Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Các biện pháp can thiệp của Chính phủ đối với độc quyền

VnDoc xin giới thiệu bài Các biện pháp can thiệp của Chính phủ đối với độc quyền được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức lý thuyết môn Kinh tế công cộng để hoàn thành học phần của mình một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Các biện pháp can thiệp của Chính phủ đối với độc quyền

1. Các biện pháp can thiệp về mặt pháp lý

Thứ nhất, Chính phủ có thể cấm đoán tư nhân kinh doanh trên một thị trường độc quyền thuần túy hoặc quốc hữu hóa các cơ sở sản xuất độc quyền tư nhân. Khi Chính phủ trực tiếp sở hữu doanh nghiệp độc quyền, sản lượng mà doanh nghiệp sản xuất phải là sản lượng hiệu quả đối với toàn xã hội. Quốc hữu hóa những cơ sở sản xuất độc quyền tư nhân là một giải pháp can thiệp từng rất được ưa chuộng một thời ở một số nước Tây Âu. Tuy nhiên, trên thực tế, độc quyền Chính phủ cũng chứa đựng những yếu tố gây mất hiệu quả. Do vị thế độc quyền, doanh nghiệp không chịu áp lực phải đổi mới hệ thống quản lý và công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và hạ thấp chi phí, giá thành hàng hóa. Trì trệ, kém năng động, cửa quyền, chất lượng phục vụ kém… là những hệ quả mà người ta thường thấy ở các doanh nghiệp độc quyền của Chính phủ. Ngoài ra, do thiếu vắng cạnh tranh, một số vấn đề khác cũng có thể xảy ra: không có doanh nghiệp đối thủ để so sánh chi phí, doanh nghiệp có thể cung cấp hàng hóa ở mức sản lượng mà Chính phủ yêu cầu với phí tổn xã hội cao. Trong trường hợp thua lỗ, doanh nghiệp có thể đối phó bằng cách hạ thấp chất lượng sản phẩm…

Ngoài ra, nhằm sửa chữa các thất bại do độc quyền, Chính phủ có thể ban hành chính sách và khuôn khổ luật pháp nhằm gia tăng mức độ cạnh tranh của thị trường. Ví dụ, luật chống độc quyền của Mĩ cho phép Chính phủ quyền được ngăn chặn các hành động sát nhập, mua lại hoặc hợp tác giữa các công ty nếu hành động này gây nên tình trạng độc quyền không có lợi cho xã hội. Ngoài ra, nó cũng trao cho Chính phủ quyền được chia nhỏ doanh nghiệp nhằm tăng sự cạnh tranh. Cần lưu ý là trong một số trường hợp, các công ty sát nhập hay hợp tác không phải vì mục đích tăng quyền lực thị trường mà để giảm chi phí sản xuất. Trong trường hợp này, Chính phủ sẽ phải so sánh giữa lợi ích xã hội do giá thành giảm với tổn thất phúc lợi do độc quyền trong việc ra quyết định có từ chối hành động đó hay không. Trên thực tế, do thông tin hạn chế, sẽ rất khó để Chính phủ có thể có những hành động đúng đắn trong mọi trường hợp.

2. Các biện pháp can thiệp về mặt kinh tế

Nói chung, việc duy trì các doanh nghiệp độc quyền là phương pháp thay thế mà Chính phủ thường sử dụng để điều tiết độc quyền. Trong trường hợp này, doanh nghiệp độc quyền tư vẫn được chấp nhận. Tuy nhiên, nó không còn được tự do định giá mà trái lại, bị Chính phủ kiểm soát giá: Quá trình định giá của doanh nghiệp bị Chính phủ kiểm soát chặt chẽ và khống chế theo những quy tắc phê duyệt giá nhất định. Có hai phương pháp kiểm soát giá: kiểm soát giá trên cơ sở chi phí biên (P = MC) và kiểm soát giá trị cơ sở chi phí trung bình (P = ATC).

Khi áp dụng phương pháp kiểm soát giá trên cơ sở chi phí biên, doanh nghiệp buộc phải sản xuất ở mức sản xuất lượng sao cho ở đơn vị sản phẩm cuối cùng, mức giá phải bằng chi phí biên. Theo quy tắc định giá đó, trong điều kiện sản lượng mà doanh nghiệp cung ứng ra vừa khớp với mức cầu trên thị trường để không có hiện tượng dư cung hay dư cầu, sản lượng của doanh nghiệp sẽ chính là sản lượng hiệu quả. Về mặt lý thuyết, mục tiêu của các hoạt động điều tiết độc quyền đã đạt được. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, việc buộc doanh nghiệp phải định giá theo chi phí biên có thể làm cho nó thua lỗ. Đối với độc quyền tự nhiên, do chi phí cố định quá lớn mà phần nhiều doanh nghiệp hoạt động trong miền đường chi phí trung bình đang dốc xuống. Trường hợp này, do thường MC đang còn nằm dưới đường ATC nên nếu định giá P = MC, sản lượng mà doanh nghiệp phải lựa chọn tuy là mức sản lượng tối ưu đối với xã hội song lại dẫn tới thua lỗ do TR < TC. Doanh nghiệp sẽ không chấp nhận hoạt động một cách dài hạn trong điều kiện như vậy và nó sẽ rút lui khỏi ngành. Muốn duy trì hoạt động của doanh nghiệp, Chính phủ phải trợ cấp để bù lỗ. Tuy nhiên, khi đó Chính phủ sẽ phải tăng ngân sách từ thuế - một hình thức mà bản thân cũng gây ra tổn thất phúc lợi xã hội.

Khi không bị điều tiết, nhà độc quyền sẽ lựa chọn sản luợng Qm cho phép nó tối đa hoá lợi nhuận. Tổn thất hiệu quả lúc này được biểu thị bằng diện tích tam giác EFH.

Nếu định giá bằng chi phí biên, nhà độc quyền sẽ sản xuất ở mức hiệu quả Qmc. Tuy nhiên, tại Qmc, doanh nghiệp có thể bị thua lỗ, do mức giá Pmc thấp hơn chi phí trung bình ATC.

Do những hạn hẹp về khả năng ngân sách, không phải lúc nào Chính phủ cũng dễ dàng lựa chọn phương án trợ cấp cho doanh nghiệp. Một lựa chọn phổ biến hơn là: Chính phủ kiểm soát giá để điều tiết hành vi và tác động vào sự lựa chọn sản lượng của doanh nghiệp, buộc nó phải hoạt động ở mức có hiệu quả đối với xã hội, song sự kiểm soát này phải đảm bảo sao cho doanh nghiệp vẫn còn động cơ ở lại trong ngành lâu dài. Như điểm cân bằng dài hạn trong ngành cạnh tranh hoàn hảo đã chỉ ra: doanh nghiệp có thể duy trì hoạt động của mình một cách dài hạn khi lợi nhuận kinh tế của nó bằng không (= 0). Vì thế, người ta đưa ra phương pháp kiểm soát giá trên cơ sở chi phí trung bình. Theo cách này, doanh nghiệp phải lựa chọn sản lượng sao cho tại đơn vị sản phẩm cuối cùng, mức giá P đúng bằng chi phí trung bình ATC. Như ở trên hình 5.2, lúc này doanh nghiệp sẽ sản xuất ở mức sản lượng Qf thay cho mức sản lượng Qm trước đây. Tuy Qf chưa phải là mức sản lượng hiệu quả Pareto (tức Qmc), song so với mức sản lượng độc quyền trước khi bị điều tiết Qm, thì lớn hơn rõ rệt. Nhờ đó, tổn thất hiệu quả giảm xuống một cách đáng kể. Trong trường hợp này, Chính phủ không cần phải bù lỗ song vẫn giữ được doanh nghiệp ở lại ngành một cách lâu dài.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Các biện pháp can thiệp của Chính phủ đối với độc quyền về trong điều kiện sản lượng mà doanh nghiệp cung ứng ra vừa khớp với mức cầu trên thị trường để không có hiện tượng dư cung hay dư cầu, sản lượng của doanh nghiệp sẽ chính là sản lượng hiệu quả....

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Các biện pháp can thiệp của Chính phủ đối với độc quyền. Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm