Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Chế độ tiền tệ Việt Nam

Chế độ tiền tệ Việt Nam được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

1. Đơn vị tiền và tên gọi của đồng tiền

Đơn vị tiền của Việt Nam là “đồng”. “Đồng” là tiêu chuẩn thước đo trong nền kinh tế Việt Nam. 1 đồng có giá trị bằng 100 xu hay 10 hào. Hai đơn vị xu và hào vì quá nhỏ nên không còn được sử dụng trên thực tế nữa.

Tên gọi là đồng ngân hàng Việt Nam (còn gọi là đồng bạc Việt Nam) ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là “VND”.

Tiêu chuẩn đo lường của tiền tệ Việt Nam kế thừa tiêu chuẩn đo lường của đồng tiền đã tồn tại trong lịch sử phát triển của nền kinh tế - xã hội Việt Nam.

Giá trị của mọi sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế Việt Nam đều được đo lường bằng “đồng” và giá cả của nó được biểu hiện bằng đồng.

2. Các quy định về phát hành tiền giấy và tiền kim loại ở Việt Nam

Luật Ngân hàng Nhà nước đã được sửa đổi bổ sung (số 46/2010/QH12 năm 2010) quy định:

2.1. Phát hành tiền giấy, tiền kim loại

Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ngân hàng Nhà nước bảo đảm cung ứng đủ số lượng và cơ cấu tiền giấy, tiền kim loại cho nền kinh tế.

Tiền giấy, tiền kim loại phát hành vào lưu thông là tài sản "Nợ" - đối với nền kinh tế và được cân đối bằng tài sản "Có" của Ngân hàng Nhà nước.

2.2. Thiết kế, in, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành tiền vào lưu thông, tiêu hủy tiền

Ngân hàng Nhà nước thiết kế mệnh giá, kích thước, trọng lượng, hình vẽ, hoa văn và các đặc điểm khác của tiền trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện việc in, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành tiền vào lưu thông, tiêu hủy tiền.

2.3. Xử lý tiền rách nát, hư hỏng

Ngân hàng Nhà nước quy định tiêu chuẩn phân loại tiền rách nát, hư hỏng; đổi, thu hồi các loại tiền rách nát, hư hỏng do quá trình lưu thông; không đổi những đồng tiền rách nát, hư hỏng do hành vi hủy hoại.

2.4. Thu hồi, thay thế tiền

Ngân hàng Nhà nước thu hồi và rút khỏi lưu thông các loại tiền không còn thích hợp và phát hành các loại tiền khác thay thế. Các loại tiền thu hồi được đổi lấy các loại tiền khác với giá trị tương đương trong thời hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định. Sau thời hạn thu hồi, các loại tiền thuộc diện thu hồi không còn giá trị lưu hành.

2.5. Tiền mẫu, tiền lưu niệm

Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện việc thiết kế, in, đúc, bán ở trong nước và nước ngoài các loại tiền mẫu, tiền lưu niệm phục vụ cho mục đích SƯU tập hoặc mục đích khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

2.6. Ban hành, kiểm tra nghiệp vụ phát hành tiền

Chính phủ ban hành quy định về nghiệp vụ phát hành tiền, bao gồm việc in, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành, thu hồi, thay thế, tiêu hủy tiền, chi phí cho các hoạt động nghiệp vụ phát hành tiền.

Bộ Tài chính kiểm tra việc thực hiện nghiệp vụ in, đúc và tiêu hủy tiền.

2.7. Các hành vi bị cấm

Làm tiền giả; vận chuyển, tàng trữ, lưu hành tiền giả.

Hủy hoại đồng tiền trái pháp luật.

Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông do Ngân hàng Nhà nước phát hành.

Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.

3. Các nguyên tắc phát hành tiền

Nguyên tắc một: Phát hành tiền chỉ được phát hành thông qua con đường tín dụng.

Nguyên tắc phát hành qua cơ chế tín dụng thể hiện ở chỗ:

  • Chỉ phát hành tiền để cho các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng đầu tư và phát triển vay bằng phương pháp tái chiết khấu.
  • Trường hợp cần thiết có thể phát hành cho Chính phủ (Bộ Tài chính) vay nhưng phải được đảm bảo bằng trái phiếu kho bạc sinh lãi.
  • Phát hành tiền để tăng dự trữ ngoại tệ và vàng.

Nguyên tắc hai: Việc phát hành tiền phải căn cứ theo nhu cầu luân chuyển hàng hóa dịch vụ trong nền kinh tế.

Theo nguyên tắc này thì tiền mặt (tiền trung ương) chỉ có thể được phát hành khi có nhu cầu đòi hỏi của thực tế theo tín hiệu của thị trường. Phát hành qua thị trường mở.

Nguyên tắc ba: Tổ chức kỹ thuật phát hành phải đảm bảo tính tập trung thống nhất dưới sự quản lý thống nhất của nhà nước.

Theo nguyên tắc này thì Ngân hàng nhà nước phải chịu trách nhiệm tổ chức kỹ thuật phát hành theo đòi hỏi của tình hình thực tiễn, trên cơ sở đáp ứng yêu cầu quản lý vĩ mô của Chính phủ.

Nguyên tắc bốn: Phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán.

Tiền giấy và kim loại do ngân hàng Nhà nước phát hành là đồng tiền hợp pháp lưu hành và làm phương tiện thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam một cách không hạn chế.

Hiện nay tiền giấy ở Việt Nam (giấy bạc ngân hàng) thường lưu hành các loại có mệnh giá 200đ, 500đ, 1.000đ, 2.000đ, 5.000đ, 10.000đ, 20.000đ, 50.000đ, và 100.000đ, 200.000đ, 500.000đ. Đồng thời cũng có tiền kim loại trị giá 200đ, 500đ, 1000đ, 2000đ và 5000đ

Ngoài tiền giấy và tiền kim loại ở Việt Nam còn được phép sử dụng các phương tiện thanh toán khác thay tiền, đó là: Ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, Séc, thương phiếu...

4. Cơ cấu lưu thông tiền tệ

Cơ cấu điều hòa lưu thông tiền tệ gồm:

Tiền đang lưu hành tức là tiền nằm trong lưu thông.

  • Quỹ nghiệp vụ ngân hàng: Quỹ này có ở cả hệ thống ngân hàng nhà nước và hệ thống ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư và các tổ chức tín dụng khác. Quỹ này dùng để giao dịch với khách hàng.
  • Quỹ điều hòa tiền mặt: Quỹ này dùng để điều hòa tiền mặt theo nhu cầu của nền kinh tế, nó chỉ được thiết lập tại Ngân hàng nhà nước trung ương và các chi nhánh, nó được dùng để điều hòa nhu cầu tiền theo địa phương và khu vực.
  • Quỹ dự trữ phát hành: Quỹ này được bảo quản tại kho tiền trung ương do thống đốc Ngân hàng nhà nước quản lý theo ủy nhiệm của chính phủ.
  • Tiền rách nát: Các loại tiền giấy rách nát, tiền kim loại bị hư hỏng... không đủ tiêu chuẩn lưu hành mà Ngân hàng nhà nước quy định (tiêu chuẩn và phân loại tiền rách nát hư hỏng, thủ tục tiêu hủy và thay thế ...)

(Xem sơ đồ tổng quát về cơ cấu điều hòa lưu thông tiền tệ ở Việt Nam)(cập nhật bổ sung thêm)

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổng quát về cơ cấu điều hòa lưu thông tiền tệ ở Việt Nam

Chế độ tiền tệ ở Việt Nam

-----------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Chế độ tiền tệ Việt Nam về đặc điểm đơn vị tiền và tên gọi của đồng tiền, các quy định về phát hành tiền giấy và tiền kim loại ở Việt Nam, nguyên tắc phát hành tiền và cơ cấu lưu thông tiền tệ...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Chế độ tiền tệ Việt Nam. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm