Cách giải các dạng toán tìm X cơ bản và nâng cao lớp 3
Cách giải các dạng toán tìm X cơ bản và nâng cao lớp 3 đang là đề tài mà nhiều bạn quan tâm. Mời các bạn tham khảo để nắm vững các kiến thức từ cơ bản tới nâng cao, giúp các em hiểu và tự mình rèn luyện tốt các bài tập tìm x của môn Toán lớp 3.
Tìm x lớp 3
- I. Tìm X lớp 3 là gì?
- II. 6 quy tắc tìm x lớp 3 và các công thức tìm x lớp 3
- III. Các dạng Toán tìm x lớp 3
- 1. Dạng 1: Tìm x trong tổng, hiệu, tích, thương của một số ở vế trái – vế phải là một số
- 2. Dạng 2: Tìm x trong tổng, hiệu, tích, thương của một số ở vế trái – vế phải là một biểu thức
- 3. Dạng 3: Tìm x trong biểu thức có hai phép tính ở vế trái – vế phải là một số
- 4. Dạng 4: Tìm x trong biểu thức có hai phép tính ở vế trái – vế phải là một biểu thức
- 5. Dạng 5: Tìm x trong biểu thức có dấu ngoặc đơn ở vế trái – vế phải là một biểu thức hoặc một số
- IV. Bài tập tìm x lớp 3 cơ bản và bài tìm x lớp 3 nâng cao
I. Tìm X lớp 3 là gì?
Tìm x là dạng toán đi tìm giá trị của ẩn X trong phép tính
Ví dụ 1:
x + 236 = 432
x = 432 - 236
x = 196
Ví dụ 2:
x : 25 = 100
x = 100 x 25
x = 2500
>> Tham khảo thêm: Chuyên đề giải Toán tìm X lớp 3
II. 6 quy tắc tìm x lớp 3 và các công thức tìm x lớp 3
1. Quy tắc về phép cộng
Công thức như sau:
Số hạng + số hạng = tổng.
Số hạng chưa biết = tổng – số hạng đã biết
2. Quy tắc về phép trừ
Công thức tìm x lớp 3 với phép trừ như sau:
Số bị trừ – số trừ = hiệu.
Số trừ = số bị trừ – hiệu
Số bị trừ = số trừ + hiệu
3. Quy tắc về phép nhân
Công thức tìm x lớp 3 với phép nhân như sau:
Thừa số x thừa số = tích
Thừa số chưa biết = tích : thừa số đã biết
4. Quy tắc về phép chia
Công thức tìm x lớp 3 với phép chia như sau:
Số bị chia : số chia = thương
Số bị chia = thương x số chia
Số chia = Số bị chia : thương
5. Quy tắc về thứ tự ưu tiên 1
Nhân chia trước, cộng trừ sau.
6. Quy tắc về thứ tự ưu tiên 2
Nếu chỉ có cộng trừ, hoặc chỉ có nhân chia thì thực hiện từ trái qua phải.
III. Các dạng Toán tìm x lớp 3
1. Dạng 1: Tìm x trong tổng, hiệu, tích, thương của một số ở vế trái – vế phải là một số
Phương pháp: các em sử dụng các công thức tìm x phía trên để giải bài toán.
Ví dụ: Tìm x, biết:
a) x + 1637 = 2256 | b) 8294 – x = 7329 |
c) x × 4 = 24 | d) x : 8 = 3 |
Lời giải:
a) x + 1637 = 2256 x = 2256 – 1637 x = 619 | b) 8294 – x = 7329 x = 8294 – 7329 x = 965 |
c) x × 4 = 24 x = 24 : 4 x = 6 | d) x : 8 = 3 x = 3 × 8 x = 24 |
2. Dạng 2: Tìm x trong tổng, hiệu, tích, thương của một số ở vế trái – vế phải là một biểu thức
Phương pháp:
- Bước 1: Các em thực hiện phép tính biểu thức ở vế phải để đưa bài toán về dạng 1.
- Bước 2: Các em sử dụng các công thức tìm x phía trên để giải bài toán.
Ví dụ: Tìm x, biết:
a) x + 524 = 2256 – 145 | b) x – 714 = 1833 + 2187 |
c) x × 5 = 16 – 1 | d) x : 4 = 12 : 2 |
Lời giải:
a) x + 524 = 2256 – 145 x + 524 = 2111 x = 2111 – 524 x = 1587 | b) x – 714 = 1833 + 2187 x – 714 = 4020 x = 4020 + 714 x = 4734 |
c) x × 5 = 16 – 1 x × 5 = 15 x = 15 : 5 x = 3 | d) x : 4 = 12 : 2 x : 4 = 6 x = 6 × 4 x = 24 |
3. Dạng 3: Tìm x trong biểu thức có hai phép tính ở vế trái – vế phải là một số
Phương pháp:
Bước 1: Các em thực hiện phép tính biểu thức ở vế trái để đưa bài toán về dạng 1.
Lưu ý: Trong biểu thức vế trái, các em thực hiện phép cộng, trừ trước rồi mới thực hiện phép nhân chia sau.
Bước 2: Các em sử dụng các công thức tìm x phía trên để giải bài toán.
Ví dụ: Tìm x, biết:
a) 100 – x : 3 = 95 | b) x × 4 – 5 = 11 |
Lời giải:
a) 100 – x : 3 = 95 x : 3 = 100 – 95 x : 3 = 5 x = 5 × 3 x = 15 | b) x × 4 – 5 = 11 x × 4 = 11 + 5 x × 4 = 16 x = 16 : 4 x = 4 |
4. Dạng 4: Tìm x trong biểu thức có hai phép tính ở vế trái – vế phải là một biểu thức
Phương pháp:
Bước 1: Các em thực hiện phép tính biểu thức ở vế phải trước sau đó đến vế trái để đưa bài toán về dạng 1.
Lưu ý: Trong biểu thức vế trái, các em thực hiện phép cộng, trừ trước rồi mới thực hiện phép nhân chia sau.
Bước 2: Các em sử dụng các công thức tìm x phía trên để giải bài toán.
Ví dụ: Tìm x, biết:
a) 16 – x : 3 = 20 – 5 | b) x × 4 – 7 = 18 + 3 |
Lời giải:
a) 16 – x : 3 = 20 – 5 16 – x : 3 = 15 x : 3 = 16 – 15 x : 3 = 1 x = 1 × 3 x = 3 | b) x × 4 – 7 = 18 + 3 x × 4 – 7 = 21 x × 4 = 21 + 7 x × 4 = 28 x = 28 : 4 x = 7 |
5. Dạng 5: Tìm x trong biểu thức có dấu ngoặc đơn ở vế trái – vế phải là một biểu thức hoặc một số
Phương pháp:
- Bước 1: Các em thực hiện phép tính biểu thức ở vế phải trước sau đó đến vế trái (thực hiện ngoài ngoặc trước, trong ngoặc sau) để đưa bài toán về dạng 1.
- Bước 2: Các em sử dụng các công thức tìm x phía trên để giải bài toán.
Ví dụ: Tìm x, biết:
a) (x – 4) × 5 = 20 | b) 42 : (x + 3) = 18 – 11 |
Lời giải:
a) (x – 4) × 5 = 20 x – 4 = 20 : 5 x – 4 = 4 x = 4 + 4 x = 16 | b) 42 : (x + 3) = 18 – 11 42 : (x + 3) = 7 x + 3 = 42 : 7 x + 3 = 6 x = 6 – 3 x = 3 |
IV. Bài tập tìm x lớp 3 cơ bản và bài tìm x lớp 3 nâng cao
1. X x 5 + 122 + 236 = 633
2. 320 + 3 x X = 620
3. 357 : X = 5 dư 7
4. X : 4 = 1234 dư 3
5. 120 - (X x 3) = 30 x 3
6. 357 : (X + 5) = 5 dư 7
7. 65 : x = 21 dư 2
8. 64 : X = 9 dư 1
9. (X + 3) : 6 = 5 + 2
10. X x 8 - 22 = 13 x 2
11. 720 : (X x 2 + X x 3) = 2 x 3
12. X+ 13 + 6 x X = 62
13. 7 x (X - 11) - 6 = 757
14. X + (X + 5) x 3 = 75
15. 4 < X x 2 < 10
16. 36 > X x 4 > 4 x 1
17. X + 27 + 7 x X = 187
18. X + 18 + 8 x X = 99
19. (7 + X) x 4 + X = 108
20. (X + 15) : 3 = 3 x 8
21. (X : 12 ) x 7 + 8 = 36
22. X : 4 x 7 = 252
23. (1+ x) + (2 + x) + (3 + x) + (4 + x ) + (5 + x) = 10 x 5
24. (8 x 18 - 5 x 18 - 18 x 3) x X + 2 x X = 8 x 7 + 24
Tham khảo thêm:
- 125 Bài Toán tìm X lớp 3
- Một số bài tập về chuyên đề tìm x Toán lớp 3
- Bài tập Toán lớp 3 - Dạng toán tìm X (Có đáp án)
Như vậy, VnDoc.com đã gửi tới các bạn Cách giải các dạng toán tìm X cơ bản và nâng cao lớp 3. Ngoài ra, các em học sinh có thể tham khảo môn Toán lớp 3 nâng cao và bài tập môn Toán lớp 3 đầy đủ khác, để học tốt môn Toán hơn và chuẩn bị cho các bài thi đạt kết quả cao.