Ba điều kiện của Hiệu quả Pareto

Ba điều kiện của Hiệu quả Pareto được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức lý thuyết môn Kinh tế công cộng để hoàn thành học phần của mình một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Sử dụng mô hình xã hội trên đảo hoang có hai người là Robinson Crusoe và Friday, sản xuất và tiêu dùng hai loại sản phẩm là cam và táo, đầu vào sản xuất gồm có đất đai và sức lao động, có thể thấy rằng các nguồn lực và các sản phẩm được sử dụng tối ưu (đạt hiệu quả Pareto) với các điều kiện sau:

Trong phân bổ nguồn lực sản xuất: Việc phân bổ đạt hiệu quả Pareto khi không có cách nào khác trong việc phân bổ các nguồn lực đầu vào hữu hạn gồm đất và sức lao động để tăng sản lượng cam lên nếu không làm giảm sản lượng của táo. Như vậy, tỷ lệ thay thế cận biên kỹ thuật giữa đất và sức lao động trong việc sản xuất cam (MRTSCLK) và sản xuất táo (MRTSTLK) phải như nhau.

MRTSCLK = MRTSTLK

Trong phân phối hàng tiêu dùng: Việc phân phối đạt hiệu quả Pareto khi không có cách phân phối nào khác để cho một cá nhân có lợi hơn nếu không làm tổn hại lợi ích của cá nhân kia, nghĩa là tỷ lệ chuyển đổi cận biên giữa cam với táo của Robinson (MRSC) bằng tỷ lệ này của Friday (MRSF).

MRSCCT = MRSFCT

Giữa sản xuất và tiêu dùng cũng tồn tại mối quan hệ tương tác giữa cách phân phối hàng hóa tiêu dùng và phân bổ các nguồn lực sản xuất sao cho việc phân phối và phân bổ đạt hiệu quả Pareto khi không có cách nào thay đổi việc phân phối và phân bổ để làm lợi cho một nhân tố nào đó nếu không làm tổn hại ít nhất một nhân tố nào khác. Chúng ta đều biết rằng sự thay đổi về nhu cầu tiêu dùng dẫn đến thay đổi giá hàng hóa tiêu dùng, làm thay đổi sản xuất các hàng hóa ấy, dẫn đến thay đổi giá các nhân tố đầu vào sản xuất và làm thay đổi tỷ lệ thay thế cận biên. Như hai lập luận trên đã chỉ ra:

Hiệu quả Pareto trong tiêu dùng đạt được khi MRSCCT = MRSFCT = MCC/MCT =PC/PT. Trong điều kiện cạnh tranh, nếu bằng cách giảm sản xuất táo 1 đơn vị mà các doanh nghiệp có thể tăng sản xuất cam lên 1 đơn vị và bán cam cao hơn giá táo, thì bằng việc tăng tối đa lợi nhuận, các doanh nghiệp sẽ mở rộng sản xuất cam theo tỷ lệ chuyển đổi cận biên bằng với giá tương ứng của táo so với cam (MRTCT = MCC/MCT =PC/PT). Như vậy,

MRSCCT = MRSFCT = MRTCT

Đi cùng với khái niệm hiệu quả Pareto là khái niệm Cải thiện Pareto: Trường hợp vẫn có thể phân bổ lại nguồn lực để cho ít nhất một người có lợi hơn mà không làm thiệt hại đến bất kỳ cá nhân nào khác được gọi là Cải thiện Pareto. Cải thiện Pareto là gợi ý rất tốt để hiểu rõ thêm về khái niệm Hiệu quả Pareto. Để có thể hiểu rõ hơn về khái niệm này, cần xem xét ngữ cảnh của việc phát biểu các khái niệm mà điều đặc biệt quan trọng là chúng được đặt trong điều kiện về cạnh tranh tự do. Các định lý cơ bản của Kinh tế học Phúc lợi giúp chúng ta hiểu thêm về các điều kiện này.

Hộp 2.1: Chứng minh Hiệu quả phân bổ bằng Hộp Edgewarth

Có ba điều kiện cần thiết để có hiệu quả Pareto. Giữa bất kỳ hai hàng hóa nào, tỷ lệ thay thế cận biên của các cá nhân phải như nhau (điều đó gọi là hiệu quả trao đổi); tỷ lệ thay thế cận biên của tất cả các hãng những đầu vào khác nhau phải như nhau (gọi là hiệu quả sản xuất); và tỷ lệ chuyển đổi cận biên giữa bất kỳ hai hàng hóa nào đều phải bằng tỷ lệ thay thế cận biên của người tiêu dùng (gọi là hiệu quả sản xuất hỗn hợp). Ở đây chúng tôi sẽ giải thích tại sao cần phải có các điều kiện đó và, nếu như không có thất bại của thị trường, thì thị trường cạnh tranh sẽ đảm bảo thỏa mãn những điều kiện đó như thế nào.

Hiệu quả trao đổi

Hiệu quả trao đổi liên quan đến cách phân bổ một lượng hàng hóa nhất định giữa các cá nhân. Hãy xem xét nền kinh tế với cung hàng hóa cố định (giả sử cung táo và cam cố định). Để đơn giản, chúng ta giả sử có hai người là Robinson Crusoe và Friday. Cái mà Crusoe không nhận được thì Friday nhận được. Do đó chúng ta có thể trình bày tất cả các cách phân bổ có thể thực hiện trong một hộp (gọi là Hộp Edgeworth – Bowley, mang tên hai nhà kinh tế – toán học người Anh đầu thế kỷ 20) mà trong đó trục hoành là tổng cung táo và trục tung là tổng cung cam. Trong Hình 3.6 cái mà Crusoe nhận được đo bằng góc trái – dưới (O) và Friday nhận được đo bằng góc phải – trên (O’). Với cách phân bổ thể hiện bằng điểm E, Crusoe nhận được OA táo và OB cam, trong khi đó Friday nhận phần còn lại (là O’A’ táo; và O’B’ cam). Lúc này, chúng ta vẽ đường bàng quan của Friday hoàn toàn bình thường nếu bạn lộn ngược cuốn sách.

Bây giờ chúng ta hãy xác định độ hữu dụng của Crusoe. Hiệu quả Pareto đòi hỏi chúng ta phải tăng tối đa độ hữu dụng của Friday với độ hữu dụng còn lại cho Crusoe không đổi. Do đó chúng đặt câu hỏi, giả sử Crusoe trên đường bàng quan Uc, thì đường bàng quan cao nhất mà Friday có thể có sẽ như thế nào? Hãy nhớ rằng độ hữu dụng của Friday tăng lên khi chúng ta dịch xuống và sang trái (Friday có nhiều hàng hóa hơn và Crusoe ít hơn) Friday đạt độ hữu dụng cao nhất khi đường bàng quan tiếp tuyến đường của Crusoe tại E. Tại điểm này độ dốc của các đường bàng quan này bằng nhau, nghĩa là các tỷ lệ thay thế cận biên của cam đổi lấy táo là như nhau.

Lý thuyết kinh tế công cộng

Hình 2.2: Hiệu quả trao đổi

Các bên của Hộp Edgeworth – Bowley cho ta những phương án cung táo và cam. OA và OB là tiêu dùng hai loại hàng hóa của Crusoe. Friday sẽ nhận được cái mà Crusoe không nhận được, nghĩa là O’A’ và O’B’. Hiệu quả Pareto đòi hỏi sự tiếp tuyến của hai đường bàng quan (tại điểm E), khi tỷ lệ thay thế cận biên của cam lấy táo là bằng nhau.

Hiệu quả sản xuất

Hiệu quả sản xuất là nói về phân bổ một lượng hàng hóa nhất định giữa những cá nhân, và phân bổ đó không tính đến vấn đề sản xuất. Sản xuất có hiệu quả là nói về việc phân bổ nguồn lực nhất định làm đầu vào sản xuất ra hàng hóa. Giả sử rằng có lượng cung cố định hai đầu vào là lao động và đất, để sản xuất ra táo và cam. Chúng ta biểu diễn tổng cung các nguồn (đầu vào) bằng một chiếc hộp như trong Hình 2.2. Đầu vào nào không được dùng để sản xuất táo sẽ dùng để sản xuất cam. Mỗi điểm trong hộp là một cách phân bổ cụ thể giữa hai đầu vào đó.

Trong Hình 2.2, chúng ta vẽ các đường đẳng trị. Đường đẳng trị là tổng thể những kết hợp có thể thực hiện các đầu vào vừa đủ để sản xuất một lượng sản phẩm nhất định. Chúng ta có thể có mức sản lượng tương tự nếu tăng đầu vào lao động và giảm đầu vào đất. Chúng ta gọi độ dốc của đường đẳng trị là tỷ lệ thay thế cận biên của đất để lấy lao động; nó cho 1 lượng đất tăng thêm cần để thay cho giảm lao động bằng 1 đơn vị.

Một lần nữa hãy nhớ rằng số lượng đầu vào dùng để sản xuất táo được đo từ O’. Vì thế, các đường đẳng trị của táo có dạng như vậy; trông chúng hoàn toàn bình thường nếu lật ngược cuốn sách. Rõ ràng là hiệu quả sản xuất đòi hỏi rằng, đối với mọi mức sản xuất cam, sản lượng táo đều được tăng tối đa. Khi chúng ta chuyển xuống dưới và phía trái, thì nhiều nguồn lực được dùng để sản xuất táo hơn, do đó, những đường đẳng trị qua những điểm này là mức sản lượng táo cao hơn. Nếu chúng ta cố định mức sản lượng cam ở điểm tương đương với Qo, thì rõ ràng là sản lượng táo được tăng tối đa bằng cách tìm đường đẳng trị tiếp tuyến với Qo. Tại tiếp điểm, độ dốc của các đường đẳng trị là như nhau, tức là, tỷ lệ thay thế cận biên của đất để lấy lao động như nhau trong sản xuất táo cũng như trong sản xuất cam.

Một lần nữa, chúng ta thấy rằng cân bằng cạnh tranh sẽ thỏa mãn được điều kiện này. Tại mọi mức sản lượng, mỗi hãng đều muốn giảm thêm chi phí. Nếu chi phí 1 đơn vị đất đắt gấp đôi 1 đơn vị lao động, hãng sẽ chỉ thuê đất đến mức mà sản phẩm cận biên của đất bằng hai lần sản phẩm cận biên của lao động. Nói cách khác, tỷ lệ cận biên thay thế kỹ thuật sẽ bằng tỷ lệ giá lao động so với giá đất. Trong thị trường cạnh tranh, tất cả các hãng đều gặp phải giá cả như nhau, và vì vậy các hãng sẽ có tỷ lệ thay thế cận biên giữa các đầu vào. Điều đó sẽ đảm bảo cho hiệu quả sản xuất.

Lý thuyết kinh tế công cộng

Hình 2.3: Hiệu quả sản xuất

Các bên của Hộp Edgewworth – Bowley cho thấy cung nguồn lực có thể thực hiện của đất và lao động. Nguồn lực để sản xuất cam là OA và OB; nguồn lực không dùng để sản xuất cam sẽ được dùng để sản xuất táo, đó là O’A’ và O’B’. Hiệu quả sản xuất đòi hỏi sự tiếp tuyến của các đường đẳng trị. Tại các điểm tiếp tuyến này, như điểm E, tỷ lệ thay thế cận biên của đất để lấy lao động là như nhau trong sản xuất táo và cam.

Hiệu quả kết hợp sản phẩm

Để lựa chọn được sự kết hợp tốt nhất để sản xuất táo và cam, chúng ta cần cân nhắc cả cái gì là khả thi về kỹ thuật lẫn ý thích của cá nhân. Đối với mỗi mức sản lượng cam, chúng ta có thể xác định từ công nghệ để tăng tối đa sản lượng táo. Việc đó sẽ tạo ra đường năng lực sản xuất. Với đường năng lực sản xuất đã định, chúng ta lại muốn có được độ hữu dụng cao nhất có thể đạt được. Để đơn giản, chúng ta giả định rằng tất cả các cá nhân đều có khẩu vị giống nhau. Trong Hình 2.3, chúng tôi đã thể hiện cả đường năng lực sản xuất và đường bàng quan giữa táo và cam. Độ hữu dụng được tăng tối đa tại điểm tiếp tuyến của đường bàng quan và đường năng lực sản xuất. Độ dốc của đường năng lực sản xuất gọi là tỷ lệ chuyển đổi cận biên; nghĩa là chúng ta có thể có thêm bao nhiêu cam nếu giảm sản xuất táo xuống 1 đơn vị. Tại tiếp điểm E, các độ dốc của đường bàng quan và đường năng lực sản xuất là như nhau, tức là, tỷ lệ thay thế cận biên của cam bằng với tỷ lệ chuyển đổi cận biên.

Chúng tôi cũng đã chỉ ra tại sao, trong điều kiện cạnh tranh, tỷ lệ chuyển đổi cận biên bằng với giá tương ứng của táo so với cam. Nếu bằng cách giảm sản xuất táo 1 đơn vị, mà giả sử các hãng có thể tăng sản xuất cam lên 1 đơn vị, và bán cam cao hơn giá táo, thì bằng việc tăng tối đa lợi nhuận, các hãng sẽ mở rộng sản xuất cam.

Chúng tôi cũng đã chỉ ra tại sao trong điều kiện cạnh tranh, tỷ lệ thay thế cận biên của người tiêu dùng sẽ bằng tỷ lệ giá. Do cả hai tỷ lệ thay thế và chuyển đổi cận biên đều bằng tỷ lệ giá, cho nên tỷ lệ chuyển đổi cận biên phải bằng tỷ lệ thay thế cận biên của người tiêu dùng. Từ đó, trong thị trường cạnh tranh lý tưởng, cả ba điều kiện cần thiết để có hiệu quả Pareto đều được đáp ứng.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Ba điều kiện của Hiệu quả Pareto về phân bổ một lượng hàng hóa nhất định giữa những cá nhân, và phân bổ đó không tính đến vấn đề sản xuất....

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Ba điều kiện của Hiệu quả Pareto. Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 931
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm