Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Quyên Phạm Văn học

Viết đoạn văn (khoảng 10 – 12 câu) trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ: Những ngôi sao thức ngoài kia

De 2:

1. DOC-HIEU: (3.0 diem).

Đọc kĩ đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Đêm nay con ngủ giác tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

(Mẹ - Trần Quốc Minh)

Viết đoạn văn (khoảng 10 – 12 câu) trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên.

4
4 Câu trả lời
  • Chanaries
    Chanaries

    -“Mẹ – một đời tần tảo lam lũ sớm khuya vì chúng con” một chân lí vô cùng đúng đắn đã được nhà thơ Trần Quốc Minh khắc họa đậm nét qua bài thơ “Mẹ”.

    – Đoạn thơ thể hiện sự vất vả lo toan chịu thương chịu khó của người mẹ để đổi lấy những giấc ngủ ngon lành cho con . Người mẹ đã phải thức trắng đêm trông nom chăm sóc cho con từ bữa cơm đến giấc ngủ nào là quạt cho con vào mỗi đêm hè nóng bức hay là ngồi để dỗ dành con khi con cất tiếng khóc …..

    -Tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh trong hai câu thơ “Những ngôi sao thức ngoài kia ,Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con” nhằm gợi ra một không gian vô cùng khuya khoắt để diễn tả nỗi lo lắng cho con đến tận khuya mà mẹ vẫn không ngủ. Ở hai câu tiếp theo tác giả cũng đã so sánh hình ảnh mẹ với ngọn gió “mẹ là ngọn gió của con suốt đời” kết hợp với câu thơ thứ ba đã cho ta thấy giấc ngủ ngon lành của con là nhờ có làn gió mát từ đôi bàn tay gầy guộc của mẹ.

    – Đoạn thơ đã ca ngợi công lao to lớn trời biển mênh mông của mẹ đối với đứa con. Đồng thời đây cũng như là lời cảm ơn bày tỏ lòng kính trọng của những người con với mẹ của mình

    – Qua đoạn thơ này em càng thêm yêu mẹ của mình hơn nữa sẽ cố gắng sống sao cho tốt để không phụ công lao to lớn của mẹ. Đoạn thơ còn giúp em thêm biết trân trọng những giây phút được sống trong tình yêu thương của người mẹ

    Trả lời hay
    45 Trả lời 17/02/23
    • Công chúa Tuyết
      Công chúa Tuyết

      Trong kho tàng những câu ca dao Việt Nam thì đại đa số phần lớn ý nghĩa đều thiên về đạo lý, hàm ý làm con đối với bậc cha mẹ trong đó có câu ca dao sau : “Những ngôi sao …. con suốt đời” đã để lại trong em nhiều ấn tượng đẹp đẽ và sâu sắc.

      Với câu từ quen thuộc, giản dị mộc mạc thì tác giả đã so sánh không ngang bằng từ những ngôi sao canh gác bầu trời với người mẹ kính yêu thân thuộc, người mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày. Người mẹ hầu như thức trắng đêm vì đứa con bé bỏng của mình để rồi ta cũng có thế nói người mẹ đã nâng niu đứa con như của trứng, hứng như hoa và ôm vào lòng. Mẹ bồn chồn lo lắng thức đêm vì con bởi lẽ người mẹ nghĩ sẽ có một điều không may xảy ra với con nên trong lòng cứ nôn nao xao xuyến. Hằng đêm cứ vậy trôi đi mỗi đêm ngồi trước chiếc võng người mẹ nghĩ con có nóng không, con có khó chịu không ,… ? Từ việc làm cao cả và thiêng liêng đó tác giả đã ví người mẹ như một làn gió ấm áp, làn gió này vào hè sẽ đưa lại cho người con một sự thôi thúc của mát lạnh còn mùa đông sẽ là một làn gió ấm áp đến từ trái tim.

      Trả lời hay
      24 Trả lời 17/02/23
      • Tiểu Thư
        Tiểu Thư

        “Mẹ” - tiếng gọi tha thiết, trìu mến và thân thương biết bao! Tiếng gọi thiêng liêng ấy luôn thường trực trong lòng tôi bởi với tôi mẹ là tia nắng sưởi ấm cho tôi mỗi khi gió bấc mùa đông tới. Mẹ là ngọc gió đưa tôi vào giấc ngủ giữa trưa hè oi bức. Mẹ là ánh trăng soi sáng đường tôi đi. Hình ảnh mẹ luôn in sâu trong tâm trí tôi. Tình thương bao la vô bờ bến của không có gì sánh nổi. Hiểu được tình thương của mẹ, Trần Quốc Minh đã viết lên bài thơ “Mẹ”. Nhưng đoạn thơ làm tôi thích nhất đó là:

        " Những ngôi sao thức ngoài kia

        Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

        Đêm nay con ngủ giấc tròn

        Mẹ là ngọn gió của con suốt đời"

        Nhà thơ Trần Quốc Minh đã viết lên câu thơ:

        " Những ngôi sao thức ngoài kia

        Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con"

        Nhà thơ đã sử dụng biện pháp so sánh không ngang bằng: " Những ngôi sao” – “chẳng bằng”- “mẹ”. Trần Quốc Minh đã so sánh những ngôi sao với mẹ qua phương tiện so sánh chẳng bằng và qua động từ thức. Động từ thức đã nói lên hoạt động không ngủ thao thức vì một chuyện gì đó mà không nghỉ. Những ngôi sao sáng trong bầu trời ban đêm thức suốt đêm để soi sáng xuống trần gian, để có đua nhau với mặt trăng xem ai sáng hơn. Những ngôi sao ấy cứ thức hoài thức mãi mỗi khi sáng đến thì chúng lại biến mất một cách lặng lẽ, ít ai nhìn thấy. Những ngôi sao ấy chẳng bằng mẹ thức vì chúng con. Mẹ không chỉ thức một đêm như những ngôi sao sáng trên bầu trời mà mẹ đã thức cả một đời để lo lắng cho những đứa con của mình, không có nhiều thời gian để quan tâm đến bản thân mình. Còn những ngôi sao thức trên bầu trời mỗi đêm để tỏa sáng cho vạn vật, làm đẹp cho đời sống:

        " Đêm nay con ngủ giấc tròn

        Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.”

        Buổi đêm, con được say sưa ngủ với những ước mơ thần tiên, thú vị. Con được ngủ một giấc tròn mà không ai phá rối là nhờ có mẹ. Trần Quốc Minh một lần nữa dùng biện pháp so sánh để so sánh mẹ với ngọn gió. Ngọn gió mang đến sự mát mẻ dễ chịu, thoải mái cho con người. Mẹ cũng vậy mẹ chính là ngọn gió mang đến cho con nơi mát lành, bình yên suốt cuộc đời của con. Mẹ là một ngọn gió không chỉ trong một thời gian ngắn mẹ là ngọn gió của con suốt đời. Mẹ luôn luôn mang đến cho con một khoảng bình yên đó là khoảng trời thần tiên trong giấc mơ. Bằng phép so sánh nhà thơ đã làm nổi bật được tâm lòng yêu thương, hi sinh thầm lặng của mẹ đói với con và lòng biết ơn sâu sắc của người con đối với mẹ.

        Qua đoạn thơ trên, tôi cảm nhận được tình cảm bao la rộng lớn của mẹ đối với người con của mình. Đoạn thơ đã bồi đắp cho tôi tình cảm thương mẹ. Tôi tự nhủ: mình sẽ phải cố gắng học thật giỏi để có ích cho xã hội, để không phụ công ơn của mẹ dành cho tôi trong những năm tháng qua.

        Trả lời hay
        21 Trả lời 17/02/23
        • Huy Bùi
          Huy Bùi

          hay dọ 

          Trả lời hay
          4 Trả lời 15:53 30/08

          Văn học

          Xem thêm