Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2019 trường THPT Lương Ngọc Quyến - Thái Nguyên lần 2

Đề thi thử năm 2019 môn Lịch sử

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2019 trường THPT Lương Ngọc Quyến - Thái Nguyên lần 2. Nội dung tài liệu gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm, thời gian làm bài 50 phút. Mời các bạn học sinh tham khảo.

Câu 1: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần hai, Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành nào?

A. Công nghiệp chế biến.

B. Nông nghiệp và thương nghiệp

C. Giao thông vận tải.

D. Nông nghiệp và khai thác mỏ.

Câu 2: Với định ước Henxinki (tháng 8/1975) đã tạo ra cơ sở gì cho quan hệ hợp tác ở Châu Âu?

A. điều kiện ổn định chính trị Tây Âu.

B. điều kiện phát triển kinh tế của các nước Tây Âu.

C. điều kiện phát triển văn hóa Tây Âu.

D. cơ chế giải quyết vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh Châu Âu.

Câu 3: Sự kiện nào đánh dấu mốc sụp đổ về cơ bản của chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa của nó ở châu Phi?

A. Năm1975, các nước Cộng hòa nhân dân Ăngôla và Môdămbích ra đời.

B. Năm 1960, 17 nước châu Phi giành được độc lập.

C. Năm 1962, Angiêri giành được độc lập

D. Năm 1994, Nen-xơn Manđêla trở thành tổng thống da đen đầu tiên ở Nam Phi.

Câu 4: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5-1941) chủ trương thành lập mặt trận nào dưới đây?

A. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Mặt trận Việt Minh).

B. Mặt trận Đồng Minh.

C. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.

D. Mặt trận Liên Việt.

Câu 5: Nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến thất bại của phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX?

A. Do ngọn cờ chống Pháp theo tư tưởng phong kiến không còn phù hợp.

B. Do so sánh lực lượng giữa ta và Pháp chênh lệch.

C. Do phong trào sau khi vua Hàm Nghi bị Pháp bắt không có sự lãnh đạo của triều đình.

D. Do các cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ, thiếu thống nhất.

Câu 6: Lực lượng đóng vai trò chủ chốt trong phong trào kháng chiến chống Pháp ở Nam Kì giai đoạn từ 1859-1867 là

A. công nhân, nông dân

B. sĩ phu, văn thân, nông dân.

C. sĩ phu, văn thân.

D. địa chủ, phú nông, dân nghèo.

Câu 7: Nhận xét nào dưới đây là không đúng về cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?

A. Đây là cuộc cách mạng diễn ra nhanh, gọn, ít đổ máu, bằng phương pháp hòa bình.

B. Đây là cuộc cách mạng đi từ khởi nghĩa từng phân tiên lên tông khởi nghĩa.

C. Đây là cuộc cách mạng diễn ra với sự kết hợp khởi nghĩa ở cả nông thôn và thành thị.

D. Đây là cuộc cách mạng diễn ra với sự kết hợp lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang.

Câu 8: Nội dung nào sau đây thuộc về chủ trương của ta trong Đông - Xuân 1953 - 1954?

A. Tránh giao chiến ở miền Bắc với địch để chuẩn bị đàm phán

B. Trong vòng 18 tháng chuyển bại thành thắng

C. Tập trung lực lượng tiến công vào những hướng chiến lược quan trọng mà địch tương đối yếu

D. Giành thắng lợi nhanh chóng về quân sự trong Đông Xuân 1953 - 1954

Câu 9: Quyết tâm “một tấc không đi, một li không rời” là là chủ trương đấu tranh của nhân dân miền Nam trên mặt trận nào?

A. Quân sự.

B. Chính trị.

C. Chống và phá “ấp chiến lược”.

D. Binh vận.

Câu 10: Cuộc khởi nghĩa nào sau đây không thuộc phong trào Cần vương?

A. Khởi nghĩa Hương Khê.

B. Khởi nghĩa Bãi Sậy.

C. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh.

D. Khởi nghĩa Yên Thế.

Câu 11: Ý nghĩa quốc tế về sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là

A. xóa bỏ những tàn dư phong kiến.

B. Tăng cường lược lượng của CNXH trên thế giới và tăng cường sức mạnh của phong trào giải phóng dân tộc.

C. kết thúc hơn 100 năm nô dịch và thống trị của chủ nghĩa đế quốc.

D. đưa đất nước bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến lên CNXH.

Câu 12: Cuối năm 1974 - đầu năm 1975, trước tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong thời gian

A. trong năm 1976.

B. trong năm 1975.

C. trong năm 1974 và đầu năm 1975.

D. trong 2 năm 1975 và 1976.

Câu 13: Chiến tranh lạnh chấm dứt đã có tác động như thế nào đến tình hình thế giới?

A. Phạm vi ảnh hưởng của Mĩ và Liên Xô bị thu hẹp.

B. Xu thế trật tự đa cực được hình thành.

C. Nhiều cuộc xung đột, tranh chấp khu vực được giải quyết bằng thương lượng hòa bình.

D. Hội đồng tương trợ kinh tế tuyên bố giải thể.

Câu 14: Việc làm nào sau đây của chính quyền cách mạng trong phong trào “Đồng khởi”?

A. Mở trường học, phát động phong trào bình dân học vụ.

B. Tịch thu ruộng đất của địa chủ, cường hào chia cho dân cày nghèo.

C. Tổ chức mít tinh, hội họp đòi Mĩ-Diệm thi hành Hiệp định Giơnevơ.

D. Tổ chức nhân thực hiện đời sống mới.

Câu 15: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản”, đây là kết luận của Nguyễn Ái Quốc sau khi

A. tham gia thành lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa.

B. gửi bản yêu sách của nhân dân Việt Nam đến Hội nghị Vec-xai

C. tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp.

D. đọc Luận cương về những vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin.

Câu 16: Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được coi là vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc, vì

A. chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, trên cơ sở đó hoàn thành cuộc các mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.

B. mở ra thời đại Hồ Chí Minh cho lịch sử dân tộc Việt Nam.

C. Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản và rút hết quân về nước.

D. là kết quả của cuộc đấu tranh cương quyết, khôn khéo trên mặt trận chính trị, quân sự, ngoại giao.

Câu 17: Tổ chức ASEAN được củng cố và phát triển sau sự kiện nào?

A. Tháng 11/2007, các nước thành viên đã kí bản Hiến chương ASEAN nhằm xây dựng ASEAN

thành một cộng đồng vững mạnh

B. Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN.

C. Năm 1999, Campuchia gia nhập tổ chức ASEAN.

D. Hiệp ước Bali được kí kết và và sau khi vấn đề Campuchia được giải quyết.

Câu 18: Nội dung cơ bản trong bước 1 của kế hoạch quân sự Nava là gì?

A. Phòng ngự chiến lược ở miền Nam, tấn công chiến lược ở miền Bắc

B. Phòng ngự chiếm lược ở hai miền Bắc - Nam

C. Tấn công chiến lược ở hai miền Nam – Bắc

D. Phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, tấn công chiến lược ở miền Nam

Câu 19: Nội dung nào sau đây được Chính phủ Nhật Bản chú trọng đưa vào chương trình giảng dạy từ cuộc Duy tân Minh Trị (1868)?

A. Nội dung về khoa học và kĩ thuật.

B. Nội dung về công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

C. Nội dung về pháp luật.

D. Nội dung về giáo lí các tôn giáo.

Câu 20: Hội nghị lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1/1959) đã quyết định

A. dùng đấu tranh ngoại giao đàm phán để kết thúc chiến tranh.

B. để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ-Diệm.

C. tiếp tục đấu tranh đòi chính quyền Ngô Đình Diệm phải thực hiện Hiệp định Giơnevơ.

D. tiếp tục đấu tranh chính trị hòa bình để giữ gìn lực lượng cách mạng.

Câu 21: Ý nghĩa lớn nhất của chiến thắng “ Điện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972 là

A. trận đánh tiêu diệt nhiều máy bay B52 của không quân Mĩ.

B. buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng mọi hoạt động chống phá miền Bắc.

C. buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pari về Việt Nam.

D. buộc Mĩ phải rút quân về nước.

Câu 22: Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu đi vào đấu tranh tự giác?

A. Bãi công của công nhân ở Nam Định, Hà Nội, Hải Phòng.

B. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son ở Cảng Sài Gòn ngăn tàu Pháp đàn áp Cách mạng Trung Quốc.

C. Công hội (bí mật) Sài Gòn Chợ Lớn do Tôn Đức Thắng đứng đầu.

D. Bãi công của thợ nhuộm ở Chợ Lớn.

Câu 23: Ý phản ánh không đúng tình hình nước ta sau Hiệp định Pari năm 1973 là

A. Mĩ rút quân về nước.

B. Miền Bắc tiếp tục thực hiện công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

C. Mĩ vẫn giữ lại hơn hai vạn cố vấn quân sự ở miền Nam, lập ra bộ chỉ huy quân sự, tiếp tục viện trợ quân sự, kinh tế cho chính quyền Sài Gòn.

D. Đất nước hòa bình, thống nhất.

Câu 24: Thuận lợi cơ bản của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cánh mạng tháng Tám 1945 ở nước ta là

A. phong trào giải phóng dân tộc đang dâng cao ở các nước thuộc địa phụ thuộc.

B. nhân dân ta giành chính quyền, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ.

C. hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và phát triển.

D. nhân dân sẵn sàng bảo vệ thành quả cách mạng.

Câu 25: Thắng lợi của nhân dân ta trong Hiệp định Giơnevơ chưa chọn vẹn vì

A. chỉ giải phóng được Điện Biên Phủ.

B. chỉ giải phóng miền Bắc, miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

C. miền Bắc chưa được giải phóng.

D. chỉ giải phóng được miền Nam.

Câu 26: Tinh thần “đi nhanh đến, đánh nhanh thắng’’ với khí thế “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng’’ là của chiến dịch nào trong năm 1975?

A. Chiến dịch Tây Nguyên và Chiến dịch Huế - Đà Nẵng.

B. Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

C. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng.

D. Chiến dịch Tây Nguyên.

Câu 27: Vào giữa thế kỉ XIX, trước khi Pháp xâm lược, tình hình nước ta có những đặc điểm nổi bật nào?

A. Chế độ phong kiến đang trên đà khủng hoảng.

B. Một lực lượng sản xuất mới TBCN đang hình thành trong lòng xã hội phong kiến.

C. Là một quốc gia phong kiến độc lập, có chủ quyền, song đã lâm vào khủng hoảng sâu sắc.

D. Là một quốc gia phong kiến đang trên đà phát triển.

Câu 28: Hình thức chính quyền cách mạng được lập nên trong phong trào “Đồng khởi” gọi là

A. Uỷ ban giải phóng.

B. Uỷ ban cách mạng.

C. Uỷ ban nhân dân.

D. Uỷ ban nhân dân tự quản.

Câu 29: Sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp (1954), Đảng đề ra nhiệm vụ trọng tâm của miền Bắc là gì?

A. Cải tạo quan hệ sản xuất.

B. Xây dựng chủ nghĩa xã hội.

C. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.

D. Hoàn thành cải cách ruộng đất.

Câu 30: Đâu là nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến việc đất nước ta rơi vào tay Pháp cuối thế kỉ XIX?

A. Triều đình nhà Nguyễn thiếu quyết tâm đánh giặc.

B. Phong trào kháng chiến của nhân dân thiếu người lãnh đạo.

C. Tư tưởng bảo thủ của triều đình nhà Nguyễn.

D. Trang bị vũ khí của ta còn thô sơ, lực lượng non yếu.

Câu 31: Trận đánh nào có tính chất quyết định trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950?

A. Trận đánh ở Thất Khê.

B. Trận đánh ở Cao Bằng.

C. Trận đánh ở Đông Khê.

D. Trận đánh ở Đình Lập.

Câu 32: Xu thế toàn cầu hoá trên thế giới là hệ quả của

A. quá trình thống nhất thị trường thế giới.

B. sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia.

C. cuộc cách mạng khoa học - công nghệ.

D. sự phát triển quan hệ thương mại quốc tế.

Câu 33: Đặc điểm lớn nhất của cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là

A. mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ sản xuất.

B. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

C. khoa học đi trước, mở đường cho lực lượng sản xuất.

D. kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

Câu 34: Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các đời Tổng thống Mĩ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay là

A. “Chiến lược toàn cầu”.

B. Chuẩn bị tiến hành “Chiến tranh tổng lực”.

C. Giúp đỡ các nước trên thế giới.

D. Xác lập một trật tự thế giới có lợi cho Mĩ.

Câu 35: Mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và phản động tay sai.

B. mâu thuẫn giữa nông dân với giai cấp địa chủ.

C. mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp.

D. mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản.

Câu 36: Lí do chính khiến Pháp đưa quân tấn công lên Việt Bắc là

A. Thúc đẩy việc thành lập chính quyền bù nhìn, nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

B. Khóa chặt biên giới Việt Trung

C. Tiêu diệt bộ đội chủ lực và cơ quan đầu não kháng chiến của ta để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

D. Để thâu tóm Việt Bắc.

Câu 37: Ý nghĩa then chốt, quan trọng của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai?

A. Tạo ra khối lượng hàng hóa đồ sộ.

B. Thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất.

C. Đưa con người sang nền văn minh trí tuệ.

D. Sự giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng.

Câu 38: Cuộc Chiến tranh lạnh kết thúc được đánh dấu bằng sự kiện nào?

A. Mĩ và Liên Xô kí Hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM) năm 1972.

B. Mĩ , Canađa cùng với 33 nước châu Âu kí Định ước Henxinki năm 1975.

C. Cuộc gặp không chính thức giữa Busơ và Goocbachốp tại đảo Manta (12/1989).

D. Hiệp định về một giải pháp toàn diện cho vấn đề Campuchia (10/1991) được kí kết .

Câu 39: Chính quyền Ngô Đình Diệm ban hành Luật 10/59 (tháng 5/1959) nhằm

A. gạt Bảo Đại để thành lập chính phủ Việt Nam cộng hòa.

B. đàn áp cách mạng miền Nam.

C. duy trì cơ sở kinh tế thực dân của Mĩ.

D. củng cố chính quyền Sài Gòn.

Câu 40: Nội dung gây tranh cãi nhiều nhất tại hội nghị Ianta (2/1945) là

A. kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai để tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.

B. thành lập tổ chức Liên hợp quốc.

C. phân chia khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận.

D. giải quyết hậu quả chiến tranh, phân chia chiến lợi phẩm.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử

CâuĐáp án
1D
2D
3A
4A
5A
6B
7A
8C
9C
10D
11B
12D
13C
14B
15D
16A
17D
18D
19A
20B
21C
22B
23D
24B
25B
26B
27C
28D
29B
30A
31C
32C
33B
34D
35A
36C
37A
38C
39B
40C

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới bạn đọc Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2019 trường THPT Lương Ngọc Quyến - Thái Nguyên lần 2. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi thpt Quốc gia môn Hóa học, Thi thpt Quốc gia môn Vật Lý, Thi thpt Quốc gia môn Sinh họcVnDoc tổng hợp và đăng tải.

Đánh giá bài viết
1 189
Sắp xếp theo

    Thi THPT Quốc gia môn Lịch sử

    Xem thêm