Các hình thức tổ chức kênh phân phối
Các hình thức tổ chức kênh phân phối được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Bài: Các hình thức tổ chức kênh phân phối
1) Kênh truyền thống
Những kênh phân phối truyền thống được mô tả như một tập hợp ngẫu nhiên các doanh nghiệp và cá nhân độc lập về chủ quyền và quản lý và mỗi thành viên kênh này ít quan tâm tới hoạt động của cả hệ thống. Đó là một mạng lưới rời rạc, kết nối lỏng lẻo các nhà sản xuất, bán buôn, bán lẻ, do buôn bán trực tiếp với nhau, tích cực thương lượng về các điều khoản mua bán và hoạt động độc lập quan hệ mua bán giữa các thành viên kênh được hình thành một cách ngẫu nhiên trên thị trường theo cơ chế thị trường tự do. Giữa các thành viên kênh không có sự liên kết rằng buộc với nhau. Các thành viên trong kênh truyền thống hoạt động vì mục tiêu riêng của họ chứ không phải mục tiêu chung của kênh. Họ có thể mua hàng hóa từ bất kỳ người bán nào và bán hàng hóa cho bất kỳ ai. Do quan hệ phân phối hình thành một cách ngẫu nhiên nên mất nhiều công sức cho việc đàm phán. Hàng hóa có thể phải trải qua nhiều trung gian không cần thiết. Những kênh truyền thống thiếu sự lãnh đạo tập trung, quản lý khoa học, và có nhược điểm là hoạt động kém hiệu quả, có nhiều xung đột tai hại, chi phí phân phối cao, nhiều rủi ro cho các thành viên kênh.
Để khắc phục những hạn chế của kênh truyền thống, nhiều doanh nghiệp đã phát triển các hình thức tổ chức kênh mới để thực hiện các chức năng phân phối hiệu quả hơn và đạt các thành công lớn hơn, đó là các hệ thống marketing liên kết dọc
2) Các kênh phân phối liên kết dọc (VMS)
Hệ thống kênh liên kết dọc là những kênh phân phối hoạt động có chương trình trọng tâm và được quản lý chuyên nghiệp, được thiết kế để đạt hiệu quả phân phối và ảnh hưởng marketing tối đa. Hệ thống kênh dọc bao gồm các nhà sản xuất, các nhà bán buôn, nhà bán lẻ hoạt động như một thể thống nhất. Một thành viên kênh sở hữu các thành viên khác, ký kết hợp đồng với họ hoặc có nhiều quyền lực để buộc tất cả các thành viên hợp tác với nhau.
Chúng ta sẽ lần lượt xem xét 3 loại VMS chính: VMS công ty (tập đoàn), VMS hợp đồng và VMS quản lý
- VMS công ty (tập đoàn): VMS tập đoàn là sự kết hợp các giai đoạn sản xuất và phân phối về cùng một chủ sở hữu. Ví dụ người sản xuất có thể làm chủ các trung gian ở tiếp sau trong kênh, hoặc người bán lẻ có thể làm chủ các công ty sản xuất. Các kênh này là kết quả của sự mở rộng một tổ chức theo chiều dọc ngược lên phía trên từ nhà bán lẻ hoặc xuôi xuống phía dưới từ nhà sản xuất. Việc quản lý mâu thuẫn và sự hợp tác được duy trì thông qua các kênh của tổ chức.
Kiểm soát toàn bộ chuỗi phân phối đã biến chuỗi thời trang Zara thành một trong những chuỗi bán lẻ thời trang tăng trưởng nhanh nhất Thế giới.
- VMS hợp đồng: một VMS hợp đồng bao gồm những công ty độc lập ở các khâu khác nhau từ sản xuất đến phân phối và những tổ chức này kết nối với nhau thông qua các hợp đồng để đạt được tính hiệu quả kinh tế cao hơn hoặc doanh thu cao hơn so với mỗi tổ chức hoạt động độc lập. Phối hợp và quản trị mâu thuẫn đạt được thông qua các thỏa thuận trong hợp đồng giữa các thành viên kênh. Tổ chức nhượng quyền là kiểu phổ biến nhất của mối quan hệ nhượng quyền.
Có 3 kiểu nhượng quyền.
- Kiểu thứ nhất là nhượng quyền bán lẻ do nhà sản xuất tài trợ. Ví dụ: Ford và mạng lưới của họ.
- Kiểu thứ hai là hệ thống nhượng quyền bán sỉ do nhà sản xuất tài trợ. Ví dụ: Coca Cola cho phép các nhà bán sỉ ở các thị trường khác nhau mua sire cô đặc và sau đó đóng chai và bán thành phẩm cho các nhà bán lẻ địa phương.
- Kiểu thứ 3 là nhượng quyền bán lẻ do các công ty dịch vụ tài trợ. Ví dụ: dịch vụ thức ăn nhanh KFC…
- VMS quản lý: khác với hai hệ thống phân phối trên, kênh VMS được quản lý đạt được sự phối hợp ở các giai đoạn kế tiếp trong sản xuất và phân phối không phải qua sự sở hữu chung hay hợp đồng ràng buộc mà bằng quy mô và ảnh hưởng của một thành viên kênh tới những người khác. Ví dụ: các nhà sản xuất các thương hiệu nổi tiếng có sức hấp dẫn với khách hàng
---------------------------------------
Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Các hình thức tổ chức kênh phân phối về khái niệm, đặc điểm của các kênh phân phối liên kết dọc (VMS), kênh truyền thống...
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Các hình thức tổ chức kênh phân phối. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.