Chứng chỉ hạng I không thay được hạng II, giáo viên có thể bị xếp lương hạng III
Giáo viên THCS bắt buộc phải có chứng chỉ hạng II
Giáo viên trung học cơ sở đã có chứng chỉ giáo viên hạng I, xếp lương hạng II có bắt buộc phải có chứng chỉ hạng II? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây
- Cách tính lương giáo viên THCS theo quy định mới nhất 2021
- Lương và tiêu chuẩn xếp hạng giáo viên THCS từ 20/3/2021
- Bài thu hoạch chuẩn chức danh giáo viên THCS hạng 2
- Đủ các loại chứng chỉ, giáo viên vẫn phải chờ 9 năm nữa mới lên hạng tăng lương?
Ngày 02/02/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục trung học cơ sở công lập.
Theo đó, từ 20/3/2021 khi mà thông tư trên có hiệu lực thì quy định về xếp lương giáo viên cũng thay đổi.
Vấn đề chuyển xếp lương, tiêu chuẩn để chuyển xếp lương hay tiêu chuẩn về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên các hạng luôn được bạn đọc quan tâm.
Bạn đọc gửi câu hỏi:
“Tôi là giáo viên dạy cấp trung học cơ sở, tốt nghiệp đại học sư phạm chính quy đúng chuyên ngành.
Vào nghề năm 2008 xếp lương giáo viên có trình độ đại học có hệ số lương khởi điểm 2,34 sau khi hết tập sự, năm 2015 tôi được chuyển xếp lương giáo viên trung học cơ sở hạng II theo thông tư 22/2015/TTLT-BNV-BGDĐT có hệ số lương theo bậc đại học đến nay.
Năm 2019 tôi được trường cử đi học lớp chứng chỉ chức danh giáo viên trung học cơ sở hạng I do đại học Vinh tổ chức dạy và cấp chứng chỉ. Đã hoàn thành lớp học và được cấp chứng chỉ giáo viên trung học cơ sở hạng I.
Do không có đợt thi thăng hạng nên hiện nay tôi vẫn được xếp lương giáo viên trung học cơ sở hạng II.
Đến nay, Bộ Giáo dục lại có Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục trung học cơ sở công lập mới.
Vậy cho tôi hỏi, tôi sẽ được xếp lương giáo viên trung học cơ sở ở hạng nào? Tôi có cần phải có chứng chỉ chức danh giáo viên trung học cơ sở hạng II hay không khi tôi đã có chứng chỉ giáo viên trung học cơ sở hạng I để xét xếp lương giáo viên trung học cơ sở hạng II? Nếu không được xét thì quả thật rất bất cập!”
Cách tính lương giáo viên trung học cơ sở có chứng chỉ hạng I như thế nào?(Ảnh minh họa)
Trước hết, xin chân thành cảm ơn câu hỏi của bạn, đây chính là thắc mắc, quan tâm của rất nhiều bạn đọc là giáo viên cả nước.
Bằng hiểu biết cá nhân và căn cứ Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục trung học cơ sở công lập, người viết xin được cung cấp đến bạn các thông tin tham khảo như sau:
Thứ nhất, về yêu cầu chứng chỉ chức danh giáo viên trung học cơ sở hạng II
Tại “Điều 7. Các trường hợp bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở
1. Viên chức đã được bổ nhiệm vào các hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở theo quy định tại Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV nếu đạt các tiêu chuẩn của hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định tại Thông tư này thì được bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở như sau:
a) Giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.12) được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.32);
b) Giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.11) được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.31);
c) Giáo viên trung học cơ sở hạng I (mã số V.07.04.10) được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I (mã số V.07.04.30).
2. Giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.11) chưa đạt các tiêu chuẩn của hạng tương ứng theo quy định tại Điều 4 Thông tư này thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.32); giáo viên trung học cơ sở hạng I (mã số V.07.04.10) chưa đạt các tiêu chuẩn của hạng tương ứng theo quy định tại Điều 5 Thông tư này thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.31).”
Tiếp theo, tại “Điều 4. Giáo viên trung học cơ sở hạng II - Mã số V.07.04.31 của chương II. Tiêu chuẩn giáo viên trung học cơ sở hạng II gồm:
[…] b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II. […]”
Theo đó để được bổ nhiệm chức danh giáo viên trung học cơ sở hạng II thì ngoài các tiêu chuẩn khác thì bắt buộc phải có tiêu chuẩn phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II.
Hiện nay, chưa có quy định giáo viên có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng I, nếu bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng II thì được sử dụng chứng chỉ nghề nghiệp hạng I để thay thế.
Do đó, để được chuyển xếp lương giáo viên trung học cơ sở hạng II mới có hệ số lương từ 4,0 đến 6,38 thì bạn cần phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng II.
Thứ hai, chuyển xếp lương giáo viên trung học cơ sở
Bên cạnh đó tại “Điều 9. Điều khoản chuyển tiếp
[…] 2. Trường hợp giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.11) do chưa đạt các tiêu chuẩn của hạng II (mã số V.07.04.31) nên bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.32) theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này sau khi đạt các tiêu chuẩn của hạng II (mã số V.07.04.31) thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.31) mà không phải thông qua kỳ thi hoặc xét thăng hạng.”
Như vậy, nếu bạn dù đạt các tiêu chuẩn khác nhưng chưa có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II thì xem như thiếu tiêu chuẩn, bạn sẽ được xếp lương giáo viên trung học cơ sở hạng III mới với mã số V.07.04.32, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98 tương đương hệ số lương bạn đang nhận.
Sau khi bạn hoàn tất các tiêu chuẩn và có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng II thì bạn sẽ được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.31) có hệ số lương từ 4,0 đến 6,38 mà không phải thông qua kỳ thi hoặc xét thăng hạng.
Sau đó, nếu đủ các tiêu chuẩn của giáo viên trung học cơ sở hạng I, bạn có thể dùng chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng I trên để thi thăng hạng viên chức và nếu đạt bạn sẽ được xếp lương giáo viên trung học cơ sở hạng I mã số V.07.04.30, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,4 đến hệ số lương 6,78.
Một số thông tin trao đổi cùng bạn. Phần tư vấn có tính chất tham khảo.
Trên đây là nội dung chi tiết của Chứng chỉ hạng I không thay được hạng II, giáo viên có thể bị xếp lương hạng III. Tất cả các tài liệu về Văn bản Giáo dục đào tạo được VnDoc cập nhật và đăng tải thường xuyên. Chi tiết nội dung của các Văn bản, Thông tư mời các bạn cùng theo dõi và tải về sử dụng.
Mời quý thầy cô tham khảo thêm: Thư viện Giáo Án điện tử VnDoc
- Những phần mềm trực tuyến có thể ứng dụng để dạy học tránh Covid-19
- Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học mới nhất
- Bảng lương giáo viên 2020
- Tiêu chuẩn chức danh giáo viên THPT từ ngày 20/3/2021
- Giáo viên trung học cơ sở hạng III (cũ) chuyển sang hạng III (mới) cần làm gì?
- Cách tính lương giáo viên khi chuyển hạng từ 20/3/2021
- Hệ số lương giáo viên trường cấp 3 công lập từ ngày 20/3/2021
- Tiêu chuẩn chức danh giáo viên THCS từ ngày 20/3/2021
- Bảng lương Giáo viên THPT khi chuyển hạng cũ sang mới từ 20/03/2021
- Giáo viên hạng I lo rớt xuống hạng II, khả năng đổ xô đi học thạc sĩ
- Những đối tượng giáo viên phải có chứng chỉ chức danh hạng III?
- Giáo viên mầm non chuyển sang hạng mới có khó không?