Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 Ngữ văn 12 năm học 2020 - 2021

Đề thi giữa kì 2 lớp 12 môn Văn năm 2021

VnDoc.com giới thiệu Đề cương ôn tập giữa học kì 2 Ngữ văn 12 năm học 2020 - 2021. Đây là nội dung ôn tập phần kiến thức nửa đầu kỳ 2, giúp các em học sinh lên kế hoạch ôn tập, chuẩn bị cho bài thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 12 sắp tới đạt kết quả cao.

Nhằm giúp các em học sinh lớp 12 có tài liệu ôn thi giữa kì 2, VnDoc giới thiệu Bộ đề thi giữa kì 2 lớp 12. Bộ đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 12 với đầy đủ các môn do VnDoc biên soạn hoặc sưu tầm từ nhiều trường THPT trên cả nước, sẽ là tài liệu phong phú và hữu ích cho các em học sinh ôn luyện, chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt kết quả cao.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA II KHỐI 12

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 12 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN

A. KIẾN THỨC ÔN TẬP

I. PHẦN ĐỌC HIỂU

I.1. Kiến thức chung

1. Phong cách ngôn ngữ

- Phong cách ngôn ngữ hành chính, ngoài ra củng cố thêm các PCNT như: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt; Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật; Phong cách ngôn ngữ báo chí; Phong cách ngôn ngữ chính luận; Phong cách ngôn ngữ khoa học.

2. Hệ thống kiến thức về phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt tự sự

- Phương thức biểu đạt miêu tả

- Phương thức biểu đạt biểu cảm

- Phương thức biểu đạt thuyết minh

- Phương thức biểu đạt nghị luận

- Phương thức biểu đạt hành chính – công vụ

3. Hệ thống kiến thức về các biện pháp tu từ

3.1. Biện pháp tu từ từ vựng

- So sánh: Giúp sự vật, sự việc được miêu tả sinh động, cụ thể tác động đến trí tưởng tượng, gợi hình dung và cảm xúc

- Ẩn dụ: Cách diễn đạt mang tính hàm súc, cô đọng, giá trị biểu đạt cao, gợi những liên tưởng ý nhị, sâu sắc.

- Nhân hóa: Làm cho đối tượng hiện ra sinh động, gần gũi, có tâm trạng và có hồn gần với con người

- Hoán dụ: Diễn tả sinh động nội dung thông báo và gợi những liên tưởng ý vị, sâu sắc

- Điệp từ/ngữ/cấu trúc: Nhấn mạnh, tô đậm ấn tượng – tăng giá trị biểu cảm, tạo âm hưởng nhịp điệu cho câu văn, câu thơ.

- Nói giảm: Làm giảm nhẹ đi ý muốn nói (đau thương, mất mát) nhằm thể hiện sự trân

trọng

- Thậm xưng: Tô đậm, phóng đại về đối tượng.

- Câu hỏi tu từ: Bộc lộ, xoáy sâu cảm xúc (có thể là những băn khoăn, ý khẳng định…)

- Đối : Tạo sự cân đối, đăng đối hài hòa cho sự diễn đạt, nhằm thể hiện ý nghĩa nào đó.

- Đảo ngữ: Nhấn mạnh, gây ấn tượng sâu đậm về phần được đảo lên.

3.2. Biệp pháp tu từ pháp

- Phép lặp cú pháp: Lặp cú pháp là tạo ra những câu hoặc những đoạn câu có chung một kiểu cấu tạo cú pháp, làm cho câu văn có tính chất cân đối, với dụng ý tác động về nhận thức hoặc về tình cảm.

- Phép liệt kê: Liệt kê là cách sắp xếp nối tiếp những đơn vị cú pháp đồng loại (nhưng khác nhau về từ ngữ) nhằm tạo ra những ý nghĩa bổ sung về mặt nhận thức hoặc thể hiện cách đánh giá, cảm xúc chủ quan về các sự vật được đưa ra.

- Phép chêm xen: Chêm xen là cách đưa thêm từ ngữ (có khi là một tổ hợp từ có dạng một câu trọn vẹn) vào câu, nhưng không thiết lập quan hệ ngữ pháp với phần câu chứa chúng, nhằm chi tiết hóa sự việc, làm cho lời văn linh hoạt, nêu nhận xét của người thuật chuyện, bổ sung những tin mang những mục đích rất khác nhau.

4. Hệ thống kiến thức về các phép liên kết

- Phép nối-> Tác dụng: Liên kết câu, tạo nên quan hệ ngữ nghĩa giữa các câu: quan hệ bổ sung, tương phản, nguyên nhân – hệ quả, thời gian.

- Phép thế-> Tác dụng: Liên kết câu, tránh lặp từ ngữ.

- Phép tỉnh lược->Tác dụng: Liên kết câu, tránh lặp từ.

- Phép lặp từ vựng->Tác dụng: Liên kết câu, nhấn mạnh ý.

- Phép liên tưởng->Tác dụng: Liên kết các câu cùng hướng về chủ đề chính của văn bản, bộc lộ rõ nội dung.

5. Hệ thống kiến thức về các kiểu câu, thành phần câu

5.1. Các thành phần của câu.

a. Các thành phần chính của câu.

- Chủ ngữ : Là thành phần chính của câu. Chủ ngữ thường là danh từ, đại từ, hoặc cụm danh từ. Đôi khi cả tính từ, cụm tính từ, động từ, cụm động từ cũng có khả năng làm chủ ngữ.

- Vị ngữ thành phần chính của câu.Vị ngữ thường là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ.

b. Các thành phần phụ trong câu

- Trạng ngữ:Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm. Trạng ngữ thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức… để biểu thị các ý nghĩa tình huống: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện. Trạng ngữ có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm chủ vị.

- Định ngữ: Định ngữ là thành phần phụ trong câu tiếng Việt.Nó giữ nhiệm vụ bổ nghĩa cho danh từ (cụm danh từ). Nó có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm C-V.

- Bổ ngữ: Bổ ngữ là thành phần phụ đứng trước hoặc sau động từ hoặc tính từ để bổ nghĩa cho động từ hay tính từ đó và góp phần tạo thành Cụm động từ hay Cụm tính từ.

- Khởi ngữ: Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.Vị trí: đứng trước chủ ngữ (đứng đầu câu) hoặc đứng sau chủ ngữ, trước vị ngữ (đứng giữa câu). Chức năng: nêu lên đề tài trong câu với ý nhấn mạnh.

c. Các thành phần biệt lập trong câu.

- Thành phần tình thái:Thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

- Thành phần cảm thán: Bộc lộ tâm lý của người nói (vui, buồn, mừng, giận…).

- Thành phần gọi đáp:Dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.

-Thành phần phụ chú: Dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Vị trí giữa hoặc cuối câu.

5.2. Các kiểu câu a.Theo cấu trúc ngữ pháp

- Câu đơn:Là câu chỉ có một vế câu (1 cụm C-V)

- Câu rút gọn/ tỉnh lược: Khi trò chuyện trực tiếp có những câu lược bỏ bộ phận chính mà người nghe vẫn hiểu đúng ý.

- Câu đặc biệt:Những câu diễn đạt ý trọn vẹn chỉ do một từ ngữ tạo thành mà không xác định được đó là chủ ngữ hay vị ngữ thì gọi là câu đặc biệt

- Câu ghép:Là câu có từ 2 vế trở lên,mỗi vế câu thường có cấu tạo giống câu đơn (có đủ cụm Chủ – Vị)

+ Câu ghép đẳng lập:các vế độc lập không phụ thuộc vào nhau về mặt ý nghĩa, giữa các vế câu có từ chỉ quan hệ hoặc dấu phẩy, dấu hai chấm, …

+ Câu ghép chính phụ:chỉ có hai vế câu. Vế chính và vế phụ có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về ý nghĩa và gắn với nhau bằng cặp từ chỉ quan hệ.

- Câu ph c: là câu có từ hai kết cấu c-v trở lên, trong đó có một kết cấu c-v làm nòng cốt, các kết cấu c-v còn lại bị bao hàm trong kết cấu c-v làm nòng cốt đó.

b. Theo mục đích phát ngôn

- Câu trần thuật (hay còn gọi là câu kể), dùng để kể, tả, nhận định, giới thiệu một sự vật, sự việc.

- Câu nghi vấn (hay còn gọi là câu hỏi), chủ yếu dùng để hỏi (hỏi người và hỏi chính mình). Đôi khi, dùng vào mục đích khác (cảm thán/ cầu khiến).

- Câu cầu khiến: dùng để: cầu khiến (ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo), khẳng định hoặc phủ định, bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Khi viết thường kết thúc bằng dấu chấm than (!), nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm (.).

- Câu cảm thán:Dùng để bộc lộ cảm xúc trực tiếp của người nói (người viết). Có những từ ngữ cảm thán. Cuối câu thường kết thúc bằng dấu chấm than (!).

6. Các thể thơ

6.1 Thể thơ truyền thống

- Lục bát: Số tiếng: câu 6 tiếng và câu 8 tiếng, luân phiên liên tục.

- Song thất lục bát: Số tiếng: luân phiên hai cặp 7 tiếng và cặp 6 tiếng 8 tiếng (khổ 4 câu

thơ.)

- Ngũ ngôn Đường luật: Số tiếng: câu 5tiếng ( 8 dòng hoặc 4 dòng).

- Thể thất ngôn Đường luật: Thất ngôn tứ tuyệt: Số tiếng: 7 ( 4 dòng).Thất ngôn bát cú: Số

tiếng: 7 ( 8 dòng).

6.2. Các thể thơ hiện đại

-Vừa tiếp nối luật thơ trong truyền thống vừa có sự cách tân: Thơ tự do, thơ 5 tiếng, 7 tiếng, 8 tiếng…nhiều khổ, không gò bó vần luật.

I.2. Các cấp độ kiến thức:

1/ Nhận biết: (2 câu) Nhận diện được một trong các vấn đề sau:

- Phong cách ngôn ngữ của ngữ liệu.

- Xác định được đề tài,cốt truyện, chi tiết, sự việc tiêu biểu.

- Nhận diện phương thức biểu đạt, ngôi kể, hệ thống nhân vật, biện pháp nghệ thuật,...của văn bản/đoạn trích.

2/ Thông hiểu (1 câu)

- Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản/đoạn trích: chủ đề tư tưởng, ý nghĩa của các chi tiết, sự việc tiêu biểu, ý nghĩa của hình tượng nhân vật, nghệ thuật trần thuật, bút pháp nghệ thuật,...

- Hiểu một số đặc điểm của truyện ngắn hiện đại Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX được thể hiện trong vănbản/đoạn trích

3/ Vận dụng thấp (1 câu)

- Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của văn bản/đoạn trích truyện ngắn hiện đại Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm1945 đến hết thế kỉ XX.

- Bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề đặt ra trong văn bản/đoạn trích.

- Rút ra thông điệp/bài học cho bản thân.

II/ LÀM VĂN

I.1/Kiếnthức chung:

1/ Kiến thức về viết đoạn văn, bài văn 2/ Các thao tác lập luận:

- Thao tác lập luận giải thích

- Thao tác lập luận phân tích

- Thao tác lập luận chứng minh

- Thao tác lập luận bình luận

- Thao tác lập luận bác bỏ

- Thao tác lập luận so sánh

- Biết xác định các thao tác lập luận chính và vận dụng kết hợp các thao tác lập luận thích hợp để viết đoạn văn nghị luận xã hội và bài văn nghị luận văn học.

II.2/ Nghị luận hội: Vận dụng kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí, hiện tượng đời sống, để viết đoạn văn khoảng 150 chữ về một vấn đề nào đó gợi ra từ yêu cầu của đề.

II.3/ Nghị luận văn học:

1. Xác định các cấp độ kiến thức:

- Xác định kiểu bài nghị luận, vấn đề cần nghị luận.

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

- Nhớ được cốt truyện, nhân vật; xác định được chi tiết, sự việc tiêu biểu,...

- Diễn giải về giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của truyện hiện đại: vấn đề số phận con người, cảm hứng anh hùng ca và cảm hứng thế sự, tình yêu quê hương đất nước; nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, bút pháp trần thuật mới mẻ.

- Lí giải một số đặc điểm cơ bản của truyện hiện đại Việt Nam được thể hiện trong văn bản/đoạn trích.

- Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của truyện hiện đạiViệt Nam.

- Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của vănbản/đoạn trích; vị trí và đóng góp của tác giả.

- So sánh với các tác phẩm khác, liên hệ với thực tiễn; vận dụng kiến thức lí luận văn học để đánh giá, làm nổi bậtvấn đề nghị luận.

- Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh; bài văn giàu sức thuyết phục

àKết hợp kiến thức, kĩ năng của phần Làm văn với tác phẩm đọc văn để viết bài văn nghị luận về một trích đoạn, tác phẩm văn xuôi về: Giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của tác phẩm, đoạn trích văn xuôi. Về một hình tượng nhân vật trong tác phẩm văn xuôi. Về một tình huống truyện, chi tiết nghệ thuật đặc sắc… trong tác phẩm văn xuôi.

B. Các tác phẩm cần ôn tập:

1.VỢ CHỒNG A PHỦ - HOÀI

1.1. Kiến thức cơ bản Tác giả:

- Là nhà văn viết theo xu hướng hiện thực, sáng tác thiên về diễn tả sự thật của đời thường. Hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động nhờ vốn từ vựng giàu có, lời văn tinh tế, giản dị mà phong phú, giàu chất thơ.

- Có vốn hiểu biết phong phú và sâu sắc phong tục tập quán ở nhiều vùng khác nhau.

Tác phẩm

Hoàn cảnh sáng tác:

- Sáng tác 1952, in trong tập Truyện Tây Bắc, được tặng giải nhất - giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam.

- Miêu tả đời sống theo xu hướng hiện thực....

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới các bạn Đề cương ôn tập giữa học kì 2 Ngữ văn 12 năm học 2020 - 2021. Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 12, Tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 2 lớp 12

    Xem thêm