Bộ 15 đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2021 có đáp án
Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2021 có đáp án được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải là tài liệu ôn tập và hệ thống kiến thức Tiếng Việt 3 hiệu quả. Đề kiểm tra học kì 1 lớp 3 có đáp án đi kèm, giúp thầy cô và các bậc phụ huynh hướng dẫn các bé ôn tập một cách chủ động và linh hoạt nhất. Mời các bạn tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 3 dưới đây.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 3, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 3 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 3. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.
Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3
- 1. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 1
- 2. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 2
- 3. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 3
- 4. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 4
- 5. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 5
- 6. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 6
- Đề thi học kì 1 lớp 3 Tải nhiều
1. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 1
A, KIỂM TRA ĐỌC:
1, Đọc thành tiếng: (6 điểm)
2, Đọc thầm (4 điểm)
Đọc thầm bài "Chiếc áo rách" và làm bài tập
CHIẾC ÁO RÁCH
Một buổi học, bạn Lan đến lớp mặc chiếc áo rách. Mấy bạn xúm đến trêu chọc. Lan đỏ mặt rồi ngồi khóc.
Hôm sau, Lan không đến lớp. Buổi chiều, cả tổ đến thăm Lan. Mẹ Lan đi chợ xa bán bánh vẫn chưa về. Lan đang ngồi cắt những tàu lá chuối để tối mẹ về gói bánh. Các bạn hiểu hoàn cảnh gia đình Lan, hối hận vì sự trêu đùa vô ý hôm trước. Cô giáo và cả lớp mua một tấm áo mới tặng Lan. Cô đến thăm, ngồi gói bánh và trò chuyện cùng mẹ Lan, rồi giảng bài cho Lan.
Lan cảm động về tình cảm của cô giáo và các bạn đối với mình. Sáng hôm sau, Lan lại cùng các bạn tới trường.
Khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây hoặc viết vào chỗ chấm
1. Vì sao các bạn trêu chọc Lan?
a. Vì Lan bị điểm kém.
b. Vì Lan mặc áo rách đi học.
c. Vì Lan không chơi với các bạn.
2. Khi các bạn đến thăm Lan thì thấy bạn Lan đang làm gì?
a. Lan giúp mẹ cắt lá để gói bánh.
b. Lan đang học bài.
c. Lan đi chơi bên hàng xóm.
3. Khi đã hiểu hoàn cảnh gia đình Lan, cô và các bạn đã làm gì?
a. Mua bánh giúp gia đình Lan.
b. Hàng ngày đến nhà giúp Lan cắt lá để gói bánh.
c. Góp tiền mua tặng Lan một tấm áo mới.
4. Câu chuyện trên khuyên em điều gì?
a. Cần đoàn kết giúp đỡ bạn bè, nhất là những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
b. Thấy bạn mặc áo rách không nên chê cười.
c. Cần giúp đỡ bạn bè làm việc nhà.
5. Bộ phận in đậm trong câu: "Các bạn hối hận vì sự trêu đùa vô ý hôm trước." trả lời cho câu hỏi nào?
a. Làm gì?
b. Như thế nào?
c. Là gì?
6. Hãy đặt một câu theo mẫu câu: Ai - làm gì?
B. Bài kiểm tra viết:
1. Chính tả: (Nghe - viết) (5 điểm) bài Chị em
2, Tập làm văn: Viết một đoạn văn ngắn tả về cô giáo cũ của em.
Đáp án Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2019 - 2020 - Đề 1
A, KIỂM TRA ĐỌC:
1. Vì sao các bạn trêu chọc Lan?
b. Vì Lan mặc áo rách đi học.
2. Khi các bạn đến thăm Lan thì thấy bạn Lan đang làm gì?
a. Lan giúp mẹ cắt lá để gói bánh.
3. Khi đã hiểu hoàn cảnh gia đình Lan, cô và các bạn đã làm gì?
c. Góp tiền mua tặng Lan một tấm áo mới.
4. Câu chuyện trên khuyên em điều gì?
a. Cần đoàn kết giúp đỡ bạn bè, nhất là những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
5. Bộ phận in đậm trong câu: "Các bạn hối hận vì sự trêu đùa vô ý hôm trước." trả lời cho câu hỏi nào?
a. Làm gì?
6. Hãy đặt một câu theo mẫu câu: Ai - làm gì?
Ví dụ: Mẹ em đang nấu cơm.
B. Bài kiểm tra viết:
2. Tập làm văn: Viết một đoạn văn ngắn tả về cô giáo cũ của em.
Bài mẫu 1:
Năm học lớp Một, cô Trang là cô giáo chủ nhiệm của lớp em. Cô có mái tóc óng mượt, đôi mắt đen và sáng. Dáng người cô nhỏ nhắn và nhanh nhẹn. Giờ Toán, cô hướng dẫn chúng em đọc bài và trả lời câu hỏi. Giờ học Tiếng Việt, cả lớp chăm chú nghe cô giảng. Cô ân cần hướng dẫn chúng em tập viết. Em nhớ nhất là khi cô cười, nụ cười của cô giống hệt một tia nắng ấm áp truyền cho chúng em thêm hứng khởi học tập. Khi em và các bạn mắc lỗi, cô luôn nhắc nhở chúng em bằng giọng dịu dàng mà nghiêm trang. Chúng em rất yêu quý và kính trọng cô. Nghe lời cô chúng em chăm chỉ học.
Bài mẫu 2:
Cô giáo chủ nhiệm của em tên là Hiền. Cô như là người mẹ thứ em của em vậy. Cô rất xinh và hiền hậu. Cô Hiền có mái tóc đen và dài. Đôi mắt cô đen láy và tràn đầy sự áp ấm khi nhìn chúng em. Giọng nói của cô vô cùng ngọt ngào khi giảng bài. Những ngón tay gầy gầy xương xương của cô nhẹ nhàng cầm tay chúng em mỗi khi có bạn nào đó trong lớp còn gặp khó khăn khi viết bài và khi cô giảng bài thật cuốn hút và hấp dẫn biết bao! Chúng em yêu quý cô vô cùng.
2. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 2
Phần I: TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Học sinh làm bài bằng cách điền chữ cái A, B, C tương ứng với đáp án đúng nhất vào bảng trả lời câu hỏi ở bài làm giao lưu học sinh giỏi.
Câu 1: Câu văn nào dưới đây đặt dấu phẩy đúng vị trí:
A. Bỗng vượn mẹ nhẹ nhàng đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi nó hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con.
B. Bỗng vượn mẹ nhẹ nhàng, đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi nó hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con.
C. Bỗng vượn mẹ nhẹ nhàng, đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi nó hái cái lá to, vắt sữa vào, và đặt lên miệng con.
Câu 2: Cho câu: "Những chú voi chạy đến đích trước tiên đều ghìm đà, huơ vòi chào những khán giả đã nhiệt liệt cổ vũ, khen ngợi chúng." Em hiểu cổ vũ là:
A. Bắt buộc voi đua hăng hái hơn.
B. Khuyến khích, động viên voi đua hăng hái hơn.
C. Yêu cầu voi đua hăng hái hơn.
Câu 3: Câu văn nào sử dụng biện pháp nhân hóa?
A. Mùa hè, hoa phượng nở đỏ rực trên sân trường.
B. Mùa hè, hoa phượng nhảy múa đỏ rực trên sân trường.
C. Mùa hè, hoa phượng đỏ rực như trải thảm đỏ trên sân trường.
Câu 4: Câu: "Các nghệ nhân đã thêu nên những bức tranh tinh xảo bằng đôi bàn tay khéo léo của mình." có bộ phận câu trả lời cho câu hỏi:
A. Như thế nào?
B. Để làm gì?
C. Bằng gì?
Câu 5: Câu thành ngữ nào nói đến sự tinh thông, hiểu biết rộng của con người:
A. Học thày không tày học bạn.
B. Học một biết mười.
C. Học không hay, cày không biết.
Câu 6: Câu văn nào viết đúng chính tả?
A. Chúng em thi đua giữ gìn vệ sinh lớp học.
B. Chúng em thi đua dữ dìn vệ sinh lớp học.
C. Chúng em thi đua giữ gìn vệ xinh lớp học.
Phần II: TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1: Điền vào chỗ trống từ đúng chính tả:
a) rào hay dào: hàng...., dồi ...., mưa ....., .... dạt.
b) rẻo hay dẻo: bánh ....., múa ......, ...... dai, ..... Cao.
c) rang hay dang: ...... lạc, ..... tay, rảnh ......
d) ra hay da: cặp ......, ...... diết, ...... vào, ...... chơi.
Câu 2: Bài thơ: Đồng hồ báo thức (SGK - Tiếng Việt lớp 3 - tập 2 trang 44) có viết:
Bác kim giờ thận trọng
Bé kim giây tinh nghịch
Nhích từng li, từng li
Chạy vút lên trước hàng
Anh kim phút lầm lì
Ba kim cùng tới đích
Đi từng bước, từng bước
Rung một hồi chuông vang.
Trong bài thơ trên, em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao?
Câu 3: Hãy viết một đoạn văn 8 – 10 câu kể lại buổi đầu tiên em đi học.
Đáp án Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 2
Phần I: TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1: Câu văn đặt dấu phẩy đúng vị trí:
A. Bỗng vượn mẹ nhẹ nhàng đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi nó hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con.
Câu 2: Cho câu: "Những chú voi chạy đến đích trước tiên đều ghìm đà, huơ vòi chào những khán giả đã nhiệt liệt cổ vũ, khen ngợi chúng." Em hiểu cổ vũ là:
B. Khuyến khích, động viên voi đua hăng hái hơn.
Câu 3: Câu văn nào sử dụng biện pháp nhân hóa?
B. Mùa hè, hoa phượng nhảy múa đỏ rực trên sân trường.
Câu 4: Câu: "Các nghệ nhân đã thêu nên những bức tranh tinh xảo bằng đôi bàn tay khéo léo của mình." có bộ phận câu trả lời cho câu hỏi:
C. Bằng gì?
Câu 5: Câu thành ngữ nào nói đến sự tinh thông, hiểu biết rộng của con người:
B. Học một biết mười.
Câu 6: Câu văn nào viết đúng chính tả?
A. Chúng em thi đua giữ gìn vệ sinh lớp học.
Phần II: TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1: Điền vào chỗ trống từ đúng chính tả:
a) rào hay dào: hàng rào, dồi dào, mưa rào, dào dạt.
b) rẻo hay dẻo: bánh dẻo, múa dẻo, dẻo dai, rẻo cao.
c) rang hay dang: rang lạc, dang tay, rảnh rang
d) ra hay da: cặp da, da diết, ra vào, ra chơi.
Câu 2: Trong bài thơ trên, em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao?
Các em chọn hình ảnh mà mình thích nhất.
Gợi ý:
Em thích nhất hình ảnh:
“Bé kim giây tinh nghịch
Chạy vút lên trước hàng”
Vì hình ảnh này đã tả chiếc kim giây thật hay: nó vừa nhỏ bé, mảnh mai vừa chạy nhanh trên mặt đồng hồ tựa như một cậu bé rất nhanh nhẹn và tinh nghịch.
Câu 3: Hãy viết một đoạn văn 8 – 10 câu kể lại buổi đầu tiên em đi học.
Bài mẫu 1:
Sáng hôm ấy là một buổi sáng mùa thu, em dậy thật sớm để chuẩn bị đến trường. Trời thu trong xanh, tiếng chim hót véo von trên cành. Em đi bên mẹ mà lòng thấy hồi hộp, xao xuyến vì đây là buổi đầu tiên em đến lớp. Bước vào lớp em thấy rất bỡ ngỡ vì mọi thứ đều mới lạ, cô giáo mới bạn bè mới, tuy lúc đầu bỡ ngỡ nhưng em đã dần dần làm quen với các bạn, cô giáo và lớp học. Buổi học đầu tiên đã kết thúc thật thú vị. Cảm giác của em về buổi học đó là được nghe cô giảng những câu văn, bài toán bổ ích.
Bài mẫu 2:
Em không bao giờ quên ngày đầu tiên đi học. Buổi sáng hôm ấy trời cao, trong xanh. Ông mặt trời tỏa những tia nắng ấm áp xuống mặt đất. Em ngồi sau xe máy mẹ chở đến trường trong tâm trạng vừa vui vừa lo lắng. Ngôi trường tiểu học thật là rộng và đẹp. Sân trường đông vui như ngày hội. tất cả các học sinh đều mặc đồng phục trông thật đẹp mắt. Các anh chị lớp lớn ríu rít chuyện trò. Còn những học trò mới như em thì rụt rè bỡ ngỡ đứng sát cạnh bố mẹ. Khi tiếng tống trường đầu tiên vang lên lòng em rộng ràng một niềm vui khó tả. Tiếng trống trường ấy cong ngân vang mãi trong lòng em đến tận bây giờ.
3. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 3
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: 4 điểm (Thời gian 30 phút).
Cây thông
Những cây thông dáng thẳng tắp, hiên ngang giữa trời đất, không sợ nắng mưa. Lá thông trông như một chiếc kim dài và xanh bóng. Mỗi khi gió thổi, cả rừng thông vi vu reo lên cùng gió, làm cho ta không khỏi mê say.
Thông thường mọc trên đồi. Ở những nơi đất đai khô cằn thông vẫn xanh tốt như thường. Người ta trồng thông chủ yếu để lấy gỗ và nhựa. Đó là nguồn tài nguyên thiên nhiên rất quý báu.
TRONG THẾ GIỚI CÂY XANH
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng ở mỗi câu hỏi sau:
Câu 1: Từ ngữ nào trong đoạn văn tả hình dáng cây thông?
A. Cao vút
B. Thẳng tắp
C. Xanh bóng
Câu 2: Bộ phận nào của cây thông giống như chiếc kim dài?
A. Lá cây
B. Thân cây
C. Rễ cây
Câu 3: Cây thông thường mọc ở đâu?
A. Trồng rừng
B. Trên đồi
C. Ven biển
Câu 4: Ở nơi đất khô cằn, cây thông như thế nào
A. Khô héo
B. Xanh tốt
C. Khẳng khiu
Câu 5: Tìm và ghi lại một câu trong bài có hình ảnh so sánh.
Câu 6: Vì sao nói cây thông là nguồn tài nguyên quý báu?
A. Vì cây cho bóng mát
B. Vì vây cho quả thơm
C. Vì cây cho gỗ và nhựa
II. Đọc thành tiếng: 6 điểm. (Thời gian đọc 1 phút và trả lời câu hỏi).
Học sinh đọc đoạn 1 hoặc đoạn 2 bài "Trận bóng dưới lòng đường" trả lời câu hỏi 2 hoặc 3 SGK Tiếng việt 3 tập 1 trang 54.
B. Kiểm tra viết (10 điểm).
I. Chính tả (5 điểm): Nghe – viết (Thời gian viết khoảng 15 phút)
Bài: "Bài tập làm văn" – Đoạn 4 (Tiếng việt lớp 3 tập 1 trang 46)
II/ Tập làm văn: (5 điểm) (Thời gian làm bài 25 phút).
Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể lại buổi đầu em đi học.
Đáp án Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 3
A. Kiểm tra đọc:
I. Đọc thầm và trả lời câu hỏi:
Câu 1: Từ ngữ nào trong đoạn văn tả hình dáng cây thông?
B. Thẳng tắp
Câu 2: Bộ phận nào của cây thông giống như chiếc kim dài?
A. Lá cây
Câu 3: Cây thông thường mọc ở đâu?
B. Trên đồi
Câu 4: Ở nơi đất khô cằn, cây thông như thế nào
B. Xanh tốt
Câu 5: Tìm và ghi lại một câu trong bài có hình ảnh so sánh.
Lá thông trông như một chiếc kim dài và xanh bóng.
Câu 6: Vì sao nói cây thông là nguồn tài nguyên quý báu?
C. Vì cây cho gỗ và nhựa
B. Kiểm tra viết
II/ Tập làm văn: (5 điểm)
Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể lại buổi đầu em đi học.
Bài mẫu 1:
Ngày đầu tiên em đến trường là một buổi sáng đẹp trời. Khi ấy, vào mùa thu trời cao trong xanh, những đám mây trôi bồng bềnh trông rất đẹp. Từ xa, những chú chim hót văng vẳng trong vòm lá. Mẹ âu yếm dắt tay em đi trên phố. Em bỡ ngỡ nhìn ngôi trường mà em sẽ học. Thế rồi, buổi học bắt đầu bằng tiếng trống gióng giả và kết thúc cũng bằng tiếng trống ấy. Bây giờ em đã là học sinh lớp ba nhưng vẫn còn nhớ mãi buổi học đầu tiên ngày hôm đó.
Bài mẫu 2:
Em còn nhớ đó là một buổi sang mùa thu thật đẹp. Hôm đó mẹ đưa em đến trường. Bầu trời trong xanh, nắng vàng như mật ong trải khắp sân trường. Ngôi trường thật lớn và rất đông người. Em rụt rè nép bên mẹ, không dám rời tay. Nhưng cô giáo đã đến bên em dịu dàng vỗ về. Cô đón em vào lớp và giới thiệu với các bạn để làm quen. Cái lo sợ và hồi hộp trong em tự nhiên biến mất. Lúc đó, em đã bắt đầu thấy yêu lớp học của mình.
4. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 4
A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
1. Đọc thành tiếng: (5 điểm)
Bài đọc: .................................................................................................
2. Đọc thầm và làm bài tập: (5 đ) - 15 phút
Chú sẻ và bông hoa bằng lăng
Ở gần tổ của một chú sẻ non đang tập bay có một cây bằng lăng. Mùa hoa này, bằng lăng nở hoa mà không biết vui vì bé Thơ, bạn của cây, phải nằm viện. Sẻ non biết bằng lăng đã giữ lại một bông hoa cuối cùng để đợi bé Thơ.
Sáng hôm ấy, bé Thơ về, bông bằng lăng cuối cùng đã nở. Nhưng bông hoa lại nở cao hơn cửa sổ nên bé không nhìn thấy nó. Bé cứ ngỡ là mùa hoa đã qua.
Sẻ non rất yêu bằng lăng và bé Thơ. Nó muốn giúp bông hoa. Nó chắp cánh, bay vù về phía cành bằng lăng mảnh mai. Nó nhìn kĩ cành hoa rồi đáp xuống. Cành hoa chao qua, chao lại. Sẻ non cố đứng vững. Thế là bông hoa chúc hẳn xuống, lọt vào khuôn cửa sổ.
Lập tức, sẻ nghe thấy tiếng reo từ gian phòng tràn ngập ánh nắng:
- Ôi, đẹp quá! Sao lại có bông bằng lăng nở muộn thế kia?
Theo Phạm Hổ
* Khoanh vào chữ cái đặt trước ý em cho là đúng trong các câu hỏi sau và hoàn thành tiếp các bài tập:
Câu 1. Bằng lăng muốn giữ lại bông hoa cuối cùng để làm gì?
a. Để tặng cho sẻ non.
b. Để trang điểm cho ngôi nhà của bé Thơ.
c. Để dành tặng bé Thơ vì bé Thơ bị ốm phải nằm viện chưa được nhìn thấy hoa nở.
Câu 2. Vì sao khi bông hoa bằng lăng cuối cùng nở, bé Thơ vẫn không nhìn thấy và nghĩ rằng mùa hoa đã qua?
a. Vì hoa chóng tàn quá bé Thơ chưa kịp ngắm.
b. Vì bông hoa nở cao hơn cửa sổ nên bé không nhìn thấy.
c. Vì bé Thơ mệt không chú ý đến hoa.
Câu 3. Sẻ non đã làm gì để giúp bằng lăng và bé Thơ?
a. Sẻ non hót vang để bé Thơ thức dậy ngắm hoa bằng lăng.
b. Sẻ non hái bông hoa bằng lăng bay vào buồng tặng bé Thơ.
c. Sẻ non đậu vào cành hoa bằng lăng làm cho nó chúc xuống để bông hoa lọt vào khung cửa sổ.
Câu 4. Câu văn có hình ảnh so sánh là:
a. Bé Thơ cười tươi như một bông hoa.
b. Sẻ non rất yêu bằng lăng và bé Thơ.
c. Bé cứ nghĩ là mùa hoa đã qua.
Câu 5. Điền tiếp bộ phận còn thiếu để tạo câu theo mẫu Ai là gì?
Bằng lăng và sẻ non là .......................................................................................
II. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
1. Chính tả: (Nghe - viết) – 15 phút
a) Bài viết: Nhớ lại buổi đầu đi học. (Sách Tiếng Việt 3 - Tập I, trang 51)
Giáo viên đọc "Cũng như tôi đến hết" (5 điểm)
2. Tập làm văn: (5 điểm) - 25 phút
Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân của em đối với em.
Đáp án Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 4
A. KIỂM TRA ĐỌC:
2. Đọc thầm và làm bài tập:
Câu 1. Bằng lăng muốn giữ lại bông hoa cuối cùng để làm gì?
c. Để dành tặng bé Thơ vì bé Thơ bị ốm phải nằm viện chưa được nhìn thấy hoa nở.
Câu 2. Vì sao khi bông hoa bằng lăng cuối cùng nở, bé Thơ vẫn không nhìn thấy và nghĩ rằng mùa hoa đã qua?
b. Vì bông hoa nở cao hơn cửa sổ nên bé không nhìn thấy.
Câu 3. Sẻ non đã làm gì để giúp bằng lăng và bé Thơ?
c. Sẻ non đậu vào cành hoa bằng lăng làm cho nó chúc xuống để bông hoa lọt vào khung cửa sổ.
Câu 4. Câu văn có hình ảnh so sánh là:
a. Bé Thơ cười tươi như một bông hoa.
II. KIỂM TRA VIẾT
2. Tập làm văn: (5 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân của em đối với em.
Bài mẫu 1:
Trong gia đình em, mọi người đều quan tâm đến em. Người gần gũi và chăm sóc cho em nhiều nhất là mẹ. Mẹ thường xuyên nhắc nhở: “Con gái phải dịu dàng, nhỏ nhẹ, cố gắng học tốt”. Mỗi ngày, ngoài việc chợ búa, nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa, mẹ luôn dạy bảo, hướng dẫn em trong việc học tập. Những ngày nghỉ, mẹ dẫn em đi chơi, đi siêu thị. Mọi việc ở lớp, ở trường dù vui hay buồn, em đều tâm sự cùng mẹ. Bên mẹ, em cảm thấy tự tin hơn. Mẹ là tất cả của em.
Bài mẫu 2:
Ngoài mẹ, bố là người gần gũi với em nhất. Bố rất yêu em. Bố đi làm cả ngày ở nhà máy, tối mới về đến nhà. Cơm nước xong là bố kèm em học. Bố coi sóc bài vở của em rất tỉ mỉ. Bố dạy cho em từng cách viết để trình bày bài làm ở nhà. Bố giảng giải cho em từng bài toán khó, dạy từng câu văn. Nhờ có bố, em học hành tiến bộ và đạt nhiều điểm chín, điểm mười hơn. Nhận thấy em tiến bộ, cả bố và mẹ đều vui. Vào ngày nghỉ, khi em học bài và làm xong việc, bố dạy em cách câu cá hoặc tự làm đồ chơi. Bố lúc nào cũng âu yếm và chăm lo cho em từng li từng tí. Em rất tự hào về bố, người đã dạy dỗ em rất chu đáo, đầy tình yêu thương. Em hứa sẽ cố gắng học tập thật giỏi để bố mẹ vui lòng.
5. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 5
I/ KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm).
* Đọc thầm và làm bài tập: (4 điểm).
Học sinh đọc thầm bài: "Cậu bé thông minh" SGK Tiếng Việt 3, tập 1, trang 4, 5 và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 3, làm bài tập câu 4.
Cậu bé thông minh
Ngày xưa, có một ông vua muốn tìm người tài ra giúp nước. Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp một con gà trống biết đẻ trứng, nếu không có thì cả làng phải chịu tội.
Được lệnh vua, cả vùng lo sợ. Chỉ có một cậu bé bình tĩnh thưa với cha:
- Cha đưa con lên kinh đô gặp Đức Vua, con sẽ lo được việc này.
Người cha lấy làm lạ, nói với làng. Làng không biết làm thế nào, đành cấp tiền cho hai cha con lên đường.
Đến trước cung vua, cậu bé kêu khóc om sòm. Vua cho gọi vào, hỏi:
- Cậu bé kia, sao dám đến đây làm ầm ĩ?
- Muôn tâu Đức Vua – cậu bé đáp – bố con mới đẻ em bé, bắt con đi xin sữa cho em. Con không xin được, liền bị đuổi đi.
Vua quát:
- Thằng bé này láo, dám đùa với trẫm! Bố ngươi là đàn ông thì đẻ sao được!
Cậu bé bèn đáp:
- Muôn tâu, vậy sao Đức Vua lại ra lệnh cho làng con phải nộp gà trống biết đẻ trứng ạ?
Vua bật cười, thầm khen cậu bé, nhưng vẫn muốn thử tài cậu lần nữa.
Hôm sau, nhà vua cho người đem đến một con chim sẻ nhỏ, bảo cậu bé làm ba mâm cỗ. Cậu bé đưa cho sứ giả một chiếc kim khâu, nói:
- Xin ông về tâu Đức Vua rèn cho tôi chiếc kim này thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim.
Vua biết là đã tìm được người giỏi, bèn trọng thưởng cho cậu bé và gửi cậu vào trường học để luyện thành tài.
TRUYỆN CỔ VIỆT NAM
Câu 1. Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài?
a. Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp một con gà trống biết đẻ trứng.
b. Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp một con gà mái biết đẻ trứng.
c. Cả hai ý trên đều đúng.
Câu 2. Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua?
a. Vì gà mái không đẻ trứng được.
b. Vì gà trống không đẻ trứng được.
c. Vì không tìm được người tài giúp nước.
Câu 3. Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì?
a. Cậu bé yêu cầu sứ giả về tâu Đức Vua đưa cho một con dao thật sắc để xẻ thịt chim.
b. Cậu bé yêu cầu sứ giả về tâu Đức Vua rèn chiếc kim thành một lưỡi hái thật sắc để xẻ thịt chim.
c. Cậu bé yêu cầu sứ giả về tâu Đức Vua rèn chiếc kim thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim.
Câu 4. Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ dưới đây:
a. Hai bàn tay em
Như hoa đầu cành.
....................................................................................................
....................................................................................................
b. Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.
..................................................................................................
II. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
1. Viết chính tả: (5 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài "Người lính dũng cảm" SGK Tiếng Việt 3, tập 1, trang 38 – 39 đoạn từ: "Bắn thêm một loạt đạn...... đến thằng hèn mới chui."
2. Tập làm văn: (5 điểm)
Viết một bức thư ngắn cho bạn hoặc người thân kể về việc học tập của em trong học kỳ 1 vừa qua.
Đáp án Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 5
I/ KIỂM TRA ĐỌC:
Câu 1. Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài?
a. Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp một con gà trống biết đẻ trứng.
Câu 2. Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua?
b. Vì gà trống không đẻ trứng được.
Câu 3. Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì?
c. Cậu bé yêu cầu sứ giả về tâu Đức Vua rèn chiếc kim thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim.
Câu 4. Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ dưới đây:
a. Hai bàn tay em
Như hoa đầu cành.
Các sự vật được so sánh là: hai bàn tay em và hoa đầu cành
b. Trẻ em như búp trên cành
Các sự vật được so sánh là: trẻ em, búp trên cành
II. KIỂM TRA VIẾT
2. Tập làm văn: (5 điểm)
Viết một bức thư ngắn cho bạn hoặc người thân kể về việc học tập của em trong học kỳ 1 vừa qua.
Bài mẫu 1:
Thấm thoắt, học kì I trôi qua nhanh chóng. Thời gian học tập được đánh dấu bằng các tiết ôn tập và các buổi thi cuối học kì.
Học kì I này, em học tương đối tốt. Em tự mình đánh giá như vậy vì tuy được xếp loại học tập giỏi, hạnh kiểm tốt nhưng em thấy mình cần phải nỗ lực hơn nữa để phát huy hết khả năng học tập, hoạt động phong trào xã hội của trường và lớp. Hai môn thi Văn và Toán của em đều đạt điểm mười, thành tích này, em cần phải phát huy ở học kì II. Với kết quả học tập như thế, em thật sự vui khi trình phiêu liên lạc để ba mẹ kí tên. Em mong học kì II mình sẽ học giỏi hơn nữa.
Bài mẫu 2:
Cô giáo em đã đọc kết quả điểm thi và xếp loại học kì I của cả lớp chúng em hôm qua. Điểm hai môn Văn, Toán của em đều xếp loại khá. Trong hai môn, cô giáo đặc biệt lưu ý em phải chú tâm học môn Văn vì đó là môn em còn yếu. Em rất cảm ơn cô giáo đã đánh giá bài học và nhắc nhở cụ thể mặt học tập còn yếu của em.
Bài tập đọc và trả lời câu hỏi của em đạt điểm giỏi nhưng bài viết còn lan man, dài dòng nên nhìn chung là em phải cố gắng hơn. Em sẽ xác định cho mình một mức điểm để phấn đấu. Em sẽ chăm chỉ học tập để học kì II đạt học sinh giỏi. Như thế, việc học tập của em mới có kết quả tốt được. Bố mẹ em cũng sẽ vui lòng hơn.
6. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 6
Phần I (Đọc hiểu): 4 điểm – Thời gian: 30 phút
Đọc thầm bài đọc dưới đây
Chỗ bánh khúc của dì tôi
Dì tôi cắp một chiếc rổ lớn, dắt tay tôi đi hái rau khúc.
Cây rau khúc rất nhỏ, chỉ bằng một mầm cỏ non mới nhú. Lá rau khúc như bạc mạ, trông như được phủ một lượt tuyết cực mỏng. Những hạt sương sớm đậu trên lá long lanh như những bóng đèn pha lê. Hai dì cháu tôi hái đầy rổ mới về.
... Ngủ một giấc dậy, tôi đã thấy dì mang chõ bánh lên. Vung vừa mở ra, hơi nóng bốc nghi ngút. Những cái bánh màu rêu xanh lấp ló trong áo xôi nếp trắng được đặt vào những miếng lá chuối hơ qua lửa thật mềm, trông như những bông hoa. Nhân bánh là một viên đậu xanh giã nhỏ vàng ươm, xen một thỏi mỡ xinh xắn, pha hạt tiêu. Cắn một miếng bánh thì như thấy cả hương đồng, cỏ nội gói vào trong đó.
Bao năm rồi, tôi vẫn không sao quên được vị thơm ngậy, hăng hắc của chiếc bánh khúc quê hương.
Theo Ngô Văn Phú
*Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái đặt trước mỗi câu trả lời đúng nhất.
1. Tác giả tả lá rau khúc
a. Cây rau khúc cực nhỏ.
b. Chỉ bằng một mầm cỏ non mới nhú.
c. Lá rau như mạ bạc, trông như được phủ một lượt tuyết cực mỏng.
2. Câu văn nào sau đây tả chiếc bánh?
a. Những chiếc bánh màu xanh.
b. Chiếc bánh màu rêu xanh lấp ló trong áo xôi nếp trắng được hơ qua lửa thật mềm, trông đẹp như những bông hoa. Nhân bánh là một viên đậu xanh giã nhỏ vàng ươm, xen một thỏi mỡ xinh xắn, pha hạt tiêu.làm bằng đậu xanh.
c. Nhân bánh được làm bằng nhân đậu xanh
3. Câu "Dì tôi cắp một chiếc rổ lớn, dắt tay tôi đi hái rau khúc" được cấu tạo theo mẫu câu nào?
a. Ai là gì?
b. Ai thế nào?
c. Ai làm gì?
4. Câu nào dưới đây dùng đúng dấu phẩy?
a. Bao năm rồi, tôi vẫn không sao quên được vị thơm ngậy, hăng hắc của chiếc bánh khúc quê hương.
b. Bao năm rồi tôi vẫn không sao quên được vị thơm ngậy, hăng hắc của chiếc bánh khúc quê hương.
c. Bao năm rồi, tôi vẫn không sao quên được vị thơm ngậy hăng hắc của chiếc bánh khúc quê hương.
II/ CHÍNH TẢ: (5 điểm) Thời gian 15 phút
Bài viết:
Rừng cây trong nắng
Nghe đọc viết đề bài và đoạn chính tả "Trong ánh nắng... trời cao xanh thẳm"
(Sách Tiếng việt 3 trang 148)
III/ TẬP LÀM VĂN: (5 điểm) Thời gian 25 phút
Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 5-7 câu) kể về một cảnh đẹp của nước ta mà em thích
Đáp án Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 6
Phần I (Đọc hiểu):
1. Tác giả tả lá rau khúc
c. Lá rau như mạ bạc, trông như được phủ một lượt tuyết cực mỏng.
2. Câu văn nào sau đây tả chiếc bánh?
b. Chiếc bánh màu rêu xanh lấp ló trong áo xôi nếp trắng được hơ qua lửa thật mềm, trông đẹp như những bông hoa. Nhân bánh là một viên đậu xanh giã nhỏ vàng ươm, xen một thỏi mỡ xinh xắn, pha hạt tiêu.
3. Câu "Dì tôi cắp một chiếc rổ lớn, dắt tay tôi đi hái rau khúc" được cấu tạo theo mẫu câu nào?
c. Ai làm gì?
4. Câu nào dưới đây dùng đúng dấu phẩy?
a. Bao năm rồi, tôi vẫn không sao quên được vị thơm ngậy, hăng hắc của chiếc bánh khúc quê hương.
III/ TẬP LÀM VĂN: (5 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 5-7 câu) kể về một cảnh đẹp của nước ta mà em thích.
Bài mẫu:
Quê em ở Nha Trang. Nhà em cách biển không xa. Những đêm trăng đẹp, em thường được bố mẹ cho ra ngắm biển. Biển quê em đẹp tuyệt vời trong những đêm trăng sáng. Mặt biển như một tấm thảm dát vàng khổng lồ. Xa xa, ánh đèn trên những chiếc thuyền câu lúc ẩn lúc hiện như những ánh sao trong đêm. Trên bãi biển, những du khách đang thả bước một cách thanh bình. Họ như muốn tận hương vẻ đẹp kì diệu của đêm trăng. Một vài bạn nhỏ đang chơi đùa dưới ánh trăng với những trò như cút bắt, trốn tìm. Chơi hết buổi tối mà em cũng chưa muốn về vì luyến tiếc vẻ đẹp của nó.
..................................
Đề thi học kì 1 lớp 3 Tải nhiều
- 57 đề thi học kì 1 môn Toán lớp 3 năm 2020 - 2021 Tải nhiều
- Bộ 36 đề thi học kì 1 môn Toán lớp 3
- 50 đề thi học kì 1 môn Toán lớp 3 Tải nhiều
- Bộ 15 đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3
- Bộ 10 đề thi học kì 1 môn Toán lớp 3
- 10 đề ôn thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Anh năm 2020 - 2021
- 15 đề ôn thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Anh năm 2020 - 2021
- 60 đề thi học kì 1 lớp 3 môn Toán Tải nhiều
Chắc hẳn các em rất mệt mỏi và căng thẳng sau những giờ học. Các thầy cô hãy dành cho mình và cho các em 1 chút thời gian để giải trí và lấy lại tinh thần bằng các bài trắc nghiệm EQ, trắc nghiệm IQ vui dưới đây mà VnDoc đã đăng tải nhé:
- Đoán tên thành viên BTS qua ảnh
- Đoán tên bài hát của BTS
- Doraemon sẽ tặng bạn bảo bối thần kỳ nào?
- Bạn là ai trong bộ truyện tranh Doraemon?
- Câu hỏi trắc nghiệm về Doraemon và các nhân vật xung quanh
Trên đây, VnDoc.com đã giới thiệu tới các bạn Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2021 có đáp án. Các em học sinh có thể tham khảo thêm toàn bộ đề thi học kì 1 lớp 3, đề thi học kì 2 lớp 3 đầy đủ, chuẩn bị cho các bài thi môn Toán lớp 3 cùng môn Tiếng Việt lớp 3 đạt kết quả cao. Mời các em cùng tham khảo, luyện tập cập nhật thường xuyên.