Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bình giảng bài thơ Nhớ cảnh Hàm Rồng của Tản Đà

Văn mẫu: Bình giảng bài thơ Nhớ cảnh Hàm Rồng của Tản Đà được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu lớp 11 hay dành cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết môn Ngữ văn 11 sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Bình giảng tác phẩm Nhớ cảnh Hàm Rồng của Tản Đà

Tản Đà (1889 -1939) là một tài năng lớn trên văn đàn Việt Nam đầu thế kỉ XX. Tản Đà là nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà dịch thuật…, trong lĩnh vực nào ông cũng để lại dấu ấn của ngòi bút tài hoa.“Nhớ cảnh Hàm Rồng” là bài thơ đăng trên “An Nam tạp chí” vào năm 1933, gồm có 23 câu thơ lục bát. Bài thơ nói lên nỗi nhớ Hàm Rồng.

Bốn câu thơ đầu diễn tả nỗi nhớ “ai xui”. Ở tận Sơn Tây xa cách mà nhớ. “Muốn trông chẳng thấy” mà nhớ. Có đa tình, yêu nhiều, gắn bó lắm mới có nỗi nhớ da diết ấy:

“Ai xui ta nhớ Hàm Rồng,

Muốn trông chẳng thấy cho lòng khôn khuây.

Từ ta trở lại Sơn Tây

Con đường Nam, Bắc ít ngày vãng lai”.

Với giọng thơ nhẹ, man mác, chơi vơi. Hàm Rồng đối với Tản Đà như một tình nhân xa vắng, như một cố nhân cách biệt để lại bao nỗi nhớ, bao tình thương.

Đoạn hai có 12 câu thơ nói lên một cách cụ thể bao nỗi nhớ, bao nỗi ước mong. Hàng loạt hình ảnh gợi tả cảnh Hàm Rồng hiện lên trong tâm trí Tản Đà. Là màu sơn “đỏ” của cầu, là màu “xanh” của núi (Ngọc Sơn), là chiều “dài” là độ “sâu” của dòng sông Mã hùng vĩ. Là cảnh nhộn nhịp “buông câu” của những con thuyền đánh cá. Là hình bóng xe lửa Bắc – Nam, chạy qua chạy lại trên cầu:

“Sơn cầu còn đỏ chưa phai?

Non xanh còn đối, sông dài còn sâu?

Còn thuyền đánh cá buông câu

Còn xe lửa chạy trên cầu như xưa.”

Bốn câu hỏi tu từ nối tiếp, kết hợp với các điệp ngữ: “còn đỏ”, “còn đối”, “còn sâu”, “còn thuyền đánh cá”, “còn xe lửa chạy” đã gợi tả một cách thiết tha, vương vấn bao day dứt, bao băn khoăn trong lòng về cảnh sắc Hàm Rồng mà biết ngỏ cùng ai. Cảnh Hàm Rồng đã in sâu trong tâm hồn khách giang hồ. Cảnh Hàm Rồng đã trở thành một mảnh tâm hồn của tài tử đa tình. Vì nhớ lắm, thương nhiều nên mới có tâm trạng và nỗi niềm ấy.

Thương nhớ đầy vơi, biết hỏi ai, biết nhờ ai, biết “lấy ai” tới xứ Thanh mà “viếng cảnh”. Thi sĩ tự hỏi mình, trong bao năm tháng xa cách, không biết cảnh Hàm Rồng “có đợi chờ” để “cùng nhau” tâm sự giãi bày. Hàm Rồng được nhân hoá như một tình nhân, một cố nhân mang tình sâu nghĩa nặng:

“Lấy ai viếng cảnh bây giờ

Mà hay cảnh có đợi chờ cùng nhau!”

Chỉ còn biết thổ lộ niềm ước mong của mình, “ước sao” cảnh Hàm Rồng không biến đổi trong dòng chảy thời gian, trong bể dâu cuộc đời. Sông Mã “cứ còn sâu”. Núi Ngọc Sơn “còn cứ giữ màu xanh xanh”. Cầu Hàm Rồng “còn cứ như tranh” bền đẹp mãi mãi. Cuộc sống vẫn nhộn nhịp. Trên cầu, dưới sông, nhịp sống vẫn cứ náo nức, đầy sức tươi trẻ:

“Khung cầu còn cứ như tranh

Hoả xa cứ chạy, bộ hành cứ đi.

Xuân sang cỏ cứ xanh rì,

Thuyền ai chài lưới con chì cứ tung”.

Chữ “cứ” được nhắc đi nhắc lại 7 lần đã nhấn mạnh lời cầu mong về sự bền vững của cảnh Hàm Rồng: hữu tình, xinh đẹp, nên thơ. Có yêu thương, quý mến Hàm Rồng nồng nàn, da diết mới có niềm mong ước ấy.

Bảy câu cuối bài thơ là lời ước hẹn, tái ngộ tương phùng. Hẹn Hàm Rồng, nhắc nhở Hàm Rồng “đợi ta”, hãy “giữ nguyên phong cảnh”. Thần Núi, Thần Sông cỏ “hay cùng”, có thấu chăng nỗi lòng thương nhớ.

“Sơn Tinh, Hà Bá hay cùng?

Giữ nguyên phong cảnh Hàm Rồng đợi ta!”

Chỉ có thi sĩ đa tài từng được “hầu Trời”, được đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe mới có vần thơ, tứ thơ độc đáo ấy. Một tình nghĩa thủy chung, son sắt.

Khép lại bài thơ lục bát lại là một câu lục. Chữ “nhắn” được láy lại 3 lần.:

“Nhắn non, nhắn nước, nhắn cầu.”

Điệu tâm tình thương nhớ nén chặt trong lòng bấy lâu bỗng bất ngờ rung lên, thốt lên.

“Nhớ cảnh Hàm Rồng” biểu hiện bao xúc cảm trữ tình thương nhớ, ước hẹn dạt dào trong tâm hồn khách giang hồ, tài tử phong lưu, đa tình. Nhớ Hàm Rồng là nhớ xứ Thanh với tất cả tình non nước.

Bài thơ lục bát “Nhớ cảnh Hàm Rồng” từ giọng điệu ngôn từ, hình ảnh đến cách thể hiện nỗi nhớ, đều cho thấy một bút pháp nghệ thuật độc đáo, điêu luyện. Bài thơ thể hiện hồn thơ lãng mạn, tài hoa, đa tình của thi sĩ Tản Đà.

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Bình giảng bài thơ Nhớ cảnh Hàm Rồng của Tản Đà cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 11 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 11 và biết cách soạn bài lớp 11 và các Tác giả - Tác phẩm Ngữ Văn 11 trong sách Văn tập 1 và tập 2. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 11 Kết nối tri thức

    Xem thêm