Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Các phương pháp đào tạo - phát triển và điều kiện áp dụng

Các phương pháp đào tạo - phát triển và điều kiện áp dụng được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Các phương pháp đào tạo - phát triển và điều kiện áp dụng

Dạy một người làm việc gì khác với dạy một người hiểu về một vấn đề gì. Chương này đề cập tới cách dạy một người làm một việc gì. Sự khác biệt lớn này giữa đào tạo tay nghề với đào tạo kiến thức đã được phân tích một cách tinh tế trong hệ phân loại CRAMP (Comprehension, Reflex, Attitude, Memory, Procedural nghĩa là: Hiểu biết, phản xạ, ứng xử, trí nhớ, thủ tục)

Hiểu biết: Loại hình học tập này bao quát những nội dung của các vấn đề mang tính lý thuyết, cần hiểu biết các sự việc xảy ra như thế nào, tại sao và vào thời điểm nào. Có thể lấy ví dụ việc hiểu biết các định luật nhiệt động học, hoặc cơ cấu tiền tệ của Hệ thống tiền tệ Châu Âu.

Luyện khả năng phản xạ: Loại hình học tập này thường được áp dụng trong trường hợp yêu cầu làm được những thao tác thành thạo và đạt khả năng cảm nhận cao, kể cả trong thực hành cũng như trong hiểu biết việc gì phải làm. Tốc độ thường là quan trọng và học viên phải thường xuyên lặp lại bài học để phát triển khả năng làm việc đồng bộ và phối hợp ở mức độ thỏa đáng. Các ví dụ rõ ràng là các trò xiếc tung hứng và nhào lộn hoặc là việc nắm vững công việc điều khiển các nút bấm trên các bảng điều khiển máy móc thiết bị.

Phát triển cách ứng xử: Loại hình học tập này giúp học viên phát triển khả năng thay đổi cách ứng xử và nâng cao trình độ thành thạo trong các quan hệ xã hội. Phần lớn các bài huấn luyện cách quan tâm đến khách hàng thường được tiến hành bằng cách này

Rèn luyện trí nhớ: Loại học này rõ ràng liên quan đến những học viên cần nhớ được cách xử lý trong một loạt tình huống khác nhau được xác định trước. Ví dụ, những dược sĩ phải học thuộc lòng một loạt những liều lượng thuốc tối đa, hoặc người văn thư hành chính phải nhớ các giấy tờ phải chuyển đến giám đốc và các giấy tờ phải chuyển cho phòng tổ chức...

Học làm các thủ tục: Giống như loại học trí nhớ, chỉ khác là nội dung các việc phải học để làm theo thì không cần nhớ, chỉ cần hiểu rõ công việc và biết vị trí của mỗi công việc. Ví dụ, các thủ tục để xử lý kỷ luật một nhân viên, quy trình để xử lý khắc phục một sự cố kỹ thuật khi sử dụng máy móc thiết bị...

Phần lớn các hình thức đào tạo đều vận dụng nhiều loại hình học tập như người thợ học nghề sửa chữa ô tô sẽ phải hiểu chiếc xe có cấu tạo ra sao, nguyên tắc hoạt động thế nào, các dấu hiệu sự cố, cách thức khắc phục...

Đối với loại hình học phản xạ thì tốt nhất là dùng phương pháp phân chia công việc ra thành từng đoạn để nghiên cứu và thực hành riêng biệt trước khi được gộp lại thành một hoạt động toàn vẹn như học đánh bóng chuyền.

Tuy nhiên, hiện nay cách tiếp cận đào tạo là đào tạo tổng hợp theo phương pháp dạy một chủ đề trong một tổng thể chứ không chia thành những phần nhỏ để dạy trong mỗi lần

Loại hình học nhớ và học thủ tục có thể vận dụng cả hai phương pháp tổng thể và phương pháp phân chia trong đó phương pháp phân chia có ưu thế hơn.

Triển khai chương trình đào tạo và phát triển

Sau khi đã xác định được mục tiêu đào tạo và lựa chọn được phương pháp cũng như phương tiện thích hợp, các nhà quản trị phải lên kế hoạch chuẩn bị cho việc đào tạo bao gồm việc xây dựng chương trình học tập, tổ chức các khóa học, mời người giảng dạy, hướng dẫn và chuẩn bị các điều kiện vật chất khác như sách vở tài liệu, phòng ốc, dụng cụ nếu phương pháp đào tạo yêu cầu, cuối cùng là chuẩn bị về mặt tài chính, tiền bạc...

Triển khai chương trình đào tạo huấn luyện theo mục tiêu đã định đồng thời theo dõi, nhắc nhở và uốn nắn kịp thời những sai sót, khắc phục những trở ngại có thể có trong quá trình thực hiện chương trình để đạt được kết quả tốt nhất với chi phí và thời gian ngắn nhất.

Đánh giá hiệu quả

Hiệu quả của chương trình đào tạo thường được đánh giá qua hai giai đoạn:

  • Giai đoạn Nhận thức: Học viên tiếp thu, học hỏi được gì sau khóa đào tạo?
  • Giai đoạn Vận dụng: Học viên áp dụng các kiến thức kỹ năng đã học hỏi được vào trong thực tế để thực hiện công việc như thế nào?

Đánh giá kết quả học tập trong giai đoạn nhận thức là không khó, nhưng để đánh giá hiệu quả của toàn khóa học lại là vấn đề phức tạp và đòi hỏi thời gian. Trong thực tế, có học viên đã lĩnh hội rất tốt các kiến thức, kỹ năng mới trong khóa học, hoàn thành xuất sắc chương trình đào tạo, nhưng không thể áp dụng những gì đã được học vào việc thực hiện công việc. Để tránh các lãng phí trong đào tạo, sau một phần hoặc toàn bộ chương trình đào tạo, cần thiết có sự đánh giá về kết quả đào tạo (nhận thức), xem xét lại mức độ thỏa mãn các mục tiêu của đào tạo và đưa ra những điều chỉnh thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả cho các chương trình đào tạo sau. Việc đánh giá thường được diễn ra theo 3 nội dung sau đây:

Thí nghiệm kiểm tra (phân tích thực nghiệm)

Đây là phương pháp kiểm tra hiệu quả đào tạo bằng cách sử dụng nhóm đối chứng đó là nhóm chưa được đào tạo so với nhóm đã qua đào tạo. Hai nhóm này được đánh giá so sánh theo các chỉ tiêu thích hợp như số lượng sản phẩm, chất lượng công việc...qua đó mà rút ra được các khác biệt giữa hai nhóm nhờ đó mà đánh giá được phạm vi và mức độ ảnh hưởng của quá trình đào tạo huấn luyện đối với việc thực hiện công việc.

Đánh giá hiệu quả đào tạo bằng định tính

Để đánh giá hiệu quả đào tạo, người ta dựa vào bốn dấu hiệu cơ bản sau:

PHIẾU ĐÁNH GIÁ CỦA NHÂN VIÊN ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

STT

Nội dung đánh giá

Mức độ

Kém

Yếu

Trung bình

Tốt

1

Anh (chị) đánh giá chung về chất lượng của khóa đào tạo?

2

Anh (chị) nhận thấy chương trình có xứng đáng với các chi phí về tiền bạc và thời gian không?

3

Anh (chị) đánh giá gì về các vấn đề sau đây của chương trình đào tạo:

* Ý nghĩa thực tiễn.

* Thông tin mới.

* Chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng.

* Giúp ích cho cá nhân.

* Phù hợp với công việc đang làm.

* Mức độ hiệu quả trong sử dụng thời gian.

* Tính hấp dẫn, cuốn hút.

* Rõ ràng, dễ hiểu.

4

Nhận xét chung về những gì anh (chị) đã học thêm được ở khóa học?

5

Anh (chị) có đề nghị gì về các vấn đề sau đây theo các mức độ:

- Muốn được thảo luận, chia sẻ quan điểm với các học viên khác.

- Cơ hội để nói chuyện, tham khảo ý kiến với người giảng dạy khi có vấn đề.

- Vấn đề khác

- Những gì anh (chị) muốn học thêm ở khóa học?

Mức độ phản ứng: Trước hết người ta đánh giá phản ứng của học viên đối với chương trình đào tạo để biết họ thích hay không thích, họ có cho rằng chương trình đào tạo huấn luyện là bổ ích đối với họ hay không? Có xứng đáng với những chi phí về tiền bạc, thời gian của doanh nghiệp và cá nhân họ hay không?

Mức độ nhận thức: Các nhân viên tham dự các khóa học nên được kiểm tra để xác định liệu họ đã nắm vững các nguyên tắc, kỹ năng, các vấn đề theo yêu cầu của khóa đào tạo chưa?

Những thay đổi hành vi: Thể hiện ở mức độ thay đổi cách thức nhận thức và hành động, ứng xử, của nhân viên trước các tác động từ bên ngoài. Đặc biệt là mức độ thay đổi cách thức giải quyết công việc theo hướng áp dụng các kiến thức được học vào chính công việc hiện tại của họ?

Mức độ đạt mục tiêu: Đây là vấn đề quan trọng nhất, kết quả cuối cùng có đạt được mục tiêu đào tạo hay không, có làm giảm tỷ lệ thuyên chuyển công tác hay không, số lượng phàn nàn của khách hàng có giảm hay không..?

Đánh giá hiệu quả đào tạo bằng định lượng

Đào tạo cũng là một hình thức đầu tư, giống như khi đầu tư vào việc cải tiến, nâng cao trình độ trang bị kỹ thuật và mở rộng sản xuất kinh doanh, mặc dầu hiệu quả của việc đầu tư này không thể hiện ra ngoài ngay tức thì mà nó có tác dụng lâu dài. Tuy nhiên, khi thực hiện các chương trình đào tạo, doanh nghiệp cũng nên cố gắng đánh giá hiệu quả đào tạo về mặt định lượng thông qua việc phân tích chi phí và lợi ích do đào tạo mang lại. Hiệu quả định lượng của đào tạo là hiệu số giữa lợi ích thu được và những chi phí phải bỏ ra.

Các chi phí đào tạo bao gồm các khoản:

  • Chi phí cho các phương tiện vật chất, kỹ thuật cơ bản như xây dựng trường sở, trang bị kỹ thuật, nguyên vật liệu, tài liệu sử dụng trong quá trình giảng dạy.
  • Chi phí cho đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ giảng viên.
  • Học bổng hoặc tiền lương trả cho nhân viên trong thời gian đi học (nếu có).
  • Chi phí cơ hội do nhân viên tham dự các khóa đào tạo, không thực hiện được các công việc hàng ngày của họ.

Những lợi ích do đào tạo đem lại bao gồm:

  • Lợi ích tăng thêm hằng năm do nhân viên mang lại cho doanh nghiệp sau đào tạo.
  • Những tiết kiệm do giảm thiểu được những sai sót hoặc lỗi lầm mà nhân viên gây ra so với khi chưa được đào tạo.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Các phương pháp đào tạo - phát triển và điều kiện áp dụng về đặc điểm của triển khai chương trình đào tạo và phát triển, đánh giá hiệu quả...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Các phương pháp đào tạo - phát triển và điều kiện áp dụng. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm