Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề cương ôn tập Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 Sách mới

Đề cương ôn tập Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 do VnDoc biên soạn nhằm giúp hệ thông lại các kiến thức đã học từ học kì 1 chương trình Tiếng Việt 3 cho các em HS ôn luyện, chuẩn bị cho kì thi cuối học kì 1 sắp tới. Chúc các em đạt kết quả cao.

Phần 1: Đọc:

Học sinh luyện đọc và đọc thuộc lòng với các văn bản trong SGK Tiếng Việt 3, Tập 1, Kết nối tri thức / Cánh diều / Chân trời sáng tạo.

- Học sinh đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn (tốc độ khoảng 60 tiếng/phút); biết ngắt, nghỉ hơi đúng ở chỗ có dấu câu hoặc cụm từ rõ nghĩa.

- Học sinh biết đọc phân biệt lời nhân vật trong các đoạn đối thoại và lời người dẫn truyện.

- Học sinh nhắc lại được các nhân vật, chi tiết, hình ảnh nổi bật trong bài đã học.

- Học sinh trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đọc

Học sinh ôn luyện phần đọc tại đây: 

- Sách Kết nối tri thức

- Sách Cánh diều

- Sách Chân trời sáng tạo

Phần 2: Luyện từ và câu:

1. Nhận biết được các từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm.

- Từ chỉ sự vật là từ chỉ tên của:

+ Con người và bộ phận của con người như: Tay, chân, đầu tóc, mắt, mũi,…

+ Con vật và bộ phận của con vật: Chó, mèo, gà, vịt,…

+ Cây cối và bộ phận của cây cối: Hoa hồng, hoa mai,…

+ Đồ vật: Bảng, bàn ghế, sách, vở,…

+ Những hiện tượng tự nhiên: Mưa, gió, nắng, sấm, chớp,…

+ Các cảnh vật: Bầu trời, mặt đất, dòng sông,…

- Từ chỉ đặc điểm là từ chỉ:

+ Màu sắc: Xanh, đỏ, tím, vàng,…

+ Tính cách: Hiền, dữ,…

+ Kích cỡ: Dài, ngắn, to, nhỏ,…

+ Cảm giác: Cay, mặn, ngọt,…

+ Tính chất: Đúng, sai, chất lỏng, rắn,…

- Từ chỉ hoạt động là những từ chỉ sự vận động của con người, con vật mà chúng ta có thể nhìn thấy được bên ngoài.

=> HS ôn luyện và củng cố các dạng bài tập tại đây: Bài tập về từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm

2. Nhận biết kiểu câu (Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?)

- Câu Ai là gì?

+ Dùng để giới thiệu, nêu định nghĩa, nhận xét về con người, sự vật, sự việc nào đó.

- Câu Ai làm gì?

+ Dùng để kể về hành động, hoạt động của con người, sự vật, sự việc ở chủ ngữ..

- Câu Ai thế nào?

+ Dùng để miêu tả các đặc điểm, tính chất, trạng thái của con người, sự vật, sự việc ở chủ ngữ

=> HS ôn luyện và củng cố các dạng bài tập tại đây: Bài tập về kiểu câu 

3. Biết được cách dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy.

- Dấu chấm: Dấu chấm có tác dụng kết thúc một câu. Sau dấu chấm ta phải viết hoa chữ cái đầu tiên. Dấu chấm đặt ở cuối câu báo hiệu câu đã kết thúc.

- Dấu chẩm hỏi: Dấu chấm hỏi các tác dụng để kết thúc một câu nghi vấn, câu hỏi nào đó

- Dấu chấm than: Dùng để kết thúc câu cảm thán hay câu cầu khiến

- Dấu phẩy: Dấu phẩy được đặt xen kẽ trong câu. Một câu có thể có một hoặc nhiều dấu phẩy. Dấu phẩy giúp cho các ý, các phần trong câu được phân cách rõ ràng.

=> HS ôn luyện và củng cố các dạng bài tập tại đây:

Bài tập:

Đặt dấu phẩy và chỗ thích hợp trong mỗi câu sau:

a) Ếch con ngoan ngoãn chăm chỉ và thông minh.

b) Nắng cuối thu vảng ong dù giữa trưa cũng chỉ dìu dịu.

c) Trời xanh ngắt trên cao xanh như dòng sông trong trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố.

Đặt dấu phẩy hoặc dấu chấm trong đoạn văn sau:

Cà Mau đất xốp, mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phiều và lắm gió lắm dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống chọi nổi. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng, rễ pơhair dài, phải cắm sâu vào lòng đất.

4. Bước đầu nhận biết được biện pháp so sánh trong bài đọc.

Biện pháp tu từ so sánh được dùng để đối chiếu hai sự vật, sự việc có nét tương đồng với nhau để giúp cho sự biểu đạt tăng tính gợi hình hoặc gợi cảm.

Thông thường, một phép so sánh sẽ bao gồm 4 yếu tố, đó là:

– Vế A : Sự vật được so sánh.

– Phương diện so sánh (đặc điểm so sánh hoặc bộ phận so sánh)

– Từ so sánh.

– Vế B : Sự vật so sánh.

=> HS ôn luyện và củng cố các dạng bài tập tại đây:

Bài tập: Tìm những hình ảnh so sánh trong những câu văn, rồi ghi vào bên dưới:

a) Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời như những cây nến khổng lồ.

b) Đước mọc san sát, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi.

c) Nước tràn qua kẻ đá, lách qua những mỏm đá ngầm, tung bọt trắng xóa như trả thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản.

d) Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác và cũng đã từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ.

e) Con đường men theo một bãi vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa.

Phần 3: Chính tả:

- Biết viết các chữ cái viết thường, viết hoa cỡ nhỏ trong bài chính tả; chữ viết đều nét và thẳng hàng; tốc độ viết khoảng 60 chữ/ 15 phút, không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng thể loại thơ hoặc văn xuôi.

- Biết được quy tắc chính tả c/k, g/gh, ng/ngh; viết được một số chữ ghi tiếng có vần khó hoặc ít dùng trong Tiếng Việt.

Phần 4: Tập làm văn:

Học sinh ôn luyện và củng cố kĩ năng viết với các chủ đề đã học từ học kì 1.

- Nhận biết được cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn, câu chuyện đã đọc.

- Biết được cấu tạo của một số loại văn bản trong thường: đơn, thư (nội dung đơn giản)

- Biết dựa vào câu gợi ý để viết được đoạn văn ngắn theo yêu cầu đề bài.

Phần 5: Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 1:

HS tham khảo với các đề thi được biên soạn theo Thông tư 27 thuộc chương trình Tiếng Việt 3 tại đây:

Phần 6. Đề thi học kì 1 lớp 3 Tải nhiều

Phần 7. Đề cương ôn tập lớp 3 học kì 1

Mời bạn đọc tải về Đề cương ôn tập Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 Sách mới.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt

    Xem thêm