Bảng đơn vị đo độ dài được lập theo quy tắc từ lớn đến bé theo chiều từ trái qua phải. Đặc biệt lấy đơn vị đo độ dài mét (m) làm trung tâm để quy đổi ra các đơn vị còn lại hoặc ngược lại.
- Giới thiệu về đơn vị đo độ dài ki-lô-mét (km)
- Ki-lô-mét là đơn vị đo độ dài. Viết tắt là km.
- Giới thiệu về đơn vị đo độ dài héc-tô-mét (hm)
- Héc-tô-mét là đơn vị đo độ dài. Viết tắt là hm.
- Giới thiệu về đơn vị đo độ dài đề-ca-mét (dam)
- Đề-ca-mét là đơn vị đo độ dài. Viết tắt là dam.
- Giới thiệu về đơn vị đo độ dài mét (m)
- Mét là đơn vị đo độ dài. Viết tắt là m.
- Giới thiệu về đơn vị đo độ dài đề-xi-mét (dm)
- Đề-xi-mét là đơn vị đo độ dài. Viết tắt là m.
- Giới thiệu về đơn vị đo độ dài xen-ti-mét (cm)
- Xen-xi-mét là đơn vị đo độ dài. Viết tắt là cm.
- Giới thiệu về đơn vị đo độ dài mi-ni-mét (mm)
- Mi-ni-mét là đơn vị đo độ dài. Viết tắt là mm.
4. Những lưu ý khi học bảng đơn vị đo độ dài
Đổi đơn vị đo là một kỹ năng làm toán cực kỳ quan trọng và cơ bản thường gặp. Nhưng đây lại là phần rất dễ mắc lỗi của các em do ghi sai đơn vị, đổi nhầm các đại lượng đo với nhau.
- Mỗi đơn vị gấp 10 lần đơn vị liền sau
Ví dụ:
1m = 10dm
1dm = 10cm
- Mỗi đơn vị bằng 1/10 đơn vị liền trước
Ví dụ:
1cm = 1/10 dm
- Khi đổi đơn vị độ dài thì thừa số, số chia không phải là số đo
Ví dụ:
Đổi 3 mét (m) ra xen-ti-mét (cm) thì ta làm như sau :
3 x 100 = 300 cm
Trong đó : 100 là thừa số không có đơn vị đằng sau)
Hoặc hiểu một cách như sau:
- Khi đổi từ đơn vị lớn hơn sang đơn vị bé hơn liền kề, thì nhân số đó với 10 (Ví dụ: 1m = 10 dm = 100 cm).
- Khi đổi từ đơn vị bé hơn sang đơn vị lớn hơn liền kề, thì chia số đó cho 10 (Ví dụ: 50cm = 5 dm).
Để tránh sai sót trong việc đổi đơn vị đo đọ dài, có thể áp dụng sơ đồ sau đây:
Sơ đồ trên ta có:
- Mỗi đơn vị đo liền kề hơn hoặc kém gấp 10 lần đơn vị liền kề.
- Ví dụ:
Đổi từ 1hm sang m, số đó phải nhân với 2 lần số 10 (10 x 10 = 100)
Vậy 1hm = 1 x 100 = 100 dm
5. Bài tập áp dụng đơn vị đo độ dài
Muốn thực hành tốt bảng đơn vị đo độ dài, học sinh cần thường xuyên thực hành chuyển đổi các đơn vị đo độ dài. Học thuộc thứ tự các đơn vị đo độ dài và các quy tắc chuyển đổi. Khi đã nắm chắc kiến thức cơ bản, cần làm thêm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao.
Một số Bài tập đơn vị đo độ dài thường gặp trong các dạng đề kiểm tra, đề thi của học sinh tham khảo.
Dạng bài tập 1: Đổi đơn vị đo độ dài
Các bước làm đối với dạng bài Đổi đơn vị đo độ dài
- Bước 1: Đọc đề và hiểu rõ yêu cầu của đề.
- Bước 2 : Nhớ lại bảng đơn vị độ dài
- Bước 3: thực hiện phép tính
- Bước 4: kiểm tra lại và viết kết quả.
Ví dụ:
Bài 1: Đổi các đơn vị sau ra mét (m):
1. 1km = ?
2. 5hm = ?
3. 2dam = ?
Bài 2 : Đổi các đơn vị độ dài sau
1. 1km = ? dm
2. 20dam = ? m
3. 100cm = ?m
4. 1000mm = ? cm
Đáp án: Áp dụng đơn vị đo độ dài ta có:
Bài 1:
1. 1km = 1000m
2. 5hm = 500m
3. 2dam = 20m
Bài 2:
1. 1km = 100dm
2. 20dam = 200m
3. 100cm = 1m
4. 1000mm = 100cm
Dạng bài tập 2: Thực hiện phép tính đối với đơn vị đo độ dài
Các bước làm đối với dạng bài Thực hiện phép tính đối với đơn vị đo độ dài:
- Bước 1: Đọc đề và xác định yêu cầu của đề bài
- Bước 2 : Nhớ lại bảng đơn vị độ dài
- Bước 3: Thực hiện phép tính
- Bước 4: Kiểm tra lại và viết kết quả
Chú ý:
- Các số trong phép tính phải cùng đơn vị đo ( khi khác đơn vị thì phải đổi về cùng đơn vị rồi mới thực hiện phép tính)
- Giữ nguyên lại đơn vị ở kết quả.
Ví dụ:
Bài 1: Thực hiện các phép tính sau:
1. 12km + 7km = ?
2. 45dm – 11dm =?
3. 34mm + 14mm =?
4. 8m x9 =?
5. 40cm : 8 = ?
Bài 2: Thực hiện phép toán
1. 10km x4 =?
2. 63m : 9 =?
3. 12mm x5 =?
4. 100cm :5 = ?
Bài 3
Rùa và Thỏ cùng thi chạy. Rùa bò được 500m. Thỏ chạy được 2km. Vậy tổng quãng đường Thỏ và Rùa chạy được bao nhiêu mét?
Đáp án
Bài 1:
1. 19km
2. 34dm
3. 48mm
4. 72m
Bài 2:
1. 40km
2. 7m
3. 60mm
4. 20cm
Bài 3:
Theo đề bài hỏi tổng quãng đường Thỏ và Rùa chạy được bao nhiêu mét nên chúng đơn vị tính bài này phải đổi đơn vị chung là mét.
Thỏ chạy được quãng đường là 2km đổi ra mét là 2000m.
Rò bò được quãng đường là 500m.
Vậy thổng quãng đường của Thỏ và Rùa là 2000m + 500m = 2500m
Dạng 3: So sánh các đơn vị đo
Cách làm bài toán so sánh đơn vị đo
- Bước 1: Đọc đề và xác định yêu cầu của đề bài
- Bước 2: Nhớ lại bảng đơn vị độ dài
- Bước 3: Chọn đơn vị chung rồi đổi về cùng 1 đơn vị đo
- Bước 4: Sử dụng dấu “<”,”>”,”=” để so sánh
- Bước 5: kiểm tra và viết kết quả.
Chú ý:
Các số trong phép tính phải cùng đơn vị đo ( khi khác đơn vị thì phải đổi về cùng đơn vị rồi mới thực hiện phép so sánh)
ü Giữ nguyên lại đơn vị ở kết quả.
Ví dụ:
Bài 1: Điền các dấu “<”,”>”,”=” vào chỗ thích hợp
1. 3m5cm … 500cm
2. 2000m … 2km
3. 4dm3cm … 15cm
4. 600mm … 60cm
5. 100m … 15dam
6. 20dam6m … 5hm
Đáp án:
Bài 1:
1. Đổi 3m5cm = 300cm + 5cm = 305 cm < 500cm. Nên 3m5cm < 500cm
2. Đổi 2000m = 2000 : 1000 = 2km. Nên 2000m = 2km
3. Đổi 4dm3cm = 40cm + 3cm = 43cm > 15cm. Nên 4dm3cm > 15cm
4. Đổi 600mm = 600 :10 = 60cm. Nên 600mm = 60cm
5. Đổi 100m = 100: 10 = 10dam < 15 dam . Nên 100m <15dam
6. Đổi 20dam6m = 200m + 6m = 206m ;
Đổi 5hm = 500m ; Do 206m < 500m nên 20dam6m < 5hm
Sau khi hệ thống và nắm chắc kiến thức, đồng thời thực hành nhiều bài tập, chắc chắn Bảng đơn vị đo độ dài sẽ không làm khó được các em. Chúc các em học tốt!
6. Bài tập vận dụng Bảng đơn vị đo độ dài lớp 3
I. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Đơn vị nào dưới đây không phải là đơn vị đo độ dài?
A. ki-lô-mét | B. mét | C. lít | D. đề-xi-mét |
Câu 2: Số thích hợp để điền vào chỗ chấm: 1dm = ….mm là?
A. 1 | B. 0 | C. 10 | D. 100 |
Câu 3: Kết quả phép tính 6dm + 14dm là:
A. 20dm | B. 24dm | C. 27dm | D. 30dm |
Câu 4: Số thích hợp để điền vào chỗ chấm: 5dm3cm = ….cm là?
A. 53 | B. 50 | C. 3 | D. 503 |
Câu 5: Chu vi tam giác có độ dài ba cạnh lần lượt là 4m, 3m2dm và 36dm là:
A. 100dm | B. 110dm | C. 108dm | D. 120dm |
II. Bài tập tự luận
Bài 1: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
3m4cm = ….cm | 2km = …hm | 9dm4cm = … cm | 6dm = ….mm |
5hm = …m | 4m7dm = …dm | 6m3cm = …cm | 70cm = …dm |
Đáp án:
I. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
C | D | A | A | C |
II. Bài tập tự luận
Bài 1:
3m4cm = 304cm | 2km = 20hm | 9dm4cm = 94cm | 6dm = 600mm |
5hm = 500m | 4m7dm = 47dm | 6m3cm = 603cm | 70cm = 7dm |
--------
Bảng đơn vị đo độ dài:
- Lý thuyết Toán lớp 3: Thực hành đo độ dài
- Bài tập Toán lớp 3: Bảng đơn vị đo độ dài
- Lý thuyết Đề- ca- mét. Héc- tô- mét. Bảng đơn vị đo độ dài
- Giải vở bài tập Toán 3 bài 43: Bảng đơn vị đo độ dài
- Giải bài tập trang 45, 46 SGK Toán 3: Bảng đơn vị đo độ dài
Trên đây là: Bảng đơn đo vị độ dài toán học đầy đủ chính xác nhất. Trong quá trình học lớp 3, các em học sinh không tránh được việc gặp những bài toán 3 khó, nâng cao. Những bài tập sách giáo khoa cũng có thể khiến các em gặp khó khăn trong quá trình giải. Tuy nhiên, để cùng các em học Toán lớp 3 hiệu quả hơn, VnDoc cung cấp lời giải bài tập Toán 3 để các em tham khảo. Chúc các em học tốt và đạt kết quả cao.